Đề án Vấn đề nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực kinh doanh cà phê ở Việt Nam - pdf 12

Download Đề án Vấn đề nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực kinh doanh cà phê ở Việt Nam miễn phí



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG I: CỞ SỞ LÍ LUẬN VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI 3
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của nhượng quyền thương mại. 3
1.1.1. Quá trình phát triển của nhượng quyền thương mại trên thế giới. 3
1.1.2. Khái niệm về nhượng quyền thương mại 5
1.1.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia nhượng quyền thương mại 7
1.2. Các loại hình nhượng quyền thương mại 8
1.2.1. Nhượng quyền kinh doanh toàn diện ( full business format franchise) 8
1.2.2. Nhượng quyền kinh doanh không toàn diện (non-business format franchise) 9
1.2.3. Nhượng quyền kinh doanh có tham gia quản lý 10
1.2.4. Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn 10
1.3. Những thận lợi, khó khăn và yếu tố ảnh hưởn đến kinh doanh theo cách nhượng quyền thương mại 10
1.3.1. Thuận lợi của kinh doanh nhượng quyền thương mại 10
1.3.2. Khó khăn của kinh doanh nhượng quyền thương mại. 13
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến kinh doanh nhượng quyền thương mại. 14
1.4.Những lưu ý khi nhượng quyền thương mại. 15
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH CÀ PH Ê Ở VIỆT NAM 18
2.1. Khuôn khổ pháp lí cho nhượng quyền ở Việt Nam. 18
2.2. Thực trạng nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực cà phê ở Việt Nam. 19
2.2.1. Nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam. 19
2.2.2.Nhượng quyền thương mại của thương hiệu Việt Nam. 22
2.3. Đánh giá thực trạng nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực cà phê ở Việt Nam. 24
2.3.1.Kết quả đạt được. 24
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân. 24
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHƯỢNG QUYỀN TRONG LĨNH VỰC CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM. 26
3.1.Phương hướng trong lĩnh vực kinh doanh cà phê ở Việt Nam. 26
3.2. Giải pháp đối với bên nhượng quyền và nhận quyền thương mại. 26
3.3. Giải pháp từ phía nhà nước và các bộ ngành liên quan. 28
KẾT LUẬN 30
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32914/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Pepsi) và bên nhận quyền khi tiếp nhận & kinh doanh sản phẩm gắn liền với thương hiệu đó (trường hợp thời trang Pepsi không có liên hệ gì với sản phẩm “lõi” nước giải khát Pepsi mang cùng thương hiệu) nhờ sử dụng lợi thế giá trị tài sản thương hiệu đã được phát triển qua nhiều năm.
1.2.3. Nhượng quyền kinh doanh có tham gia quản lý
Là hình thức nhượng quyền kinh doanh phổ biến, hay gặp ở các chuỗi khách sạn lớn như Holiday Inc, Marriott.Theo đó bên nhượng quyền hỗ trợ cung cấp người quản lý & điều hành doanh nghiệp ngoài việc chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu và mô hình/công thức kinh doanh.
1.2.4. Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn
Người nhượng quyền tham gia vốn đầu tư với tỷ lệ nhỏ dưới dạng liên doanh, như trường hợp của Five Star Chicken (Mỹ) ở Việt Nam để trực tiếp tham gia kiểm soát hệ thống. Bên nhượng quyền có thể tham gia Hội đồng quản trị công ty mặc dù vốn tham gia đóng góp chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Tùy theo năng lực quản lý, sức mạnh thương hiệu, đặc trưng ngành hàng, cạnh tranh thị trường, bên nhượng quyền sẽ cân nhắc thêm 3 yếu tố ưu tiên quan trọng sau khi lựa chọn mô hình franchise phù hợp cho doanh nghiệp mình.
1.3. Những thận lợi, khó khăn và yếu tố ảnh hưởn đến kinh doanh theo cách nhượng quyền thương mại
1.3.1. Thuận lợi của kinh doanh nhượng quyền thương mại
♦ Đối với bên nhượng quyền.
- Doanh nghiệp nhượng quyền có thể mở rộng hoạt động kinh doanh mà không tốn nhiều chi phí do trong hệ thống nhượng quyền thì người bỏ vốn ra để mở rộng hoạt động kinh doanh lại chính là bên nhận quyền.Với các doanh nghiệp vốn luôn là mối lo ngại lớn nhất khi muốn mở rộng hoạt động kinh doanh vì vậy nhượng quyền giúp doanh nghiệp vẫn có thể mở rộng kinh doanh lại giảm chi phí thâm nhập thị trường. Đồng thời người nhận quyền là người bỏ vốn nên sẽ tạp động lực cho họ hoạt động kinh doanh có hiệu quả, mang lại lợi nhuận hơn cho bên nhượng quyền.
- Phát triển hoạt động kinh doanh một cách nhanh chóng.Ngày nay, thị trường có những thay đổi diễn ra nhanh chóng.Vì vậy các doanh nghiệp cần thay đổi, mở rộng, phát triển cùng với thị trường để nắm bắt các cơ hội kinh doanh và không bị các đối thủ cạnh tranh qua mặt.Hình thức nhượng quyền sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, xây dựng sự hiện diện của doanh nghiệp ở khắp mọi nơi với hàng trăm cửa hàng trong và ngoài nước mà không hình thức kinh doanh nào làm được.
