Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh trong việc kinh doanh máy tính và thiết bị tin học của Công ty QTECH - pdf 12

Download Luận văn Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh trong việc kinh doanh máy tính và thiết bị tin học của Công ty QTECH miễn phí



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HOÁ 3
1.1. KHÁI NIỆM CẠNH TRANH. 3
1.1.1. Các quan điểm về cạnh tranh. 3
1.1.2. Khái niệm cạnh tranh. 4
1.2. PHÂN LOẠI CẠNH TRANH. 4
1.2.1. Căn cứ theo ngành. 4
1.2.1.1.Cạnh tranh giữa các ngành. 4
1.2.1.2. Cạnh tranh trong nội bộ ngành. 5
1.2.2. Căn cứ vào chủ thể tham gia cạnh tranh. 5
1.2.1.1. Cạnh tranh giữa người mua và người bán. 5
1.2.2.2. Cạnh tranh giữa người mua với nhau. 5
1.2.2.3. Cạnh tranh giữa người bán với nhau. 5
1.3. CÁC CÔNG CỤ VÀ HÌNH THỨC CẠNH TRANH. 6
1.3.1. Các công cụ cạnh tranh. 6
1.3.1.1. Cạnh tranh bằng sản phẩm. 6
1.3.1.2. Cạnh tranh bằng giá. 6
1.3.2.2. Cạnh tranh bằng dịch vụ. 7
1.3.2.3.Cạnh tranh bằng uy tín. 8
1.2.3.4. Cạnh tranh thông qua hệ thống phân phối và dịch vụ sau bán hàng. 9
1.3.CÁC HÌNH THỨC CẠNH TRANH. 9
1.3.1. Cạnh tranh trực diện. 9
2.3.2. Cạnh tranh không trực diện. 10
1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HOÁ. 10
1.4.1. Các nhân tố thuộc bản thân hàng hoá ảnh hưởng đến sức cạnh tranh. 10
1.4.1.1. Nhân tố giá cả. 11
1.4.1.2. Nhân tố chất lượng. 11
1.4.2.3. Nhân tố mẫu mã. 11
1.4.2.4. Nhân tố nhãn hiệu. 12
1.5. NHÂN TỐ TỪ PHÍA DOANH NGHIỆP. 13
1.5.1. Uy tín và vị trí của doanh nghiệp trên thị trường. 13
1.5.2. Mục tiêu kinh doanh và các chiến lược phát triển và kinh doanh của doanh nghiệp 14
1.5.3. Các dịch vụ sau bán hàng của doanh nghiệp. 14
1.5.3.1. Hoạt động Marketing của doanh nghiệp. 15
1.5.3.2. Hoạt động phân phối sản phẩm của đoanh nghiệp. 15
1.5.4. Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp. 16
1.5.4.1. Nhu cầu của khách hàng. 16
1.5.4.2. Đối thủ cạnh tranh. 16
1.5.4.3. Chính sách của Nhà nước. 17
1.5.4.4. Tình hình phát triển hoạt động kinh doanh của sản phẩm. 17
1.5.4.5. Xu hướng phát triển chung của nền kinh tế trong nước và thế giới. 18
1.6. CÁC MÔ HÌNH PHÂN TÍCH SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HOÁ. 18
1.6.1. Mô hình 3C: 18
1.6.2. Đồ thị đa giác cạnh tranh: 19
1.6.3. Chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm: 20
1.7. CÁC TIÊU CHÍ ĐO LƯỜNG SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HOÁ. 22
1.7.1. Tiêu chí dựa trên uy tín và hình ảnh của hàng hoá. 22
1.7.2. Các dịch vụ sau bán hàng. 22
1.7.3. Các tiêu chí chủng loại của hàng hoá. 23
1.7.4. Tiêu chí về thị phần của hàng hoá. 23
CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA CÁC THIẾT BỊ TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH CỦA CÔNG TY QTECH HIỆN NAY. 25
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY QTECH. 25
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. 25
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty. 26
2.1.3. Các lĩnh vực kinh doanh của công ty. 26
2.1.3.1. Tư vấn hỗ trợ khách hàng. 27
2.1.3.2. Cơ sở dữ liệu và phần mềm ứng dụng: 27
2.1.3.3. Dịch vụ kỹ thuật và phân phối các sản phẩm công nghệ thông tin: 27
2.1.3.4. Hỗ trợ các doanh nghiệp về công nghệ thông tin: 28
2.1.3.5. Kết quả kinh doanh của công ty. 28
2.2. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC CẠNH TRANH CÁC SẢN PHẨM THIẾT BỊ TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH. 29
2.2.1. Đặc điểm về sản phẩm của công ty. 29
2.2.1.1. Máy tính: 29
2.2.1.2. Thiết bị: 30
2.2.2. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ của công ty. 31
Tên hàng 32
Nhập khẩu 32
Bán ra 32
2.2.3. Đặc điểm về cơ cấu lao động của công ty. 34
2.2.4. Đặc điểm về năng lực tài chính của công ty. 36
2.2.5. Đặc điểm về mục tiêu kinh doanh của công ty hiện nay. 37
2.2.3.1. Mục tiêu khách hàng: "Khách hàng là thượng đế". 37
2.2.3.2. Mục tiêu kinh doanh có hàm lượng công nghệ cao. 38
2.2.3.3. Mục tiêu đối tác kinh doanh lớn nhất. 38
