Rào cản trong cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ - pdf 12

Download Đề tài Rào cản trong cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ miễn phí



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
PHẦN NỘI DUNG 6
CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ RÀO CẢN CẠNH TRANH 6
1. Khái niệm cạnh tranh. 6
1.1 Khái niệm về cạnh tranh 6
1.2 Vai trò trong cạnh trạnh 6
2. Khái niệm rào cản trong cạnh tranh. 7
2.1 Khái niệm 7
2.2 Phân loại rào cản trong cạnh tranh 7
CHƯƠNG 2 : RÀO CẢN TRONG CẠNH TRANH CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ. 8
1. Khái quát về ngành thủy sản nước ta 8
1.1 Tình hình nuôi trồng thủy sản trong nước 11
1.2 Tình hình xuất khẩu của thủy sản Việt Nam sang các nước khác 11
1.3 Tình hình xuất khẩu thủy sản củaViệt Nam sang thị trường Hoa Kì 13
2. Các rào cản trong cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam tại Mỹ 18
2.1 Sự cản trở của những chính sách bảo hộ của Mỹ 18
2.2 Doanh nghiệp Việt Nam chưa hiểu nhiều phong tục tập quán, tác phong khi đàm phán, pháp luật đều mới lạ. 19
2.3 Các loại thủy sản nước ta xuất khẩu vào thị trường Mỹ vẫn ở dạng sơ chế, có giá trị chưa cao. 19
2.4 Hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ phải trải qua hải quan chặt chẽ. 20
2.4.1 Hệ thống thuế quan của Mỹ 20
2.4.1.1 Luật Thuế: 20
2.4.1.2 Các mức thuế 23
2.5.1 Quy định của Hoa Kỳ về vệ sinh an toàn thực phẩm 25
2.5.1.1 Quy trình chấp nhận an toàn vệ sinh sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu vào Hoa Kỳ: 27
2.5.1.2 Quy định về kiểm soát dư lượng hoá chất trong các sản phẩm thuỷ sản 29
2.5.1.3 Quy định của Hoa Kỳ về kiểm dịch 32
2.5.2 Quy định của Hoa Kỳ về nhãn mác 34
2.5.3 Quy định của Hoa Kỳ về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm 36
2.5.4 Quy định của Hoa Kỳ về bảo vệ môi trường và nguồn lợi 41
2.5.5 Quy định của Hoa Kỳ liên quan đến bình đẳng thương mại 42
2.7 Rào cản về đối thủ cạnh 49
2.8 Chính sách trong nước và thủ tục trong nước còn rườm rà, gây không ít những khó khăn 50
CHƯƠNG III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thị trường xuất khẩu thủy sản vào Mỹ 50
1. Giải pháp mang tính vĩ mô 50
2. Giải pháp mang tính doanh nghiệp 53
3. Một số lưu ý đối với nhà xuất khẩu 54
3.1. Cảnh báo nhập khẩu và tự động giữ hàng 54
3.2. Kiểm nghiệm và cho phép trước khi đưa vào lưu thông trên thị trường 55
3.3. Lưu thông hàng hoá giữa các bang 56
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32917/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

trong phạm vi từ dưới 1% đến gần 40%, trong đó hầu hết các mặt hàng chịu mức thuế từ 2% đến 7%.
Mức thuế phi tối huệ quốc (Non-MFN) được áp dụng đối với những nước chưa phải là thành viên WTO và chưa ký hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ như Lào, Cuba, Bắc Triều Tiên. Thuế suất Non - MFN nằm trong khoảng từ 20% đến 110%, cao hơn nhiều so với thuế suất MFN.
Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (Generalized System of Preferences - GSP). Một số hàng hoá nhập khẩu từ một số nước đang phát triển được Hoa Kỳ cho hưởng GSP được miễn thuế nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Chương trình GSP của Hoa kỳ thực sự được thực hiện từ 1 tháng 1 năm 1976 với thời hạn ban đầu là 10 năm. Từ đó đến nay, chương trình này đã được gia hạn nhiều lần với một số sửa đổi.
