Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam vào thị trường mỹ - pdf 12

Download Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam vào thị trường mỹ miễn phí



MỤC LỤC
 
LỜI GIỚI THIỆU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 3
1. Khái niệm lợi thế cạnh tranh. 3
2. Mô hình kim cương Porter 3
2.1 Những điều kiện về năng lực 3
2.2 Những điều kiện và nhu cầu 4
2.3 Những ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan. 4
2.4 Chiến lược, cấu trúc của các xí nghiệp và sự cạnh tranh 4
2.5 Vai trò về cơ hội, vận may rủi 4
2.6 Vai trò của chính phủ 5
3. Khái niệm về Marketing và Marketing quốc tế. 5
4. Vai trò của marketing quốc tế 5
5. Các loại hình marketing quốc tế 6
5.1 Marketing Xuất Khẩu (Export Marketing). 6
5.2 Marketing tại nước sở tại (The Foreign Marketing). 6
5.3 Marketing đa quốc gia (Multinational Marketing). 7
6. Các chiến lược Marketing-mix quốc tế. 7
6.1 Chiến lược sản phẩm và xúc tiến quốc tế 7
6.2 Chiến lược về giá. 7
6.3 Chiến lược phân phối. 7
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ CỦA VIỆT NAM 8
1. Thực trạng xuất khẩu đồ gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam 8
2. Phân tích điểm mạnh yếu của đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình kim cương Porter 8
2.1 Yếu tố thâm dụng. 8
2.2 Ngành công nghiệp phụ trợ. 15
2.3 Yếu tố nhu cầu. 18
2.4 Chiến lược cơ cấu cạnh tranh của các công ty. 21
2.5 Vai trò của chính phủ. 22
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG MỸ 24
1. Thị trường và phân khúc thị trường 24
1.1 Kinh tế. 24
1.2 Hệ thống luật pháp: 24
1.3 Về hệ thống thuế. 30
1.4 Thủ tục hải quan. 31
1.5 Các rào cản thị trường phi luật pháp. 31
1.6 Hệ thống phân phối. 32
1.7 Đối thủ cạnh tranh. 32
1.8 Phân khúc thị trường 33
2. Phân tích SWOT về hoạt động marketing khi xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam vào Hoa Kỳ 33
2.1 Điểm mạnh 33
2.2 Điểm yếu. 34
2.3 Cơ hội. 34
2.4 Thách thức 36
2.5 SWOT 37
CHƯƠNG IV CHIẾN LƯỢC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 39
1. Chiến lược sản phẩm 39
2. Đánh giá tính khả thi của chiến lược. 41
3. Giải pháp hỗ trợ thực hiện. 42
3.1 Về bộ máy Marketing của công ty 42
3.2 Về bộ phận thiết kế. 43
3.3 Thực hiện việc giảm chi phí sản xuất. 44
3.4 Gia nhập chuỗi liên kết đồ gỗ toàn cầu. 45
3.5 Tham gia hội chợ tại Hoa Kỳ. 45
3.6 Giải pháp mua hàng từng bước 47
KẾT LUẬN 48
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-31778/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ăng khả năng cạnh tranh của đồ gỗ Việt Nam trên thị trường thế giới. Một số công nghệ sơn mới như gesso, sơn tĩnh điện tự động (Automatic Elestrostatics Spraying System) giúp tiết kiệm 40% chi phí và góp phần giảm thiệu ô nhiễm môi trường so với phương pháp phun xịt truyền thống.
Hệ thống sơn tĩnh điện bằng đĩa tự động
Hệ thống sơn UV tự động dành cho ván sàn và panel , sơn 8 lớp và sấy khô chỉ trong vòng 10 phút
Ngành keo dán gỗ.
Trong ngành keo dán gỗ, người ta vừa tạo ra được một loại keo dán làm từ bột ngô. Từ trước tới nay, người ta vẫn dùng bột mỳ chuyên dụng cho ngành công nghiệp để làm keo dán gỗ. Nhưng giá của loại bột chuyên dụng này thường khá cao, hơn nữa, nguồn cung cấp cũng không ổn định. Nhờ sự ra đời của keo dán gỗ từ bột ngô mà các nhà sản xuất gỗ dán đã có thể hạ giá thành sản phẩm do giảm được chi phí mua nhựa thông hay các loại hợp chất gắn kết đắt tiền khác, trong khi độ kết dính của sản phẩm keo ngô lại khá tốt …
Ngành giao thông vận tải.