- Thúc đẩy việc quảng bá thương hiệu. Nhờ việc mở rộng hoạt động kinh doanh và sự xuất hiện chuỗi cửa hàng ở khắp nơi sẽ đưa hình ảnh về sản phẩm đi sâu vào tâm trí khách hàng dễ dàng hơn.Ngoài ra chi phí quảng cáo lại được trải rộng cho rất nhiều cửa hàng nên chi phí cho một đơn vị kinh doanh là rất nhỏ.Hoạt động quảng cáo càng hiệu quả thì hình ảnh về sản phẩm thương hiệu càng được nâng cao, giá trị vô hình của công ty càng lớn mang lại thuận lợi cho bên nhận quyền khi sử dụng nãhn hiệu thương hiệu của bên nhượng quyền.
- Tối đa hoá thu nhập.Trong khi nhượng quyền thì trách nhiệm của bên nhận quyền là phải trả tiền bản quyền thuê thương hiệu và tiền phí để được kinh doanh với tên và hệ thống của bên nhượng quyền.Bên cạnh đó bên nhận quyền còn mua sản phẩm, nguyên liệu của bên nhượng quyền để kinh doanh nhờ đó mà bên nhượng quyền có thể tối đa hoá thu nhập của mình.
- Tận dụng được nguồn nhân lực từ phía nhận quyền.Bên nhận quyền là người bỏ vốn ra kinh doanh và trực tiếp quản lí cửa hàng của mình do vậy họ sẽ có trách nhiệm hơn và có động lực để thúc đẩy họ làm việc như vậy bên nhượng quyền sẽ không cần tuyển nhân lực mà tận dụng được nguồn nhân lực từ phía nhận quyền.
- Bên nhượng quyền không thể tiếp cận được với tất cả các khách hàng, các địa điểm và có thông tin đầy đủ về địa phương cho nên nhượng quyền chính là hình thức giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm của mình đến người tiêu dùng qua bên nhận quyền thương mại.
♦ Đối với bên nhận quyền:
- Giảm thiểu rủi ro và tăng khả nămg thành công trong kinh doanh: Việc bắt đầu một sự nghiệp mới một thương hiệu mới là khá nguy hiểm.Tỷ lệ thất bại cao vì người quản lí, kinh doanh là những người mới bước vào nghề, không có kinh nghiệm, mất nhiều thời gian cho việc học hỏi các đặc trưng của từng loại hình kinh doanh.Còn khi tham gia vào hệ thống nhượng quyền, bên nhận quyền sẽ được huấn luyện, đào tạo và truyền đạt kinh nghiệm quản lí, bí quyênt thành công của loại hình kinh doanh mà bên nhượng quyền đã tích luỹ được từ những trải nghiệm trên thị trường.Bên nhận quyền không phải trải qua giai đoạn xây dựng và phát triển ban đầu.
- Được sử dụng thương hiệu của bên nhượng quyền. Trên thị trường ngày nay có hàng nghìn sản phẩm và dịch vụ có cùng giá trị sử được cung cấp bởi nhiều nhà sản xuất khác nhau.Do đó, việc tạo dựng được một thương hiệu nổi tiếng, được khách hàng tin tưởng và nhớ đến là vấn đề sống còn với doanh nghiệp.Nhượng quyền thương mại cung cấp sản phẩm và dịch vụ đã được xác lập có nghĩa là nó đã được hưởng sự công nhận rộng rãi. Điều này giúp cho bên nhận quyền thu được nhiều lợi ích từ sự hiểu biết của khách hàng mà điều này phải tốn hàng năm trời mới có được.
- Tận dụng các nguồn lực. Bên nhận quyền chỉ tập trung vào việc điều hành hoạt động kinh doanh, phần còn lại như xây dựng chiến lược tiếp thị, qui trình vận hành, chiến lược kinh doanh sẽ do bên nhượng quyền đảm trách và chuyển giao. Người nhận quyền không phải nghiên cứu marketing hay thiết lập mạng lưới mà có thể tham gia ngay vào hệ thống vốn sản xuất, kinh doanh những sản phẩm, dịch vụ vốn đã và đang nổi tiếng nên có thể giảm được rất nhiều chi phí ban đầu.
- Nhượng quyền thương mại sẽ cung cấp một hệ thống nhất quán trong quá trình hoạt động. Bên nhận quyền kinh doanh trong hệ thống đó sẽ có được lợi thế theo quy mô, nhận diện thương hiệu, lòng trung thành của khách hàng, tận dụng dạng thức đã được công nhận. Nhận dạng thương hiệu thường cung cấp cho những người nhận quyền một nền tảng khách hàng những người đã quen thuộc với việc mua sắm dưới tên thương hiệu của công ty và điều đó tạo điều kiện thuận lợi để cạnh tranh với những doanh nghiệp hoạt động độc lập và thậm chí là cạnh tranh với những đối thủ đáng gờm kinh doanh theo kiểu nhượng quyền thương hiệu.
- Mua được nguyên liệu, sản phẩm với giá ưu đãi: bên nhượng quyền luôn có những ưu đãi đặc biệt về cung cấp sản phẩm, nguyên liệu cho bên bên nhận quyền. Do đó, bên nhận quyền có thể mua sản phẩm hay nguyên liệu với giá thấp, khối lượng lớn theo một tỷ lệ khấu hao đầy hấp dẫn. Giá của các sản phẩm, nguyên liệu đầu vào thấp sẽ là một trong những lợi thế cạnh tranh lớn. Nếu thị trường có những biến động lớn như việc khan hiếm nguồn hàng thì bên nhượng quyền sẽ ưu tiên phân phối cho bên nhận quyền trước. Điều này giúp cho bên nhận quyền ổn ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status