2.2.3.4. Mục tiêu kinh doanh những sản phẩm nổi tiếng nhất. 39
2.2.3.5. Mục tiêu dịch vụ đến khu vực khách hàng đông nhất. 39
2.2.3.6. Mục tiêu kinh doanh đến những khu vực có nhu cầu cấp thiết nhất và thị trường lớn nhất. 39
2.2.3.7. Mục tiêu xây dựng môi trường sống và làm việc sáng tạo nhất. 40
2.2.3.8. Mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ tận tuỵ có năng lực cao nhất. 40
2.2.3.9. Mục tiêu quản trị kinh doanh tốt nhất. 40
2.3.UY TÍN VÀ VỊ TRÍ CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN THỊ TRƯỜNG. 41
2.3.1. Các hoạt động marketing của Doanh nghiệp. 42
2.4. THỰC TRẠNG CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CÁC THIẾT BỊ TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH CỦA CÔNG TY QTECH. 45
2.4.1. Thực trạng về sức cạnh tranh của máy tính và các thiết bị tin học của công ty QTECH trên thị trường hiện nay. 45
2.4.2. Thực trạng của việc thực hiện các tiêu chí đánh giá sức cạnh tranh các thiết bị tin học và máy tính của công ty QTECH. 47
2.4.2.1. Thực trạng việc thực hiện các tiêu chí về kỹ thuật, chất lượng và mẫu mã của các thiết bị tin học và máy tính của Công ty. 47
2.4.2.2. Các hoạt động của công ty nhằm thực hiện tiêu chí mức độ phù hợp về giá cả các thiết bị tin học và máy tính của công ty trên thị trường. 48
2.4.2.3. Thực trạng việc thực hiện các hoạt động Marketing để thúc đẩy nhu cầu của khách hàng. 49
2.4.2.4.Thực trạng về khả năng phát triển và chiếm lĩnh thị phần của hàng hoá. 51
2.4.3. Phân tích và đánh giá các đối thủ cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh thiết bị tin học và máy tính của công ty hiện nay. 52
2.4.4. Áp lực của môi trường cạnh tranh và tình hình cạnh tranh các sản phẩm thiết bị tin học và máy tính có ảnh hưởng tới công ty QTECH. 54
2.4.5. Các biện pháp mà công ty đã áp dụng để nâng cao sức cạnh tranh các sản phẩm thiết bị tin học và máy tính của công ty QTECH. 55
2.5. ĐÁNH GIÁ SỨC CẠNH TRANH VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CÁC THIẾT BỊ TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH CỦA CÔNG TY QTECH. 60
2.5.1. Các ưu điểm trong việc nâng cao sức cạnh tranh các thiết bị tin học và máy tính của công ty. 60
2.5.2. Các tồn tại trong việc nâng cao sức cạnh tranh các thiết bị tin học và máy tính của công ty. 61
2.5.3. Nguyên nhân của các tồn tại. 63
2.5.3.1. Nguyên nhân khách quan. 63
2.5.3.2. Nguyên nhân chủ quan. 64
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CÁC THIẾT BỊ TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH CỦA CÔNG TY QTECH. 66
3.1. CÁC PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA NHÓM HÀNG THIẾT BỊ TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI. 66
3.1.1. Phương hướng và các biện pháp hoàn chỉnh giá đối với mặt hàng máy tính và thiết bị tin học của công ty IT – JS. 66
3.1.2. Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. 68
3.1.3. Việc áp dụng các chính sách yểm trợ của công ty 70
3.1.4. Biện pháp quảng cáo. 73
3.1.5. Những định hướng kinh doanh của công ty trong thời gian tới. 75
3.1.6. Mục tiêu của công ty trong giai đoạn tới 76
3.2. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG VIỆC NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CÁC THIẾT BỊ TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH CỦA CÔNG TY QTECH. 80
3.2.1. Chính sách quốc gia về phát triển công nghệ thông tin. 80
3.2.2. Tình hình chính trị pháp luật trong nước. 81
3.2.3. Các thách thức từ môi trường cạnh tranh. 82
3.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CÁC THIẾT BỊ TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH CỦA CÔNG TY QTECH. 82
KẾT LUẬN 87
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32822/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ng lại cho họ tốt hay hơn họ mong đợi và chỉ khi khách hàng thoả mãn thì QTECH mới có lợi nhuận. Vậy mục đích kinh doanh của QTECH là tạo tối đa lượng khách hàng được thoả mãn nhu cầu thông qua QTECH.