Các ưu đãi thuế quan khác: Hoa Kỳ còn dành ưu đãi thuế quan cho những  hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ thuộc diện hưởng lợi của Luật Thương mại các Sản phẩm Ô tô (được ký hiệu trong biểu thuế là B), Hiệp định Thương mại Máy bay dân dụng (được ký hiệu trong biểu thuế là C), Hiệp định Thương mại các Sản phẩm Dược (được ký hiệu trong biểu thuế là K), và những cam kết giảm thuế của Vòng đàm phán Uruguay đối với hoá chất nguyên liệu trực tiếp của thuốc nhuộm (được ký hiệu trong biểu thuế là L).       
2.5 Hệ thống hàng rào phi thuế quan của Mỹ      
Thị trường Mỹ đòi hỏi sản phẩm phải có chất lượng tốt, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, cho nên họ đặt ra những luật lệ rất nghiêm nhặt về vấn đề này: hàng rào phi thuế quan của Mỹ khắt khe hơn nhiều so với thị trường khác
Hệ thống phi thuế quan trong thương mại, đôi khi cũng được gọi là rào cản phi thuế quan, rào cản kỹ thuật, là một trong những biện pháp kỹ thuật nhằm bảo vệ người tiêu dùng trong nước, lợi ích quốc gia, bảo hộ sản xuất trong nước. Ở tầm thế giới, các biện pháp này tập trung trong Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại (viết tắt theo tiếng Anh là TBT) do Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) soạn thảo. Hiện nay, các rào cản kỹ thuật bao gồm: các biện pháp kỹ thuật, các loại thuế và phí trong nước, các quy định và thủ tục hải quan, các thủ tục và quy trình hành chính, các công cụ bảo hộ trong nước… Tuy nhiên, sự lạm dụng các hàng rào kỹ thuật trong thương mại đã tạo ra một môi trường thương mại không tích cực và ngày càng được sử dụng nhiều như một rào cản nhằm hạn chế nhập khẩu.
 Ðối với các sản phẩm thực phẩm nói chung và thuỷ sản nói riêng, hàng rào kỹ thuật bao gồm các qui định về :
+ Các chỉ tiêu dinh dưỡng như đạm, mỡ, muối, nước, khoáng chất bắt buộc phải đạt theo mức hay tỷ lệ nhất định, nhằm đảm bảo dinh dưỡng theo yêu cầu cho người sử dụng hay yêu cầu riêng biệt cho một nhóm đối tượng tiêu dùng (như trẻ em, người ăn kiêng ).
+ Các quy định về chủng loại, kích cỡ, khối lượng, cách chế biến, phương pháp ghi nhãn, kiểu cách bao gói, nhằm thoả mãn yêu cầu sử dụng và ngăn chặn việc gian lận thương mại.
+ Việc nuôi trồng, đánh bắt nguyên liệu để chế biến ra sản phẩm đó phải không phương hại đến các loài động vật quý hiếm và không làm phương hại đến môi sinh và môi trường. Ví dụ, từ năm 1997 Hoa Kỳ đưa ra quyết định không nhập khẩu tôm biển của những nước sử dụng lưới kéo tôm không có thiết bị xua đuổi rùa biển (TED) vì cho rằng lưới này có thể làm hại đến rùa biển- một loài có tên trong Sách Đỏ.
2.5.1 Quy định của Hoa Kỳ về vệ sinh an toàn thực phẩm
         Theo luật, tất cả các loại thực phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu đều phải chịu sự điều tiết của các luật Liên bang như: Luật về Thực phẩm, Dược phẩm, Luật về Bao bì và Nhãn hàng ( Fair Packaging and Labelling Act - FPLA), và một số phần của luật về Dịch vụ y tế ( PHSA). Ngoài ra còn có các quy định riêng của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), hay Cục Nghề cá biển quốc gia Hoa Kỳ (NMFS). Ngoài hệ thống pháp luật liên bang, mỗi bang hay khu hành chính đều có hệ thống pháp luật riêng. Pháp luật bang và khu hành chính không được trái với Hiến pháp của Liên bang.
