Giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu tại Công ty xuất nhập khẩu Máy Hà Nội - pdf 12

Download Luận văn Giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu tại Công ty xuất nhập khẩu Máy Hà Nội miễn phí



MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 3
I. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ CÁC HÌNH THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN 3
1. Khái niệm và sự cần thiết phải hoàn thiện hoạt động nhập khẩu ở các doanh nghiệp kinh doanh XNK 3
2. Vai trò của hoạt động nhập khẩu đối với nền KTQD 4
3. Các hình thức của hoạt động nhập khẩu 7
II. NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU 10
1. Nghiên cứu thị trường 10
2. Lựa chọn cách giao dịch 14
3. Lập phương án kinh doanh hàng hóa 16
4. Đàm phán và kí kết hợp đồng kinh doanh 17
5. Tổ chức thực hiện hợp đồng 19
III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HÀNG HÓA NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 23
1. Các nhân tố thuộc về Doanh nghiệp 24
1.1. Bộ máy tổ chức quản lý 24
1.2. Nguồn lực tài chính 25
1.3. Yếu tố con người 25
1.4. Yếu tố tổ chức mạng lưới kinh doanh 25
2. Các nhân tố bên ngoài Doanh nghiệp 26
2.1. Các chế độ chính sách luật pháp quốc gia và quốc tế 26
2.2. Ảnh hưởng của sự biến động thị trường trong nước và thị trường nước ngoài 28
2.3. Ảnh hưởng của hệ thống tài chính ngân hàng 29
2.4. Trình độ cơ sở hạ tầng 29
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY XNK MÁY HÀ NỘI 31
I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY XNK MÁY HÀ NỘI 31
1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty Xuất Nhập Khẩu Máy Hà Nội 31
2. Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Công ty Xuất Nhập Khẩu Máy Hà Nội 32
2.1. Chức năng 32
2.2. Nhiệm vụ 33
3. Sơ đồ cơ cấu tồ chức 34
4. Nguồn vốn kinh doanh của Công ty 37
II. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU MÁY HÀ NỘI 39
1. Tình hình chung 39
1.1. Tình hình doanh thu 40
1.2. Tình hình lợi nhuận 42
1.3. Mặt hàng kinh doanh chủ yếu và cách nhập khẩu 43
1.4. Đặc điểm về thị trường nhập khẩu 45
2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa của Công ty Xuất Nhập Khẩu Máy Hà Nội 47
2.1. Phân tích hoạt động nhập khẩu theo khu vực thị trường 47
2.2. Phân tích hoạt động nhập khẩu theo cơ cấu mặt hàng 49
2.3. Phân tích hoạt động nhập khẩu theo cách nhập khẩu 52
2.4. Phân tích nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa của Công ty trong thời gian vừa qua 55
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU MÁY HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN QUA 59
1. Thuận lợi 60
2. Khó khăn 61
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU MÁY HÀ NỘI 67
I. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 67
1. Định hướng về xuất khẩu 67
2. Định hướng về nhập khẩu 67
3. Mục tiêu, phương hướng kinh doanh của Công ty XNK Máy Hà Nội trong thời gian tới 68
II. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY XNK MÁY HÀ NỘI 70
1. Giải pháp đối với Công ty 71
1.1. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường 71
1.2. Đa dạng hóa các hình thức nhập khẩu 72
1.3. Cải tiến quy trình nghiệp vụ nhập khẩu cho phù hợp 73
1.4. Hoàn thiện bộ máy quản lý và tổ chức tốt nguồn nhân lực 74
2. Một số kiến nghị 78
2.1. Kiến nghị với cơ quan Nhà nước 78
2.2. Kiến nghị với Công ty 82
Kết luận 86
Danh mục bảng, biểu, đồ thị 88
Danh mục tài liệu tham khảo 89
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32888/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

các ngành có sự khác nhau. Điều này do đặc điểm và tính chất hoạt động của ngành đó quyết định. Kinh doanh thương mại là lĩnh vực lưu thông và phân phối hàng hóa nên vốn lưu động chiếm tỉ lệ chủ yếu trong vốn kinh doanh.