Hệ thống giao thông vận tải ngày càng hoàn chỉnh giúp việc giao lưu giữa các vùng miền, các quốc gia ngày càng thuận tiện hơn. Tự do kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam nói chung và đồ gỗ nói riêng ngày càng tăng lên. Trong đó hệ thống cảng biển Việt Nam thời gian qua đã góp phần tích cực vào tăng trưởng, Cảng Cái Mép vừa được đưa vào hoạt động có khả năng đón nhận các tàu lớn cỡ 15 ngàn TEU thì cơ hội cho hàng hải Việt Nam sẽ rất lớn. Hệ thống cảng biển Việt Nam hiện có khoảng 160 bến cảng với hơn 300 cầu cảng với tổng chiều dài tuyến bến đạt hơn 36km. Các cảng biển Việt Nam hiện do rất nhiều bộ, ngành, doanh nghiệp, các địa phương, ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, đầu tư, quản lý và khai thác. Với tốc độ xây dựng cầu bến mỗi năm tăng 6%, bình quân mỗi năm cả nước có thêm gần 2km cầu cảng, nhưng nhìn chung cơ sở hạ tầng cảng biển Việt Nam vẫn thuộc loại yếu kém về chất lượng, lạc hậu về trình độ kỹ thuật công nghệ so với yêu cầu và các nước tiên tiến trong khu vực. Nhận thức được tầm quan trong của hệ thống cảng biển, Các công ty vận tải biển trong nước đã và đang tiến hành các hợp đồng mua mới tàu contairner trọng tải lớn và tàu chở dầu. Một loạt hợp đồng đóng mới tàu 54 ngàn tấn và 58 ngàn tấn đã sắp tới thời hạn bàn giao. Hiện nay, các công ty đủ sức thâm nhập thị trường Mỹ ngoài Vinashin còn có VITACO, VIPCO, FALCON, VINALINES, VOSCO.
Yếu tố nhu cầu.
Nhu cầu trong nước.
Xu hướng dùng đồ gỗ trang trí nội thất trong thị trường nội địa đang rất phát triển. Từ các lọai bàn, ghế, giường cho đến các lọai
cửa, kệ, tủ… đều đang được người tiêu dùng chuyển hướng sang xài đồ gỗ thay vì là đồ nhôm, nhựa, sắt, inox…như trước đây.
Cùng với sự phát triển kinh tế và dòng đầu tư nước ngòai ồ ạt đổ vào Việt Nam trong một, hai thập kỷ qua, xuất hiện nhu cầu sử dụng những dòng sản phẩm đồ gỗ trang trí nội thất cao cấp cho các nhà hàng, khách sạn, quán café, khu nghỉ dưỡng, biệt thự, chung cư căn hộ cao cấp.
Nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã nhanh chóng nhập cuộc, tham gia thị trường đồ gỗ Việt Nam với nhiều lọai sản phẩm trang trí nội thất cao cấp, đa dạng, mang phong các hiện đại nhưng lại được cách điệu cho phù hợp thị hiếu người Việt Nam.
Các doanh nghiệp trong nước cũng sớm nhận ra nhu cầu này và không ít doanh nghiệp đã và đang tập trung đầu tư lớn cho công tác tạo mẫu, thiết kế nhằm tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng
Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam liên tục tăng cao. Tuy nhiên việc tiêu thụ nội địa các sản phẩm gỗ lại chưa được quan tâm đầy đủ.
Sau  khi Việt Nam là thành viên của WTO, sản phẩm gỗ của các nước thành viên sẽ tràn vào Việt Nam và được phép kinh doanh một cách bình đẳng với các doanh nghiệp trong nước. Đây chính là một thách thức rất lớn cho các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam.
