Lý luận về sự cạnh tranh và sự vận dụng vào thực tiễn ở Việt Nam - pdf 12

Download Đề tài Lý luận về sự cạnh tranh và sự vận dụng vào thực tiễn ở Việt Nam miễn phí



MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về cạnh tranh và các loại cạnh tranh 1
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về cạnh tranh và các loại cạnh tranh 2
1.1. Quan niệm về cạnh tranh và các loại cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 2
1.1.1. Quan niệm về cạnh tranh 2
1.1.2. Các loại cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 11
1.2. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 12
Chương 2: Sự vận dụng lý luận của cạnh tranh vào Việt Nam và những giải pháp nhằm vận dụng tốt hơn lý luận cạnh tranh vào nước ta trong thời gian tới 15
2.1. Thực trạng của sự vận dụng lý luận cạnh tranh vào nước ta 15
2.1.1. Đánh giá năng lực cạnh tranh của nước ta 15
2.1.2. Những yếu tố chủ yếu làm hạn chế khả năng cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ 25
2.2. Những giải pháp để vận dụng tốt hơn lý luận cạnh tranh vào nước ta 27
2.2.1. Phát triển nguồn nhân lực. 27
2.2.2. Duy trì sức cạnh tranh chống độc quyền. 31
2.2.3. Khai thác lợi thế so sánh. 33
2.2.4. Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp tăng cường sức cạnh tranh 35
Kết luận 39
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32779/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

