Giải pháp nhằm hoàn thiện sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước ở tỉnh Quảng Bình - pdf 12

Download Luận văn miễn phí



MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời Thank ii
Danh mục các chữ viết tắt iii
Danh mục các bảng v
Danh mục các biểu đồ vi
Danh mục các hình ảnh, bản đồ vii
PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4. phương pháp nghiên cứu 2
5. Kết cấu của luận văn 3
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC, CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ XDCB
VÀ VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ XDCB THUỘC NGUỒN VỐN NSNN 4
1.1. Đầu tư và đầu tư XDCB 4
1.1.1. Khái niệm đầu tư và đầu tư XDCB 4
1.1.2. Đặc trưng của đầu tư và đầu tư XDCB từ NSNN 5
1.1.3. Phân loại đầu tư XDCB 10
1.1.3.1. Theo mối quan hệ với sự gia tăng của cải vật chất xã hội, đầu tư được chia thành hai loại 10
1.1.3.2. Theo quan hệ quản lý, đầu tư được chia thành hai loại 10
1.1.3.3. Theo cơ cấu nguồn vốn, hoạt động đầu tư XDCB có thể được chia thành hai loại 11
1.1.4. Vai trò của đầu tư XDCB từ NSNN 12
1.1.5. Chức năng đầu tư XDCB 15
1.1.5.1. Chức năng tạo năng lực mới 15
1.1.5.2. Chức năng thay thế 15
1.1.5.3. Chức năng thu nhập và sinh lời 15
1.2. Vốn và vốn đầu tư XDCB từ NSNN 16
1.3. Hiệu qủa vốn đầu tư XDCB từ NSNN 18
1.3.1. Khái niệm hiệu quả vốn đầu tư XDCB 18
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB 20
1.3.2.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư chung 20
1.3.2.2. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư 22
1.3.2.3. Nhóm chỉ tiêu kinh tế để phản ánh hiệu quả đầu tư cho một dự án cá biệt 23
1.3.3. Các nhân tố tác động đến hiệu quả vốn đầu tư XDCB từ NSNN 26
1.4. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu 29
1.4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 29
1.4.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Quảng Bình 29
1.4.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội 33
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu 37
1.4.2.1. Phuong pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử 37
1.4.2.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu 37
1.4.2.3. Phương pháp chuyên gia và chuyên khảo 38
Chương 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NSNN Ở
QUẢNG BÌNH TRONG THỜI KỲ 2001-2005 39
2.1. Tổng quan tình hình KT-XH tỉnh Quảng Bình năm 2001-2005 39
2.2. Tình hình thu chi ngân sách 42
2.3. Thực trạng hoạt động đầu tư XDCB và hiệu qủa sử dụng vốn ĐTXDCB từ NSNN của Quảng Bình giai đoạn 2001 - 2005 43
2.3.1. Những thành công và nguyên nhân thành công chủ yếu 45
2.3.1.1. Những thành công 45
2.3.1.2. Nguyên nhân thành công 57
2.3.2. Những hạn chế, yếu kém và các nguyên nhân trong sử dụng vốn đầu tư XDCB của NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. 59
2.3.2.1. Những hạn chế và yếu kém 59
2.3.2.2. Nguyên Nhân của những hạn chế và yếu kém 76
2.4. Đánh giá tình hình sử dụng vốn XDCB ở Quảng Bình. 81
2.4.1. Điều tra khảo sát các đơn vị sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN
tại tỉnh Quảng Bình 81
2.4.2. Phân tích và xử lý số liệu 82
2.4.3. Kết quả phân tích 82
2.4.3.1. Thông tin chung về người phỏng vấn và các đơn vị phỏng vấn 83
2.4.3.2. Kết quả kiểm định phân phối chuẩn các biến số phân tích 84
2.4.3.3 Phân tích nhân tố các thuộc tính, các vấn đề chủ yếu có liên quan đến sử dụng vốn XDCB từ NSNN 86
2.4.3.4. Kiểm định độ tin cậy các biến số phân tích với hệ số Cronbach Alpha 87
2.4.3.5. Phân tích nhóm nhân tố chủ yếu tác động đến việc sử dụng hiệu quả vốn xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nước 90
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐTXDCB TỪ NSNN CỦA TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG GIAI ĐOẠN 2006-2010 94
3.1. Mục tiêu định hướng phát triển KT - XH tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn 2006-2010 94
3.1.1. Những thuận lợi, khó khăn, mục tiêu và định hướng phát triển. 94
3.1.1.1. Thuận lợi 94
3.1.1.2. Khó khăn 94
3.1.1.3. Mục tiêu 95
3.1.2. Nhu cầu vốn đầu tư XDCB và dự kiến phân bổ giai đoạn 2006-2010. 99
3.1.2.1. Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư XDCB của tỉnh 99
3.2. Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN. 100
3.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện sử dụng vốn ĐTXDCB từ NSNN
của Quảng Bình giai đoạn 2006-2010. 103
3.3.1. Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch 103
3.3.2. Chú trọng công tác kế hoạch hoá vốn đầu tư 105
3.3.3. Dự án đầu tư phải phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế 106
3.3.4. Phải tập trung vốn đầu tư cho các dự án trọng điểm 108
3.3.5. Tỉnh cần có chính sách tăng thu, giảm chi 109
3.3.6. Nâng cao chất lượng công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư 110
3.3.7. Chấp hành tốt các quy định, quy trình về quản lý vốn đầu tư 111
