Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu xăng dầu của Công ty xăng dầu Quân đội - pdf 12

Download Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu xăng dầu của Công ty xăng dầu Quân đội miễn phí



Công ty xăng dầu Quân đội là một doanh nghiệp vừa thực hiện nhiệm vụ đảm bảo xăng dầu cho Tổng cục Hậu cần, cung ứng xăng dầu cho các đơn vị thành phần kinh tế, vừa thực hiện chức năng năng xăng dầu thương mại, vừa tiến hành hoạt động sản xuất, xây lắp nhưng trong đó chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số vốn kinh doanh của công ty.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32864/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ố đơn vị đã tạo ra một thị trường cạnh tranh lành mạnh, góp phần ổn định giá cả xăng dầu, đưa đến tiết kiệm cho Quân đội một lượng ngân sách đáng kể. Hiện nay công ty xăng dầu Quân đội đang tích cực mở rộng đại lý bán lẻ xăng dầu đưa hàng hoá tới tận tay người tiêu dùng với doanh số hàng năm đạt hàng chục tỷ đồng.
+ Sản xuất bồn bể chứa nhiên liệu, van bơm, các trang thiết bị chuyên ngành xăng dầu và lắp đặt xe xi téc chở xăng dầu. Đây là mặt hàng truyền thống Công ty cung cấp hầu hết các nhu cầu cho toàn ngành xăng dầu Quân đội.
2.1.1.3 Tình hình tài chính của Công ty
Công ty xăng dầu Quân đội là một doanh nghiệp vừa thực hiện nhiệm vụ đảm bảo xăng dầu cho Tổng cục Hậu cần, cung ứng xăng dầu cho các đơn vị thành phần kinh tế, vừa thực hiện chức năng năng xăng dầu thương mại, vừa tiến hành hoạt động sản xuất, xây lắp nhưng trong đó chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số vốn kinh doanh của công ty.
Bảng 2.1: Bảng cơ cấu tài sản và nguồn vốn
(Đơn vị tính: đồng)
TT
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Tài sản
A
TSLĐ
575.512.403.393
1.601.495.076.125
1.491.215.444.801
I
Vốn bằng tiền
73.271.807.171
442.415.610.052
351.019.883.203
II
Các khoản
phải thu
375.780.928.473
753.702.315.800
738.142.906.992
III
Hàng tồn kho
105.488.961.719
370.191.148.145
380.965.471.982
IV
Vốn lưu động khác
20.970.706.030
35.186.002.128
21.087.182.624
B
TSCĐ
52.889.770.906
47.361.426.701
50.326.728.029
Tổng cộng tài sản
628.402.174.299
1.648.856.502.826
1.541.542.172.830
Nguồn vốn
A
Nợ phải trả
580.266.683.483
1.583.179.036.553
2.096.609.514.577
I
Nợ ngắn hạn
568.266.683.483
2.084.109.514.577
1.567.179.036.553
II
Nợ dài hạn
12.000.000.000
16. 000.000.000
12.500.000.000
B
Vốn CSH
48.135.490.816
65.677.466.273
- 555.067.341.747
I
Nguồn vốn quỹ
45.641.264.338
56.143.409.803
- 561.925.494.952
II
Nguồn kinh phí
2.494.226.478
9.534.056.470
6.858.153.205
Tổng cộng nguồn vốn
628.402.174.299
1.648.856.502.826
1.541.542.172.830
Nguồn: Công ty XDQD
Thông qua bảng này ta thấy nguồn vốn kinh doanh của Công ty là rất lớn nhưng nguồn vốn chủ sở hữu năm 2006 đạt giá trị - 555.067.341.747 nghìn đồng, do trong năm giá dầu thế giới tăng vọt, giá bán trên thị trưòng trong nước không bù đắp được chi phí nên Công ty không có lợi nhuận và bị lỗ.
Nguồn vốn kinh doanh của công ty được hình thành chủ yếu từ các nguồn sau:
- Nguồn CSH bao gồm vốn lưu động do Bộ Quốc Phòng, Bộ Tài Chính cấp và vốn lưu động được bổ sung từ thu nhập chưa phân phối.
- Nguồn vốn đi vay ngắn hạn ngân hàng.
- Nguồn vốn liên doanh liên kết.
- Nguồn khác là nguồn đi chiếm dụng gồm các khoản phải trả từ người bán, phải trả nội bộ, phải trả công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp.
Tuy nhiên do đặc điểm kinh doanh của Công ty là nguồn hàng xăng dầu đa số phải nhập khẩu từ nước ngoài về nên lượng vốn lưu động cần cho từng lần nhập là rất lớn, chính vì điều này mà nguồn vốn vay của Công ty chiếm tỷ trọng tương đối cao. Việc sử dụng vốn lưu động, nhìn từ góc độ tài chính Công ty vẫn còn thiếu độc lập về mặt tài chính, hầu hết vốn đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được đảm bảo bằng nguồn vốn ngắn hạn. Công ty cần tạo cho mình một nguồn vốn có tính chất ổn định hơn nữa để chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh.
