Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu ở Công ty Thương Mại Hữu Nghị II - pdf 12

Download Chuyên đề Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu ở Công ty Thương Mại Hữu Nghị II miễn phí



Trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của nước ta trở nên rất sôi động, ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu trên cả nước. Với sự mở rộng con số, quy mô cũng như sự thay đổi phương cách làm ăn của các doanh nghiệp đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh trong xuất nhập khẩu hết sức khốc liệt, đặt biệt là lĩnh vực xuất khẩu. Mặt khác, nước ta là một nước có nền kinh tế quy mô nhỏ, hoạt động xuất khẩu chỉ diễn ra trên những loại hàng hoá mang tính nhỏ lẻ, manh mún và phân tán. Do vậy trên thị trường quốc tế, hàng xuất khẩu của Việt Nam mang đặc điểm là hàng chấp nhận giá. Trong bối cảnh đó, Công ty THương Mại Hữu Nghị II đã có nhiều cố gắng nhằm tăng cường sức cạnh tranh về giá cả, chất lượng luôn bám sát thị trường, thực hiện và mở rộng nhiều cách kinh doanh đa dạng, đảm bảo uy tín với khách hàng, nên trong những năm qua Công ty đạt hiệu quả cao trong hoạt động xuất khẩu. Kết quả đó không những bằng giá cả mà còn bằng việc nâng cao chất lượng hàng hoá, bằng cách kinh doanh kịp thời, đúng lúc, đảm bảo uy tín với khách hàng. Trong những năm qua, sự phát triển của hoạt động xuất khẩu của Công ty không chỉ thể hiện ở sự mở rộng các mặt hàng kinh doanh, cơ cấu xuất khẩu, sự phát triển về thị trường tiêu thụ đã đạt được một số kết quả.
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32772/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