2.2.3.2. Mục tiêu kinh doanh có hàm lượng công nghệ cao.
Công nghệ cao tạo ra giá trị gia tăng tốt hơn những cố gắng khác. Trong nhiều năm QTECH kiên trì hướng hoạt động kinh doanh chủ chốt của QTECH vào lĩnh vực công nghệ cao có triển vọng. Mục tiêu công nghệ cao phù hợp với chiến lược phát triển nhân lực của QTECH. Hướng tới mục tiêu hàm lượng công nghệ cao sẽ tạo cho công ty ưu thế cạnh tranh. Vì mục tiêu này công ty luôn ưu tiên cho các hoạt động kinh doanh có hàm lượng công nghệ cao. Tuy nhiên công ty không hướng tới mục tiêu này một cách viển vông mà công ty luôn suy nghĩ rằng công nghệ cao không vì công ty mà công nghệ cao là vì khách hàng, phải đảm bảo cho khách hàng đạt được mục tiêu đặt ra khi ứng dụng kỹ thuật công nghệ, phải bảo vệ sự đầu tư của khách hàng. Công ty luôn đặt mình vào vị trí khách hàng xem mình có bỏ tiền ra để mua các sản phẩm đó không. Kinh doanh theo hướng công nghệ cao còn tạo ra hình ảnh đẹp của một Công ty công nghệ.
2.2.3.3. Mục tiêu đối tác kinh doanh lớn nhất.
QTECH đã rất đúng khi quan hệ với những đối tác đứng đầu thế giới như: IBM, COMPAQ, HP, EPSON... Những hãng này đều có thị trường lớn trên toàn cầu, hơn nữa kỹ thuật công nghệ của các hãng lớn thường là các chuẩn công nghiệp. Theo đuổi mục tiêu này, QTECH không sợ lạc đường, yên tâm đi theo. Những hãng lớn có thị trường kinh doanh ổn định và hệ quả là QTECH có thị trường ổn định. Ngoài ra, quan hệ với các hãng lớn sẽ có cơ hội học hỏi rất nhiều về các lĩnh vực trong hoạt động kinh doanh.
2.2.3.4. Mục tiêu kinh doanh những sản phẩm nổi tiếng nhất.
Chọn sản phẩm nổi tiếng nhất, dễ bán, dễ đạt doanh số cao. Sản phẩm nổi tiếng nhất có lợi là ít tốn chi phí quảng cáo. Khi kinh doanh các sản phẩm nổi tiếng nhất tất nhiên QTECH cũng nổi tiếng theo.
2.2.3.5. Mục tiêu dịch vụ đến khu vực khách hàng đông nhất.
Ngày nay, ngành kinh tế dịch vụ trên thế giới tăng trưởng với tốc độ rất nhanh (đặc biệt với khu vực Asian - Pacific, tốc độ tăng trưởng là 30 - 40%/năm). Tuy vậy các dịch vụ cao cấp không có được tốc độ tăng trưởng này, doanh số các dịch vụ cao cấp cho thiểu số những người giàu hầu như không tăng, phần tăng trưởng chủ yếu tập trung vào các dịch vụ phổ thông cho cộng đồng dân cư đông đảo. QTECH đã đi đúng hướng khi mở các dịch vụ phổ thông cho khu vực khách hàng đông đảo: Internet, trang bị máy tính và các thiết bị tin học cho giáo dục và đào tạo...