Mức độ tiêu thụ sản phẩm gỗ trong nước đang có sự tăng trưởng mạnh (bình quân 15%/ năm, gấp đôi tốc độ tăng trưởng của thế giới) cùng áp lực cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp nước ngoài, xu hướng tập trung đẩy mạnh thị trường nội địa đang được các DN gỗ trong nước nhắm tới.
Thị trường nội địa, một thị trường tiềm năng với hơn 80 triệu người tiêu dùng được chia làm hai nhóm chính: nhóm đồ gỗ đuợc thiết kế với kiểu dáng, mẫu mã có thương hiệu tiêu thụ ở các thành phố và đô thị lớn do các doanh nghiệp đồ gỗ xuất khẩu và doanh nghiệp nước ngòai nắm giữ khỏang 60%; còn lại là đồ gỗ giá rẻ do các cơ sở nhỏ sản xuất chiếm khỏang 40%.
Nhu cầu tại Hoa Kỳ.
Quy mô thị trường sản phẩm gỗ tại Hoa Kỳ.
Người Mỹ tiêu thụ gỗ và các sản phẩm gỗ rất nhiều so với bình quân thế giới. Với chỉ hơn 5% dân số thế giới, nhưng người Mỹ tiêu thụ hơn 20% sản lượng gỗ. Các nhà khoa học dự báo một khả năng tăng 50% trong sự tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ, cũng như đồ gộ nội thất của Hoa Kỳ vào năm 2040.
Chi tiêu cho đồ gỗ và nội thất luôn khá cao ở khắp các bang trên nước Mỹ, trong đó các bang miền Tây như California, Texas và Florida giữ vị trí hàng đầu, còn các bang Washington, Nevada, Utah, Arizona và Colorado thì được đoán là có khả năng tăng trưởng mạnh trong tương lai.
Xét về sản phẩm, thị trường Mỹ hiện nay tiêu thụ nhiều nhất từ Việt nam là các sản phẩm gỗ gia dụng chiếm tới hơn 90% về khối lượng nhập khẩu.
Biểu đồ 3.1 Khối lượng và giá trị nhập khẩu trực tiếp của Mỹ đối với sản phẩm gỗ của Việt Nam
Nguồn: Số liệu thương mại ITC Mỹ do James Hewitt tập hợp
Xu hướng tiêu dùng đồ gỗ ở Mỹ.
Về vật liệu sản phẩm , người Mỹ cũng thích nguyên liệu gỗ cứng, tốt nhất là gỗ của Bắc Mỹ. Sản phẩm không nhất thiết phải được làm bằng các loại gỗ tốt như lim, gụ… mà chỉ cần gỗ cao su, thậm chí là MDF (ván gỗ ép); cái chính là sản phẩm làm phải hoàn thiện ở như kiểu dáng, nước sơn, cách trang trí, đánh bóng, độ mịn bề mặt, bản lề và các phụ kiện chắc chắn, độ khít sản phẩm, đóng mở tiện lợi dễ dàng.…v..v..
Đối với người tiêu dùng Mỹ, kiểu dáng bên ngòai quan trọng hơn so với chất liệu sản phẩm. Nước sơn phủ bên ngoài phải thật đẹp và kiểu dáng phải tinh tế và thanh nhã. Để đạt được nước sơn phủ ngoài đó có khi phải sơn đến 10 lớp. Đây là một yêu cầu rất cao về công nghệ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ vào Hoa Kỳ.
Nhà cửa thiết kế hiện đại nên đồ gỗ trang trí nội thất cũng phải mang phong cách đó. Trang trí không nên rườm rà mà chủ yếu là các đường thẳng và các nắm tay cầm to hình tròn bằng gỗ hay bằng đồng. Tất cả đều đi thành bộ với nhau như giường, bàn ghế, tủ áo quần, tủ đựng thuốc, tủ đựng đồ tắm, tủ đựng chăn, tủ trang điểm, khung gương… Một số sản phẩm rất được ưa chuộng gần đây là các loại tủ nhiều ngăn (4-6 ngăn) có tay cầm hình tròn, khung ảnh và khung gương to bản… Có một điều khá đặc biệt ở Hoa Kỳ là nhiều khi mẫu mã sản phẩm đ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status