Tiểu luận Văn hóa tập đoàn đa quốc gia - pdf 12

Download Tiểu luận Văn hóa tập đoàn đa quốc gia miễn phí



Từ thời gian của Woodruff, Coca-Cola đã luôn đề cao giá trị và quyền công dân. Ngày nay, một phần lời hứa của Coca-Cola “mang lại lợi ích và sự sảng khoái cho tất cả những ai được chúng tôi phục vụ”, công ty phấn đấu làm ” tươi mới” thị trường, làm phong phú nơi làm việc, bảo vệ môi trường và củng cố truyền thông công chúng. Qua quá trình hoạt động từ những bước đầu tiên và phát triển trên những con đường khác nhau, các nỗ lực về nhân đức của công ty đều tập trung vào giáo dục và xây dựng ước mơ tuổi trẻ. Ngoài ra, trong 5 năm gần đây, 1 tỉ USD đã được dành riêng cho việc đa dạng hoá thông qua sự giao phó toàn quyền và các chương trình cho các bộ phận nhân sự đã tạo ra nhiều cơ hội cho các cá nhân và các nhà kinh doanh nhỏ.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-31631/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

Văn hóa tập đoàn đa quốc gia
Các tập đoàn đa quốc gia có nhiều chi nhánh hoạt động ở nhiều nước trên thế giới, thường phải đối mặt với môi trường kinh doanh đa sắc tộc, đa quốc tịch và đa văn hóa. Để tăng cường sức mạnh và sự liên kết giữa các chi nhánh của các công ty đa quốc gia ở các nước khác nhau, các tập đoàn phải có một nền văn hóa đủ mạnh. Hầu như tập đoàn đa quốc gia nào cũng có bản sắc văn hóa riêng của mình và đây được coi là một trong những điều kiện sống còn, một loại vũ khí cạnh tranh lợi hại. Các công ty đa quốc gia có mục đích kinh doanh chiến lược, nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng và danh tiếng cao về chất lượng sản phẩm và dịch vụ trên thị trường thế giới. Những kết quả này có thể coi là sản phẩm của quá trình vận động của văn hóa tập đoàn. Tuy nhiên, để đạt được những đỉnh cao của sự thành công đó, các tập đoàn phải mất nhiều thời gian và tiền bạc. Chẳng hạn, để có nhãn hiệu Pepsi Cola nổi tiếng với màu xanh tươi trẻ, Tập đoàn Pepsi phải chọn cách tiếp cận văn hóa phương Đông - sản xuất loại đồ uống mang nhãn hiệu Pepsi Cola với biểu tượng thiếu âm và thiếu dương (biểu tượng của những người theo Phật giáo) để đến với khách hàng là những tín đồ của Phật giáo. Để bảo hộ cho biểu tượng này, Tập đoàn phải chi tới 500 triệu USD và giá của nhãn hiệu Pepsi đã lên tới 55 tỷ USD. Đối thủ cạnh tranh của Pepsi Cola là Tập đoàn Coca Cola. Tập đoàn này có nền văn hóa hùng mạnh và với những ưu thế về danh tiếng, uy tín cũng như nghệ thuật kinh doanh đã chiến thắng Pepsi Cola trên thương trường mặc dù đồ uống Coca Cola chỉ được xếp thứ 7 trong số 12 loại đồ uống hàng đầu của nước Mỹ về chất lượng và đồ uống này đã bị người tiêu dùng châu Âu tẩy chay vào năm 1999.
Coca Cola: Khi đồ uống trở thành bản sắc văn hóa
Trong bảng xếp hạng giá trị mới nhất của Công ty Interbrand, Coca Cola với 70,45 tỷ USD vẫn đứng vị trí đầu bảng trong danh sách các thương hiệu đắt giá nhất thế giới, bỏ xa IBM và Microsoft.
Ngày nay, thương hiệu còn được nhìn nhận như thay mặt cho sức mạnh, niềm tự hào của quốc gia. Coca Cola đã làm được điều ấy
Một đồ uống có từ hơn trăm năm nay vẫn giữ được ưu thế về thương hiệu so với những biểu tượng của công nghệ hiện đại. Một công thức pha chế thông thường mà vẫn đắt giá hơn so với sản phẩm trí tuệ tổng hợp biểu tượng cho thời hiện đại và khả năng sáng tạo của con người trên trái đất. Vì sao vậy ? Câu trả lời có lẽ ở chỗ đồ uống này không phải chỉ là một thứ giải khát thuần tuý, mà đã trở thành một phần bản sắc văn hoá Mỹ.
Quýt làm, cam hưởng
Có một thời kỳ thịnh hành câu châm ngôn: “Ở đâu có Coca Cola, ở đó có chủ nghĩa tư bản”. Nó ám chỉ sự hiện diện của Coca Cola mở đường cho sự hiện diện của văn hoá Mỹ, lối sống Mỹ và ý thức hệ tư bản chủ nghĩa kiểu Mỹ. Thế giới ngày nay đã đổi khác, nhưng chuyện Coca Cola vẫn tiếp tục mở đường cho nước Mỹ len lỏi đến mọi góc xó trên trái đất vẫn còn tiếp diễn.