3.3.7.1. Nâng cao chất lượng công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế - dự toán 111
3.3.7.2.Thực hiện tốt các hình thức lựa chọn nhà thầu 113
3.3.7.3. Kiện toàn lại công tác nghiệm thu, giám sát công trình, theo hướng 115
3.3.7.4. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh, quyết toán vốn đầu tư 115
3.3.7.5. Chấn chỉnh lại công tác quản lý giá vật tư, vật liệu. Rà soát lại các định mức chưa phù hợp với thực tế 117
3.3.7.6. Kiện toàn lại tổ chức quản lý vốn đầu tư XDCB. Thực hiện việc phân cấp quản lý trong đầu tư XDCB cho các đơn vị 117
3.3.8. Đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra. Chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư XDCB 119
3.3.9. Nâng cao năng lực của đội ngủ cán bộ tham gia vào quá trình đầu tư
xây dựng 120
PHẦN THỨ BA: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 121
1. Kiến nghị 121
2. Kết luận 123
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHẦN THỨ NHẤT
MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Bước vào thế kỷ XXI, bộ mặt nước ta có nhiều thay đổi to lớn, vượt bậc. Có rất nhiều yếu tố tác động, nhưng có thể nói vốn đầu tư XDCB là nhân tố có vai trò hết sức to lớn. Nhờ đó mà xây dựng được cơ sở hạ tầng, phát triển và tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút đầu tư...Tính chung trong 9 năm (từ 1991-1999) tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt gần 1.000 nghìn tỷ đồng. Trong đó, vốn NSNN chiếm 22%-24% [2].
Quảng Bình là một trong những tỉnh cùng kiệt nhất cả nước, hàng năm phải được trung ương trợ cấp. Tuy nhiên những năm gần đây, Quảng Bình đều đạt các chỉ tiêu đề ra, có nhiều lĩnh vực được địa phương chú trọng, đặc biệt là công tác đầu tư XDCB. Đường lối phát triển theo Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XIV: "đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sớm đưa tỉnh nhà ra khỏi tình trạng một tỉnh nghèo, phấn đấu đến năm 2010 cơ bản đạt trình độ phát triển ngang mức trung bình của cả nước"[28]. Muốn làm được điều này, Quảng Bình cần tiếp tục đẩy mạnh đầu tư các cơ sở hạ tầng kinh tế, nhất là trong các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn có lợi thế so sánh cao.
Thực tế hiện nay, vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN của Quảng Bình đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bên cạnh đó, do nhiều nguyên nhân khác nhau đã làm cho vốn đầu tư XDCB từ NSNN sử dụng chưa đạt hiệu quả cao. Điều này đã làm hạn chế khá nhiều đến tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của cả tỉnh.
Để tăng cường hơn nữa vai trò của vốn đầu tư XDCB từ NSNN, nhằm phát huy lợi thế và khắc phục những tồn tại, thì: các cấp, ban, ngành quản lý vốn đầu tư XDCB ở Quảng Bình phải tìm nhiều giải pháp để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này trong giai đoạn hiện nay. Là một cán bộ làm việc ở ngành Tài chính với những kiến thức đã học, nghiên cứu và tìm hiểu về thực tế sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Quảng Bình, tác giả chọn đề tài: "Các giải pháp nhằm hoàn thiện sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước ở tỉnh Quảng Bình" .
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chung của luận văn là nhằm khái quát hoá, hệ thống hoá và bổ sung những vấn đề lý luận chung liên quan đến nội dung của đề tài thuộc lĩnh vực đầu tư XDCB từ NSNN. Trên cơ sở đó luận văn này nhằm vào các mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau:
- Đánh giá thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN ở Quảng Bình.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN ở Quảng Bình.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng: Là vốn đầu tư XDCB và sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN.
- Phạm vi: + Vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Quảng Bình.
+ Thời gian đánh giá thực trạng từ năm 2001-2005.
+ Các giải pháp đề xuất từ năm 2006-2010.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp tổng hợp và phân tích thống kê số liệu thứ cấp theo thời gian
- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp từ các đơn vị cơ sở, sử dụng các phép kiểm định thống kê và phân tích số liệu đa biến nhằm xác định những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn XDCB từ NSNN.
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo.
5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài các phần mở đầu, kiến nghị và kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm: Phần nội dung nghiên cứu có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn về đầu tư XDCB và vai trò của vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN.
Chương 2: Thực trạng sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN ở Quảng Bình trong thời kỳ 2001-2005
Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn 2006-2010.

1Vr64t5wPsz7y3e
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status