Các DN Nhà nước được đầu tư vốn hàng năm phải nộp một khoản tiền nhất định vào Ngân sách Nhà nước do đã sử dụng một khoản vốn của Nhà nước. Căn cứ để tính số tiền về sử dụng vốn Ngân sách là tổng số vốn thuộc diện phải thu phí sử dụng vốn và tỉ lệ thu.
Theo quyết định tại điều 11 Nghị định số 27/1999/NĐ-CP ngày 20/4/1999 và Thông tư số 62/1999/ TT-BTC ngày 7/6/1999 thì ngoài số vốn Nhà nước đầu tư, DN Nhà nước phải tự huy động vốn dưới nhiều hình thức: phát hành trái phiếu, cổ phiếu, vay vốn, nhận vốn góp và các hình thức khác để kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về việc huy động vốn. Việc huy động vốn không được thay đổi hình thức sở hữu của DN và phải tuân theo các quy định của Pháp luật hiện hành.
Giống như nhiều Công ty có hoàn cảnh tương tự, Machino luôn trong tình trạng thiếu vốn kinh doanh. Ngay từ thời kỳ ban đầu khi tách ra khỏi Tổng Công ty Máy và phụ tùng để làm đơn vị trực thuộc, Công ty chỉ có hơn 5 tỉ đồng để làm vốn kinh doanh. Với số vốn khiêm tốn như vậy để phát triển kinh doanh là một điều rất khó.
Bảng 1: Nguồn vốn của Công ty qua các năm (triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Nguồn vốn
5646,7
5699,5
5749,7
Tăng giảm (%)
100
-0,127
+1,95
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty qua các năm 2000 đến 2002)
Trong hơn 4 năm hoạt động nguồn vốn kinh doanh của Công ty hầu như không đổi, hoạt động không đem lại hiệu quả vì khó khăn lớn đối với Công ty là nguồn vốn rất hạn hẹp, hàng tồn kho nhiều nên thường phải kinh doanh bằng nguồn vốn vay.
Chính vì lẽ đó mà việc kinh doanh chủ yếu bằng vốn vay ngắn hạn của các Ngân hàng là điều hết sức khó khăn, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Để trả nợ Ngân hàng đúng hạn thì việc bán hàng và thu hồi vốn theo các hợp đồng đã ký và đang được thực hiện phải hết sức khẩn trương và đúng thời cơ, đây cũng chính là lý do chính mà Công ty không có khả năng dự trữ các mặt hàng thời vụ để XK
Hiện nay vay vốn của các tổ chức tín dụng là rất khó khăn vì lâu nay việc vay vốn chỉ được thực hiện thông qua thế chấp. Điều này đòi hỏi DN phải có tài sản cầm cố, hay là hàng hóa trong kho hay là tài sản cố định nhưng phần lớn các DN không có quyền sở hữu mà chỉ có quyền quản lý, khai thác và sử dụng
II. Thực trạng hoạt động nhập khẩu tại công ty xuất nhập khẩu Máy Hà Nội
1. Tình hình chung
NK là một mảng lớn trong số các hoạt động sản xuất kinh doanh của Machinoimport và là hoạt động kinh doanh mang tính định hướng lâu dài của Công ty. Vì vậy để đánh giá nó một cách chi tiết tỉ mỉ thật khó, chúng ta chỉ đi phân tích trên một số mặt chính sau:
1.1. Tình hình doanh thu
Quá trình sản xuất của DN sau mỗi kỳ hạch toán có những khoản thu bằng tiền được gọi là doanh thu của DN trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Với khoản thu nhập này để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo DN phải bỏ ra những phần nhất định để bù đắp chi phí cho toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh đã thực hiện. Hiện nay trong nền kinh tế thị trường một DN thường hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau nên DN cũng có nhiều loại doanh thu khác nhau:
ỉ Doanh thu từ hoạt động kinh doanh: Là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên thị trường sau khi đã trừ đi các khoản chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ), phần thu từ trợ cấp của Nhà Nước khi thực hiện cung cấp hàng hóa và dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước.
Đây là bộ phận thu nhập chủ yếu chiếm tỉ trọng lớn trong tổng thu nhập, nó quyết định sự tồn tại của DN.