, với xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay nhiều liên minh kinh tế ở mức độ khác nhau được hình thành, nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương giữa các quốc gia, các tổ chức kinh tế cũng được ký kết với mục tiêu thúc đẩy hoạt động thương mại trong khu vực và toàn thế giới. Nếu một quốc gia tham gia vào các liên minh kinh tế và các hiệp định thương mại ấy sẽ là một tác nhân tích cực đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của quốc gia. Nếu không chính nó lại trở thành vật cản đối với việc thâm nhập vào thị trường trong khu vực đó. Tóm lại có được mối quan hệ quốc tế mở rộng, bền vững và tốt đẹp sẽ tạo những tiền đề thuận lợi cho việc đẩy mạnh xuất khẩu của một quốc gia.
1.3.Các yếu tố chính trị, chính phủ và pháp luật.
Các yếu tố chính trị, chính phủ và pháp luật có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động mua bán quốc tế. Các Công ty kinh doanh xuất khẩu đều phải tuân thủ các quy định của chính phủ liên quan, tập quán và luật pháp quốc gia, quốc tế hiện hành. Khi hoạt động kinh tế quốc tế nói chung kinh doanh xuất khẩu nói riêng các nhà kinh doanh luôn phải lưu ý:
Các quy định của luật pháp Việt Nam đối với hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế (thủ tục và quy định về mặt hàng xuất nhập khẩu, quy định về quản lý ngoại tệ).
Các hiệp ước, hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia.
Các quy định nhập khẩu của các quốc gia mà Doanh nghiệp có quan hệ làm ăn.
Các vấn đề pháp lý và tập quán quốc tế có liên quan tới việc xuất khẩu như: Công ước viên về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế năm 1980 hay luật bảo hiểm quốc tế, luật vận tải quốc tế, các quy định về giao nhận ngoại thương, Incoterm.
1.4. Các yếu tố khoa học công nghệ.
Ngày nay với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, nhiều công nghệ mới, các thành tựu mới của khoa học kỹ thuật sẽ giúp cho các đơn vị sản xuất tạo ra những sản phẩm mới với chất lượng cao và mẫu mã đa dạng hơn. Nhờ đó chu kỳ sống của sản phẩm được kéo dài và có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn.
Trong hoạt động xuất khẩu cũng vậy, việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ có tác động làm tăng hiệu quả của công tác này. Điều thấy rõ nhất là nhờ sự phát triển của Bưu chính Viễn thông, Tin học mà các đơn vị ngoại thương có thể đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác qua điện thoại, điện tín... giảm được chi phí đi lại. Bên cạnh đó, khoa học công nghệ còn có tác động vào các lĩnh vực như vận tải hàng hoá, bảo quản hàng hoá, kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng... đó cũng là những nhân tố ảnh hưởng tích cực đến hoạt động xuất khẩu.
2. Nhóm nhân tố thuộc bản thân doanh nghiệp.
2.1.Nhân tố bộ máy quản lý hay tổ chức hành chính.
Là sự tác động trực tiếp của các cấp lãnh đạo xuống CBCNV nhằm mục đích thực hiện hoạt động của doanh nghiệp. Để quản lý tập trung thống nhất phải sử dụng phương pháp hành chính. Việc thiết lập cơ cấu tổ chức của bộ máy Doanh nghiệp cũng như cách thức điều hành của các cấp lãnh đạo là nhân tố quyết định tính hiệu quả trong kinh doanh. Nếu một doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức hợp lý, có cách điều hành sáng suốt sẽ góp phần thúc đẩy hiệu quả hoạt động kinh doanh. Ngược lại, nếu cơ cấu tổ chức xuệch xoạc, cách điều hành kém cỏi sẽ dẫn đến hiệu quả thấp trong hoạt động kinh doanh.
2.2.Nhân tố con người.
Con người được đặt ở vị trí trung tâm của mọi hoạt động. Hoạt động xuất khẩu hàng hoá đặc biệt phải nhấn mạnh đến yếu tố con người bởi vì con người là chủ thể sáng tạo và trực tiếp điều hành các hoạt động. Ảnh hưởng của nhân tố này thể hiện qua hai chỉ tiêu: Đó là tinh thần làm việc và năng lực công tác. Tinh thần làm việc biểu hiện bởi bầu không khí trong doanh nghiệp, tình đoàn kết và ý chí phấn đấu cho mục tiêu chung. Năng lực của nhân viên lại biểu hiện qua kỹ năng điều hành công tác và các nghiệp vụ cụ thể và qua kết quả hoạt động. Để nâng cao vai trò của nhân tố con người các doanh nghiệp một mặt phải nâng cao nghiệp vụ cho họ mặt khác phải quan tâm thích đáng đến lợi ích cá nhân bao gồm cả lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần.
2.3.Mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp.
Kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp ngoại thương phụ thuộc rất lớn vào hệ thống mạng lưới kinh doanh của nó. Mạng lưới kinh doanh rộng lớn là điều kiện để doanh nghiệp thực hiện các hoạt động tạo nguồn hàng vận chuyển làm đại lý xuất khẩu ... Do vậy mạng lưới kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu. Nếu mạng lưới kinh doanh không hợp lý sẽ gây cản trở cho hoạt động kinh doanh làm triệt tiêu chức năng động và khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp trên thương trường.
2.4.Khả năng cơ sở vật chất kỹ thuật của Doanh nghiệp.
Cơ sở vật chất của Doanh nghiệp như vốn cố định bao gồm các máy móc thiết bị, hệ thống kho tàng, nhà xưởng, hệ thống phương tiện vận tải, các điểm thu mua hàng, các đại lý chi nhánh và trang thiết bị của nó...cùng với vốn lưu động là cơ sở cho hoạt động kinh doanh. Các khả năng này quy định quy mô, tính chất lĩnh vực hoạt động xuất khẩu và vì vậy góp phần quyết định hiệu quả kinh doanh.
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY THƯƠNG MẠI HỮU NGHỊ II
THỜI GIAN QUA
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY .
1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty qua các giai đoạn :
- Công ty thương mại GMC là một đơn vị kinh doanh thuộc Tập đoàn ERON - USA.
- Công ty thương mại GMC được thành lập theo quyết định số 394/UN ngày 20/06/1990 của ER- USA.
- Sau một thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, Công ty xin phép UN cho Công ty được mở rộng địa bàn hoạt động ra các Quốc gia để phù hợp với chính sách kinh tế " Đổi Mới " của USA và nhân dân đã đề ra, đồng thời có cơ hội nắm bắt Thị trường, làm quen dần với các mô hình kinh tế Cộng sản mới bằng cách đặt một Công ty tại Hà nội City.
-Ngày 14 tháng 5 năm 1991 UBND TP Hà nội cho phép Công ty thương mại GMC được đặt Công ty tại số 02 đường Hùng Vương , quận Ba Đình, TP Hà nội.
-Trải qua 11 năm hoạt động, Chi nhánh ngày càng ổn định và phát triển.
2. Chức năng và nhiệm vụ chính của Công ty :
- Sản xuất chế biến hàng xuất khẩu các loại nông,lâm,thuỷ sản.
- Nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên nhiên liệu, vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu và nhập các loại hàng để kinh doanh.
-Kinh doanh mua bán,trao đổi hàng hoá vật tư sản phẩm các loại,làm gia công chế biến và tổ chức dịch vụ kinh doanh.
- Phạm vi kinh doanh của Công ty :
a- Kinh doanh trong nước :
- Sản xuất chế biến và gia công các nhóm hàng nông,lâm,thuỷ sản và đặc sản
( cao su, gỗ, song, tre lá, đồ gốm... )
- Hợp tác, liên kết, liên doanh hay kinh doanh mua bán, trao đổi với các đơn vị trong nước.
b- Kinh doanh với nước ngoài :
- Xuất khẩu các sản phẩm nông,lâm,thuỷ sản qua Công ty Thương mại GMC và các công ty trực tiếp xuất nhập khẩu.
- Nhập khẩu các nguyên vật liệu, vật tư máy móc, thiết bị... để phục vụ xuấ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status