Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020 - pdf 12

Download Đề tài Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020 miễn phí



Cơ cấu thị trường xuất khẩu cũng có những thay đổi quan trọng trong 10 năm qua. Năm 1985 khu vực Liên Xô (cũ) và các nước XHCN Đông Âu còn chiếm tới 57% tổng kim ngạch xuất khẩu của ta. Đến năm 1990 tỷ lệ này hạ xuống còn 42,4%, năm 1991 giảm mạnh xuống 11,1%, năm 1995 còn 2,5% và đến năm 2000 chỉ còn chiếm 1,2% kim ngạch xuất khẩu. Các nước Châu Á nổi lên đóng vai trò chính. Tỷ trọng của Châu Á trong năm 1991 (năm ta mất thị trường XHCN) lên gần 77% nhưng những năm sau, nhờ nỗ lực khai thông hai thị trường mới là Châu Âu và Bắc Mỹ, tỷ trọng của Châu Á đã giảm dần nhưng vẫn còn cao.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32908/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

tiêu dùng lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ và cũng là nước nhập khẩu lớn. Nhập khẩu của Nhật Bản tăng trung bình 21%/năm, đặc biệt là các sản phẩm công nghiệp. Nguồn nhập khẩu của Nhật Bản tập trung chủ yếu từ các nước đang phát triển lớn hơn là các nước công nghiệp phát triển.
Người tiêu dùng Nhật Bản được đánh giá là người tiêu dùng khắt khe nhất. Họ đặt ra những tiêu chuẩn đặc biệt chính xác về chất lượng, độ bền, độ tin cậy của sản phẩm. Nhiều người rất nhạy cảm với thay đổi theo mùa, nhất là hàng quần áo và đồ nội thất. Họ thường chọn nhiều loại sản phẩm nên người bán cần cung cấp thông tin cụ thể về sản phẩm như catalog có ghi giá và hình ảnh sản phẩm, mẫu hàng, lượng tối thiểu chấp nhận được (số lượng và giá trị), nhận đặt hàng theo các thông số cụ thể, giao hàng đúng thoả thuận, giới thiệu về công ty và dịch vụ hậu mãi.
Hệ thống phân phối của Nhật Bản có sự tham gia của các công ty thương mại, các nhà buôn và các nhà bán lẻ. Bên cạnh đó, hoạt động và chức năng của các công ty thương mại giữ một vai trò quan trọng: nhà trung gian; cung cấp vốn, gánh chịu rủi ro, phát triển nguồn nhân lực, buôn bán, tổ chức và đầu tư. Ngoài ra, các công ty thương mại còn có chức năng cung cấp thông tin.
Hầu hết các hàng nhập khẩu vào Nhật Bản là tự do không cần xin phép Bộ Công nghiệp và Thương mại. Đối với nông sản nhập khẩu, cho đến nay, Nhật Bản vẫn đang cố gắng để tự do hàng nhập khẩu và mở rộng thị trường cho các nông sản. Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu của ta vẫn cần áp dụng các biện pháp quản lý các tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt vì chất lượng là yếu tố quyết định, cơ bản mà bất cứ người tiêu dùng nào của Nhật Bản cũng không thể bỏ qua. Bên cạnh đó, thời gian giao hàng cũng cần được thực hiện đúng, việc giao hàng tin cậy và cung cấp hàng ổn định.
2.2.2. Quy mô, tốc độ xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất Việt Nam mặc dù tỷ lệ có giảm. Kể từ ngày 26/5/1999, Nhật Bản và Việt Nam đã dành cho nhau MFN. Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản chỉ tăng 15% năm 1999 lên 17% năm 2000, thấp hơn so với dự kiến trước đó là 22%. Nguyên nhân là do sức mua của Nhật Bản tăng chậm. Hiện nay, khoảng 50% hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản dưới dạng thô và sơ chế, sau đó lại được tái chế và xuất khẩu sang các nước khác. Thời gian tới cần xuất khẩu trực tiếp không qua trung gian.
Bảng 19: Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản
Đơn vị: triệu USD
Năm
Tổng KNXK cả nước
Trị giá xuất khẩu
Tỷ trọng(%)
Tốc độ tăng, giảm(%)
1995
5448,9
1461,0
26,81
-
1997
9185,0
1675,4
18,24
+14,67
1998
9361,0
1514,5
16,18
-9,60
1999
11541,4
1786,2
15,48
+17,94
2000
14482,7
2575,2
17,78
+44,17
2001
15030,0
2509,8
16,70
-2,54
Nguồn: Tổng cục Hải quan và Kỷ yếu 55 năm ngành thương mại.
Xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản trong 7 năm 1995 – 2001 không ổn định do Nhật Bản bị ảnh hưởng trầm trọng bởi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á. Năm 1997, xuất khẩu tăng 14,67% so với năm 1995 nhưng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cả nước lại giảm xuống mức thấp nhất –9,6%, đây cũng là năm khó khăn nhất của nền kinh tế Nhật Bản, suy thoái kinh tế trầm trọng. Mặc dù vậy vẫn chưa thoát khỏi giai đoạn đen tối của nền kinh tế Nhật Bản song kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản năm 2000 đã tăng tới 44,17%, nâng tỷ lệ tổng KNXK của cả nước lên 17,78% nhưng vẫn thấp hơn con số năm 1997. Sang năm 2001, do nền kinh tế Mỹ và kinh tế thế giới tiếp tục bị suy thoái, chưa khôi phục nên xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản lại gặp khó khăn, kim ngạch giảm 2,54% so với năm 2000 và chỉ đạt 2509,8 triệu USD. Tốc độ tăng bình quân KNXK Việt Nam sang Nhật Bản trong giai đoạn 1995 – 2001 chỉ đạt 10,77% với tổng kim ngạch của 7 năm là 11522,1 triệu USD – con số và tốc độ này không tương xứng với tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam cũng như khả năng của thị trường Nhật Bản, thị trường đã từng đứng đầu về xuất khẩu của Việt Nam.
2.2.3. Một số mặt hàng Việt Nam có khả năng xuất khẩu sang Nhật Bản
Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản là các mặt hàng chủ yếu sau: Dầu thô, hàng dệt may, thuỷ sản, giáy dép, và linh kiện điện tử. Mặc dù cơ cấu hàng xuất khẩu sang Nhật Bản năm 2000 và năm 2001 đã có những tiến bộ, đã được đa dạng hoá, trong đó những mặt hàng đạt kim ngạch khác như dây điện và dây cáp điện (145,66 triệu USD); gỗ (100,39 triệu USD); nhựa (28,27 triệu USD) nhưng các mặt hàng chủ lực như dầu thô, giầy dép, dệt may, thuỷ sản, linh kiện điện tử lại giảm mạnh làm cho KNXK năm 2001 giảm.
Bảng 20: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang Nhật Bản của Việt Nam
Đơn vị: Triệu USD
Mặt hàng
1997
1998
2000
2001
Dầu thô
416,47
294,31
502,39
384,69
Hàng dệt may
325,05
320,92
619,58
519,50
Thuỷ sản
360,41
347,10
488,02
474,76
Giầy dép
-
27,38
78,15
64,40
Linh kiện điện tử
-
-
78,42
50,82
Than đá
46,86
46,78
34,76
35,59
Rau quả
1,96
8,48
11,73
14,53
Nguồn: Thống kê của Tổng cục Hải quan 1997, 1998, 2000, 2001
Hàng rau quả
Rau quả gồm chủ yếu là hành, bí ngô, bắp cải, suplơ xanh… Thời tiết và thời vụ có ảnh hưởng rất lớn đến việc nhập khẩu rau qua tươi của Nhật Bản. Rau quả tươi nhập khẩu vào Nhật Bản chịu sự kiểm tra theo luật bảo vệ thực phẩm. Ngoài ra tất cả các loại rau quả nhập khẩu chịu sự kiểm tra theo quy định của luật vệ sinh thực phẩm. Thị trường rau quả tươi của Nhật Bản có tính ổn định. Những nước cung cấp rau quả chủ yếu cho Nhật Bản là Mỹ(42%), Trung Quốc (30%), Đài Loan (8%), Thái Lan (6%), New Zealand (4%). Đây đều là những nhà xuất khẩu cạnh tranh của Việt Nam nên Việt Nam cần đa dạng hoá mặt hàng trên cơ sở lợi thế về điều kiện tự nhiên của mình và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.
Hàng thuỷ hải sản
Nhật Bản là nước nhập khẩu các sản phẩm ngư nghiệp lớn nhất thế giới với khoảng trên 25% tổng sản lượng thuỷ sản nhập khẩu trên toàn thế giới. Tôm hùm đen đông lạnh là lượng tôm nhập khẩu chủ yếu của Nhật Bản. Ngoài ra, Nhật Bản còn nhập cả tôm pan dan nuôi. Hầu hết lượng tôm, mực đông lạnh chào hàng của ta đều được khách hàng Nhật Bản đặt mua. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang Nhật Bản từ 1997 – 1999 liên tục giảm. Năm 1997 đạt 360,41 triệu USD, đến năm 1999 chỉ còn 340,80 triệu USD, giảm 19,61 triệu USD, tương đương 5,4%. Tuy nhiên sang năm 2000, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đã tăng trở lại 43,2% và chiếm tới 37% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Thị trường Nhật Bản tuy vẫn tăng về giá trị nhưng tỷ trọng giảm dần từ 42,3% năm 1998 xuống còn 26,14% năm 2001 và năm 2001 thị trường này tụt xuống vị trí thứ 2 sau Mỹ.
Hàng dệt may
Thị trường Nhật Bản là thị trường phi hạn ngạch lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch tăng rất nhanh đặc biệt từ 1994. Năm 1997 Việt Nam trở thành 1 trong 7 nước xuất khẩu lớn nhất vào Nhật Bản. Trong khi kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của hầu hết c
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status