Sự ra đời của Coca Cola có phần từ truyền thống và có phần rất ngẫu nhiên. Lá cây Coca đã được người da đỏ ở Châu Mỹ dùng trong đồ uống để tận dụng tác dụng kích thích thần kinh của nó. Hạt cây Cola cũng được thổ dân Châu Mỹ phát hiện ra có tác dụng tương tự. Từ giữa thế kỷ 18, lá Coca và hạt Cola đã được đưa sang Châu Âu và một số nhà hoá học và dược sỹ ở Châu Âu cũng đã mày mò nghiên cứu và chiết xuất chế phẩm từ Cola và Coca. Dù vậy, cho tới ngày nay vẫn lưu truyền phổ biến nhất câu chuyện về Coca Cola có nguồn gốc từ thí nghiệm của dược sỹ người Mỹ John Stitch Pemberton. Dược sỹ này muốn chế tác ra một loại đồ uống có ga với tác động chống mỏi mệt và đau đầu. Năm 1886, ông pha trộn lá Coca và hạt Cola thành một thứ đồ uống màu kem caramen với tác dụng chống được mệt mỏi và gây phấn khích. Sản phẩm do Pemberton chế tạo ra, nhưng cái tên Coca Cola lại do người kế toán của ông là Frank M. Robinson đặt, ghép từ tên của loại lá và hạt có trong đó. Robinson cũng là tác giả của dòng chữ Coca Cola biểu tượng cho thương hiệu hiện nay. Cái tên này nhanh chóng được ưa chuộng ở nước Mỹ có phần bởi sự bổ sung và tương phản hài hoà giữa tên gọi và dòng chữ. Đọc cái tên này có thể hình dung ra dòng chữ uốn lượn. Đọc dòng chữ lại tưởng như nghe được luôn âm hưởng khi gọi cái tên đó ra. Lại rất đơn giản vì thể hiện được ngay những gì ẩn chứa trong đó. Nhiều người cho rằng một trong những bí quyết thành công của thương hiệu Coca Cola ở trong chính tác dụng của cái tên thương hiệu như đã nói ở trên ấy.
Đồ uống ấy được chính thức khai sinh ngày 27/5/1886, nhưng mãi một năm sau thì nó mới chính thức mang cái tên gọi Coca Cola. Pemberton không được chứng kiến cuộc thập tự chinh của Coca Cola chinh phục nước Mỹ và thế giới, cũng không được tận hưởng giá trị vật chất mà sản phẩm của ông đưa lại. Ông mất ngày 16/8/1888 ở tuổi 57. Trước đó, ông bán công thức chế tạo Coca Cola và công ty của mình cho Asa Cadler với giá 2.300 USD. Với Coca Cola, Asa Cadler về sau đã nhanh chóng trở thành một trong những người giàu có nhất nước Mỹ, đặt nền móng quyết định nhất để Coca Cola trở thành thương hiệu đắt giá nhất thế giới hiện nay. Nhiều người tiếc thương cho Pemberton. Nhưng trong thế giới thương hiệu, dược sỹ này cũng đâu có phải là người đầu tiên và duy nhất chịu lao tâm khổ tứ rồi kẻ khác lại được “ngồi mát ăn bát vàng”.
Ngay trong năm đó, Asa Cadler cho đăng ký bản quyền công thức đồ uống Coca Cola, nhưng lại không đăng ký bản quyền thương hiệu. Mãi đến năm 1892, Cadler mới làm việc đó sau khi thấy đồ uống này rất được ưa chuộng và sẽ đưa lại cho mình nguồn lợi khổng lồ. Đến khi đó, Cadler mới biết rằng trước đấy 9 năm đã có người tên là Benjamin A. Kent ở New Jersey đăng ký bản quyền thương hiệu Coca Cola. Giữa hai bên bùng nổ cuộc tranh chấp bản quyền thương hiệu. Năm 1893, bản quyền này được một toà án ở Mỹ quyết định dành cho Cadler. Không ít người đến tận ngày nay vẫn cho rằng không phải công lý, mà đồng tiền của Cadler đã đưa lại quyết định ấy.
Coca Cola và bản sắc văn hóa Mỹ
Sự phát triển về sau này của thương hiệu Coca Cola thật sự mà nói chẳng có gì đặc biệt đáng để nói. Có chăng chỉ là chiến lược quảng cáo tiếp thị rất mạnh bạo và quyết liệt của Coca Cola. Coca Cola là hãng đồ uống đầu tiên nghĩ ra chiêu thức quảng cáo tiếp thị trước khi sản phẩm ra đời, sử dụng hình ảnh phụ nữ để quảng cáo. Chứ còn sử dụng nhân vật nổi tiếng hay tài trợ cho các sự kiện thể thao lớn thì cũng như các hãng khác.
Cái đặc biệt khiến thương hiệu này nổi tiếng chính là tác dụng của thứ đồ uống ở vào một thời điểm lịch sử của nước Mỹ. Người Mỹ ngày ấy cần có cảm giác phấn khích để quên đi những bức xúc trong cuộc sống, mệt mỏi hàng ngày. Coca Cola len lỏi được vào lối sống của người Mỹ đến mức nhanh chóng trở thành một biểu tượng cho nước Mỹ. Coca Cola thành công trong v...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status