ỉ Doanh thu từ các hoạt động khác bao gồm: Các khoản thu nhập từ các hoạt động đầu tư ra nước ngoài DN, thu từ hoạt động mua bán tín phiếu, cổ phiếu, trái phiếu...thu từ cho thuê tài sản, liên doanh, góp vốn cổ phần, thu từ hoạt động liên kết, thu lãi tiền vay, tiền nợ đã xóa nay lại thu hồi được, thu do hoàn nhập dự phòng đã trích năm trước nhưng không sử dụng và các khoản thu khác.
Sau hơn 4 năm hoạt động kể từ khi tách khỏi Tổng Công ty Máy và Phụ tùng, doanh thu từ các hoạt động kinh doanh của Công ty có nhiều thay đổi theo chiều hướng không mấy lạc quan. Các nguồn đóng góp vào tổng doanh thu chủ yếu là từ hoạt động XNK, từ cửa hàng ăn uống Hàn Quốc, trung tâm thương mại Đông Anh và từ việc cho thuê văn phòng, kho bãi...
Bảng 2: Tình hình biến động về tổng doanh thu
của Công ty MachinoImport Hà Nội (tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Trị giá
+/-
(%)
Trị giá
+/-
(%)
Trị giá
+/-
(%)
S doanh thu
102,7
-26,0
100
91,2
-11,5
100
146,0
+37,5
100
D.thu XNK
54,4
-38,6
53.0
50,2
-4,2
58,0
97,0
+46,8
71,0
D.thu khác
48,3
+8,0
47,0
41,0
-7,3
42,0
49,0
+9,0
29,0
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty Công ty các năm 2000-2002)
Qua bảng trên ta thấy tổng doanh thu năm 2000 giảm 26% so với năm trước, trong đó doanh thu hàng XNK giảm 38,6%, ngược lại doanh thu từ các nguồn khác lại tăng 8%. Điều đó một phần là do những khó khăn chung của cả nước như vẫn còn tác động bởi cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, đầu tư trong nước và nước ngoài tăng không đáng kể, chịu ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt nên sức mua trong nước không tăng, cạnh tranh gay gắt, tệ nạn buôn lậu và gian lận thương mại chưa bị ngăn chặn...đã ảnh hưởng xấu tới các hoạt động kinh doanh của các DN. Ngoài ra Công ty vẫn chưa thoát khỏi những khó khăn cố hữu từ khi thành lập.
Sang tới năm 2001, Tổng doanh thu vẫn tiếp tục giảm, tổng doanh thu chỉ đạt 91,2 tỉ đồng-giảm 11,5% so với năm 2000, trong đó cả doanh thu hàng XNK và doanh thu từ các nguồn khác đều giảm một lượng tương ứng là 4,2% và 7,3%.
Đến năm 2002 nhờ có chiến lược đúng đắn của Ban lãnh đạo Công ty cũng như những nỗ lực của các cán bộ công nhân viên tổng doanh thu đã đạt được xấp xỉ kế hoạch đề ra, tồng doanh thu năm này đạt 146 tỉ đồng, tăng 37,5% so với năm 2001 trong đó cả doanh thu hàng XNK và doanh thu từ các nguồn khác đều tăng tương ứng là 46,8% và 9%.
1.2. Tình hình lợi nhuận
DN là một tổ chức kinh tế độc lập có tư cách pháp nhân được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là sản xuất kinh doanh. Có nhiều loại hình DN với nhiều hình thức sở hữu khác nhau. như: DN Nhà Nước, DN cổ phần, DN trách nhiệm hữu hạn, DN tư nhân...Tất cả các loại hình DN này đều phải sản xuất kinh doanh, đều nhằm mục tiêu là lợi nhuận và bắt buộc phải có lợi nhuận nếu như không muốn bị phá sản.
Theo Mác thì lợi nhuận chính là phần thặng dư vượt quá sức lao động tất yếu do người lao động sáng tạo ra trong quá trình sản xuất và được đo bằng khoản tiền chênh lệch giữa thu nhập và toàn bộ chi phí bỏ ra để có được khoản thu nhập đó. Từ khái niệm đó ta có công thức xác định lợi nhuận như sau:
Lợi nhuận = T...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status