2.1.1.4 Cơ cấu tổ chức của Công ty
Bộ máy quản lý của Công ty xăng dầu Quân đội được tổ chức theo chế độ một thủ trưởng, người đứng đầu Công ty là Giám đốc, giúp việc tham mưu cho Giám đốc là Phó giám đốc kinh doanh, Phó giám đốc kỹ thuật và Phó giám đốc chính trị.
Tiếp đến là các bộ phận phòng ban chức năng: phòng kế hoạch tổng hợp, phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, phòng kế toán tài chính, phòng kỹ thuật, phòng chính trị, phòng hành chính quản trị.
Các xí nghiệp thành viên: xí nghiệp 65.1, xí nghiệp 65.2, xí nghiệp 65.3
Hiện tại quân số Công ty xăng dầu Quân đội có 589 người.
Trong đó: sỹ quan: 16 người; quân nhân chuyên nghiệp: 176 người; công nhân quốc phòng: 102 người; lao động hợp đồng: 259 người
Bộ máy quản lý cơ quan công ty: Gồm 44 người.
Ban giám đốc gồm bốn người có nhiệm vụ ban hành các quyết định và điều hành chung mọi hoạt động kinh doanh và sản xuất của Công ty, chịu trách nhiệm trước Bộ Quốc Phòng về mọi hoạt động của Công ty. Trực tiếp phụ trách việc kinh doanh, tổ chức cán bộ, quyết định phân phối thu nhập, mức đầu tư, quy mô đầu tư, đó là:
Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh ở Công ty xăng dầu Quân đội
P.hành chính quản trị
Phòng chính trị
P.tài chính kế toán
Phòng kỹ thuật
P.kinh doanh XNK
P.kế hoạch tổng hợp
GIÁM ĐỐC
P.giám đốc chính trị
P.giám đốc kinh doanh
P. giám đốc kỹ thuật
Xí nghiệp cơ khí 6.51
Các chi nhánh
Xí nghiệp 6.53
Xí nghiệp XD công trình 6.52
Các trạm xăng dầu, các cửa hàng hhhhanghàng
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp (tham khảo phòng hành chính tổng hợp)
2.1.2 Quy định của Công ty về nhập khẩu xăng dầu
2.1.2.1 Lựa chọn nhà cung cấp
a. Chào hàng cạnh tranh
Đối với mặt hàng dầu, Công ty đã lựa chọn cách chào hàng cạnh tranh, cụ thể như sau:
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu gửi thư mời thầu cho các đối tác khác nhau. Trong thư mời thầu quy định rõ số lượng, chất lượng, thời gian dỡ hàng, cách thanh toán, thời gian chào thầu và hiệu lực của thư chào thầu. Các đối tác nhận được thư mời thầu và gửi thư chào thầu cho Công ty vào ngày giờ quy định. Căn cứ vào các thư chào thầu này, phòng nhập khẩu làm báo cáo lựa chọn ra một nhà cung cấp có giá bán thấp nhất để trình Giám đốc duyệt, sau đó gửi thư chấp nhận cho bên bán đó và thương thảo các điều khoản cụ thể của hợp đồng rồi đi đến ký kết hợp đồng nhập khẩu. Việc đàm phán giá và điều kiện hợp đồng được gửi qua fax, những thoả thuận qua điện thoại sau đó phải có xác nhận bằng văn bản/fax.
Ưu điểm của phương pháp này: Công ty căn cứ vào kết quả chào hàng của các đối tác nước ngoài, tìm ra đối tác có giá cạnh tranh nhất, đồng thời tham khảo giá các đối tác khác đăng ký ở cùng thời điểm và chủ động thương thảo thời gian giao hàng, cách thanh toán…
b. Đàm phán và ký kết hợp đồng dài hạn
Việc đàm phán giá cả và đàm phán hợp đồng do Giám đốc chủ trì, với sự tham gia của phòng kinh doanh xuất nhập khẩu. cách này là trực tiếp đàm phán, Công ty có thể cử đoàn đi đàm phán tại nước ngoài hay mời đối tác sang đàm phán. Năm 2005 và 2006, đối với mặt hàng xăng A90 và A92 về Tp.Hồ Chí Minh, Công ty ký hợp đồng xăng dài hạn 6 tháng/lần với công ty PTT Thái Lan, công ty Daewoo Hàn Quốc, công ty Success Singapore. Đối với mặt hàng xăng về cảng Đà Nẵng và Hải Phòng, công ty ký hợp đồng dài hạn trong cả năm với Công ty Hồng Kông.
Ưu điểm của phương pháp này:
- Trước hết, xét về mặt địa lý Thái Lan là một nước gần với Tp.Hồ Chí Minh nhất, sau đó là Singapore. Trung Quốc là một nước gần Hải Phòng và Đà Nẵng. Việc lựa chọn bạn hàng ở vị trí gần với các kho cảng của Công ty tại 3 khu vực hết sức thuận lợi cho cước phí vận tải. Vì vậy, Công ty luôn ký đượ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status