Bất cứ hàng hoá nào khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải đảm bảo các tiêu chuẩn như là các sản phẩm nội địa. Nhà xuất khẩu và chế biến đều phải tuân theo các quy định của Hoa Kỳ, cụ thể là theo Bộ luật Liên bang Hoa Kỳ CFR ( Code of Federal Regulations) để đảm bảo sản phẩm không có độc tố, an toàn trong sử dụng và được sản xuất trong điều kiện vệ sinh.
Không phải mọi doanh nghiệp có hàng thuỷ sản đều có thể đưa hàng vào Hoa Kỳ. Bộ luật liên bang Hoa Kỳ 21 CFR ( Code of Federal Regulations), quy định từ ngày 18/12/1997 chỉ có các doanh nghiệp nước ngoài nào đã thực hiện kế hoạch HACCP có hiệu quả mới được đưa hàng thuỷ sản vào Hoa Kỳ.
HACCP ( Hazard Analysis Control Critical Point - Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn) là một kế hoạch quản lý chất lượng theo cách tiếp cận mang tính phòng ngừa nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng thực phẩm thông qua việc phân tích mối nguy và thực hiện các biện pháp kiểm soát tại các điểm kiểm soát tới hạn. Kế hoạch HACCP nhấn mạnh vai trò của nhà sản xuất, thường xuyên ngăn ngừa và xử lý kịp thời những mối nguy có thể xâm nhập vào sản phẩm từ khâu nguyên liệu tới sản phẩm cuối cùng.
Quy định này yêu cầu phải phân tích, kiểm soát dây chuyền công nghệ sản xuất tại các điểm kiểm soát trong suốt quá trình để đảm bảo sản phẩm an toàn, vệ sinh, thay cho phương pháp kiểm soát sản phẩm cuối cùng đã được áp dụng trước đây.
US FDA là cơ quan có thẩm quyền kiểm tra chương trình HACCP. Họ có trách nhiệm kiểm tra điều kiện vệ sinh của nhà máy, xí nghiệp, xem xét các chương trình HACCP, lấy mẫu và phân tích các sản phẩm cuối cùng. Các cơ quan giám định có thẩm quyền của quốc gia xuất khẩu sẽ ký và cấp giấy chứng nhận vệ sinh. Giấy này được gửi kèm mỗi chuyến giao hàng.
Các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản muốn xuất hàng sang Hoa Kỳ cần lập kế hoạch HACCP cho sản phẩm xuất khẩu của mình và gửi cho cơ quan FDA của Hoa Kỳ trước mỗi chuyến giao hàng thông qua nhà nhập khẩu.
2.5.1.1 Quy trình chấp nhận an toàn vệ sinh sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu vào Hoa Kỳ:
Đánh giá tính an toàn vệ sinh đối với sản phẩm thuỷ sản bằng tập hợp các chỉ tiêu phản ánh các mối nguy an toàn thực phẩm đối với người tiêu dùng như:
-          Về vật lý: tồn tại mảnh kim loại, thuỷ tinh, vật sắc nhọn…
-          Về hoá học: dư lượng kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích sinh sản và sinh trưởng, thuốc chữa bệnh cho thuỷ sản, độc tố từ thức ăn nuôi thuỷ sản như aflatoxin, các hoá chất bảo quản, chất tẩy rửa và khử trùng, các chất phụ gia và phẩm màu…
-          Về sinh học: ký sinh trùng, virút, vi sinh vật gây bệnh, tảo có độc tố và độc tố sinh học.
 Các nhân tố trên sẽ gây hại ngay hay tích tụ sau một thời gian sử dụng, ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người tiêu dùng, làm họ không những khó hấp thụ được nguồn dinh dưỡng của sản phẩ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status