trong nền kinh tế thị trường
Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa nói riêng, và trong lĩnh vực kinh tế nói chung, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế. Cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt cho người tiêu dùng. Người sản xuất phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng hơn, đẹp hơn, có chi phí sản xuất rẻ hơn, có tỷ lệ tri thức khoa học, công nghệ trong đó cao hơn...để đáp ứng với thị hiếu của người tiêu dùng. Cạnh tranh, làm cho người sản xuất năng động hơn, nhạy bén hơn, nắm bắt tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, thường xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng những tiến bộ, các nghiên cứu thành công mới nhất vào trong sản xuất, hoàn thiện cách thức tổ chức trong sản xuất, trong quản lý sản xuất để nâng cao năng xuất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.
Ngoài mặt tích cực, cạnh tranh cũng đem lại những hệ quả không mong muốn về mặt xã hội. Nó làm thay đổi cấu trúc xã hội trên phương diện sở hữu của cải, phân hóa mạnh mẽ giàu nghèo, có những tác động tiêu cực khi cạnh tranh không lành mạnh, dùng các thủ đoạn vi phạm pháp luật hay bất chấp pháp luật. Vì lý do trên cạnh tranh kinh tế bao giờ cũng phải được điều chỉnh bởi các định chế xã hội, sự can thiệp của nhà nước.
Trong xã hội, mỗi con người, xét về tổng thể, vừa là người sản xuất đồng thời cũng là người tiêu dùng, do vậy cạnh tranh thường mang lại nhiều lợi ích hơn cho mọi người và cho cộng đồng, xã hội.
Cạnh tranh có thể đưa đến lợi ích cho người này và thiệt hại cho người khác, song xét dưới góc độ toàn xã hội, cạnh tranh luôn có tác động tích cực.
Đối với nền kinh tế, cạnh tranh đảm nhận một số chức năng quan trọng sau:
- Cạnh tranh đảm bảo điều chỉnh giữa cung và cầu.
- Cạnh tranh hướng việc sử dụng các nhân tố sản xuất vào những nơi có hiệu quả nhất.
- Cạnh tranh tạo môi trường thuận lợi để sản xuất thích ứng với sự biến động của cầu và công nghệ sản xuất.
- Cạnh tranh tác động một cách tích cực đến phân phối thu nhập: Cạnh tranh sẽ hạn chế hành vi bóc lột trên cơ sở quyền lợc thị trường và việc hình thành thu nhập không tương ứng với năng suất.
- Cạnh tranh là động lực thúc đẩy đổi mới.
Cạnh tranh điều chỉnh cung cầu hàng hoá trên thị trường. Khi cung một hàng hoá nào đó lớn hơn cầu, cạnh tranh giữa những người bán làm cho giá cả thị trường giảm xuống, chỉ những cơ sở kinh doanh nào đủ khả năng cải tiến công nghệ, trang bị kỹ thuật, cách quản lý và hạ được giá bán sản phẩm mới có thể tồn tại. Với ý nghĩa đó cạnh tranh là nhân tố quan trọng kích thích việc ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong sản xuất.
Khi cung một hàng hoá nào đó thấp hơn cầu, hàng hoá đó trở nên khan hiếm trên thị trường, Giá cả tăng lên tạo ra lợi nhuận cao hơn mức bình quân. Khi đó người kinh doanh sẽ đầu tư vốn xây dựng thêm cơ sở sản xuất mới hay nâng cao năng lực của nững cơ sở sản xuất sẵn có. Đó là động lực quan trọng nhất làm tăng thê lượng vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh nâng cao năng lực sản xuất trong tòan xã hội. Điều quan trọng là động lực đó hoàn toàn tự nhiên, không theo và không cần bất cứ một mệnh lệnh hành chính nào của cơ quan quản lý nhà nước.
Cạnh tranh buộc các chủ thể kinh doanh luôn luôn quan tâm đến việc cải tiến công nghệ, trang bị sản xuất và cách quản lý nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và trên cơ sở đó hạ giá bán của hàng hoá.
Trong cạnh tranh tất yếu sẽ có doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh nhờ làm ăn hiệu quả, đồng thời có doanh nghiệp bị phá sản. Đối với xã hội, phá sản doanh nghiệp không hoàn toàn mang ý nghĩa tiêu cực vì các nguồn lực của xã hội được chuyển sang cho nhà kinh doanh khác tiếp tục sử dụng một cách có hiệu quả hơn. Vì vậy, phá sản không phải là sự huỷ diệt hoàn toàn mà là sự huỷ diệt sáng tạo. Việc duy trì các doanh nghiệp kém hiệu quả còn gây ra nhiều lãng phí cho xã hội hơn là phá sản.
CHƯƠNG 2: SỰ VẬN DỤNG LÝ LUẬN CỦA CẠNH TRANH VÀO VIỆT NAM VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM VẬN DỤNG TỐT HƠN LÝ LUẬN CẠNH TRANH VÀO NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN TỚI
2.1. Thực trạng của sự vận dụng lý luận cạnh tranh vào nước ta
2.1.1. Đánh giá năng lực cạnh tranh của nước ta
Việc đánh giá năng lực cạnh tranh của một quốc gia có thể được tiếp cận trên ba cấp độ (nền kinh tế, ngành, doanh nghiệp). Dưới dây sẽ đề cập đến trên cấp độ nền kinh tế.
Khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam được đánh giá ở mức độ rất thấp.
Hệ thống tài chính chưa năng động. Các nguồn thu vào ngân sách còn chứa đựng những yếu tố bất ổn định, nhất là các khoản thu từ thuế xuất nhập giảm xuống làm cho mức thâm hụt càng lớn so với nhu cầu có thể giải quyết đồng bộ các vấn đề kinh tế xã hội, hệ thống ngân hàng thương mại với 4 trụ cột lớn vẫn chủ yếu thực hiện chức năng là tổ chức tín dụng chứ chưa phải là nhà đầu tư. Hơn 60%tín dụng cấp cho các doanh nghiệp là ngắn hạn, tỷ trọng đầu tư vào các doanh nghiệp của hệ thống ngân hàng hầu như là không đáng kể. Hệ thống tài chính theo kiểu trực tuyến với các cấp của hệ thống ngân sách. Chúng ta còn thiếu hẳn hệ thống các tổ chức tài chính trung gian năng động cho nền tài chính quốc gia như: các công ty thuê mua, công ty nhận nợ, công ty chứng khoán... Lượng tiền trong lưu thông còn qua lớn, nằm ngoài sự kiểm soát của hệ thống tài chính công.
Hệ thống chứng từ kế toán chưa phản ánh các quan hệ thanh toán trong nền kinh tế. Các khoản chi tiêu có chứng từ làm cho luật thuế VAT phải có những điều chỉnh không đáng có, làm cho tính pháp lý của thuế chưa cao. Việc điều chỉnh thuế suất thuế VAT sẽ gây phức tạp cho việc tổ chức thực hiện. Hệ thống kế toán chưa theo kịp các thông lệ quốc tế cũng là một cản trở lớn cho sự hội nhập, trực tiếp làm giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
Kết cấu hạ tâng kỹ thuật - thông tin còn thấp kém lại không đồng đều giữa các vùng là nguyên nhân trực tiếp làm giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, bởi từ đó chi phi đầu vào cho các doanh nghiệp tăng cao. Từ trạng thái phát triển không đều giữa các vùng, nhanh chóng thay đổi cơ cấu dân cư khiến một số đô thị nhanh chóng quá tải đang là gánh nặng cho ngân sách vì các vấn đề xã hội và sinh thái.
Trình độ, chất lượng nguồn nhân lực dồi dào nhưng không mạnh. Đội ngũ nhân lực trình độ cao để sẵn sàng đối phó với phân công lao động quốc tế chưa nhiều. Đây là vấn đề thách thức lớn cho hệ thống đào tạo, nhất là đào tạo nghề nghiệp, năng lực thực hành.
Đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cả ở tầm vĩ mô và các doanh nghiệp đều bộc lộ những yếu kém, đặc biệt là kiến thức về thị trường và tài chính. Theo báo cáo mới đây của chính phủ gần 70% giám đốc doanh nghiệp không đọc nổi các báo cáo tài chính. Kết quả đợt tổng điều tra mới đây về trình độ cán bộ quản lý các doanh nghiệp cho thấy trong số 127 cán bộ quản lý được ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status