2.2.3.6. Mục tiêu kinh doanh đến những khu vực có nhu cầu cấp thiết nhất và thị trường lớn nhất.
Nhu cầu là động lực cao nhất của thị trường, trong đó nhu cầu có vai trò tích cực nhất. Nếu so sánh ngành năng lượng và ngành viễn thông ta sẽ thấy nhu cầu tin học hoá của cả hai ngành đều rất cao, nhưng nhu cầu của ngành viễn thông cấp thiết hơn, vì vậy ngành viến thông là khách hàng quan trọng hơn ngành năng lượng. Các ngành có nhu cầu tin học hoá cấp thiết như ngân hàng, tài chính, hàng không... là khu vực tốt nhất để QTECH định hướng tập trung các cố gắng. Các công ty nước ngoài, công ty liên doanh là một khu vực cần sự quan tâm cao hơn nữa, vì nhu cầu của họ là có thực và ngày càng gia tăng theo tiến độ đầu tư, khai thác. Thị trường lớn cũng là yếu tố cần quan tâm. Trong thời gian qua QTECH chỉ tập trung vào mảng thị trường của máy IBM và Compaq mà bỏ qua mảng thị trường rất lớn của các hãng máy tính khác đặc biệt là máy tính clones.
2.2.3.7. Mục tiêu xây dựng môi trường sống và làm việc sáng tạo nhất.
Mỗi thành viên của QTECH đều đáng trân trọng nhưng môi trường để thành công còn quan trọng hơn nhiều. Thời gian người QTECH ở công ty nhiều hơn ở nhà, mọi người không chỉ làm việc ở công ty mà còn sống ở đó. Môi trường mà QTECH có mục tiêu xây dựng là:
Được làm công việc yêu thích với cường độ cao.
Được yêu thương, vui chơi giải trí để giải toả mọi căng thẳng trầm uất.
Có cơ hội phát triển bản thân.
Có cơ hội đóng góp cho tập thể, cho đất nước.
Ngoài ra phát huy vai trò của đoàn, phụ nữ, công đoàn trong việc xây dựng cuộc sống đầy đủ về vật chất phong phú về tinh thần cho mọi người trong ngôi nhà chung QTECH.
2.2.3.8. Mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ tận tuỵ có năng lực cao nhất.
Muốn bảo vệ và phát triển đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc chiến toàn cầu hoá, QTECH đặt ra mục tiêu:
Cán bộ QTECH phải là những người có lòng tận tuỵ và năng lực không ngừng được nâng cao.
Công tác tuyển dụng phải đạt hiệu quả cao nhất, phần lớn nhân viên đều là người tài.
2.2.3.9. Mục tiêu quản trị kinh doanh tốt nhất.
QTECH là một công ty sớm nhận thức vai trò của quản trị kinh doanh trong việc duy trì tốc độ phát triển nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo sự an toàn cao nhất. QTECH mục tiêu chú trọng nhiều hơn nữa đến công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ cán bộ kế cận.
2.3.UY TÍN VÀ VỊ TRÍ CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN THỊ TRƯỜNG.
QTECH là công ty dịch vụ 100% trong đó có dịch vụ phân phối sản phẩm công nghệ thông tin, hoạt động của QTECH mang tính chất loại hình kinh tế trí tuệ, kinh tế tri thức. Sức mạnh của QTECH là sức mạnh chất xám, sức mạnh của nguồn nhân lực ở việc thu hút, nuôi dưỡng, sử dụng hiệu quả nhân lực, tuy nhiên chỉ dựa vào sức mạnh trí tuệ của từng cá nhân là chưa đủ, các thành viên cần gắn kết với nhau trong một qui trình chung, qui trình chất lượng. Qui trình không chỉ để bộ máy vận hành hợp lý, trơn chu, hiệu quả, tạo chất lượng cao các dịch vụ, nhận biết nhu cầu khách hàng mà còn tạo ra cơ cấu hoạt động trong suốt để tăng cường tính tập thể, tính trách nhiệm của mỗi thành viên.
Thị trường tin học Việt Nam có môi trường phát triển rất tốt. Môi trường đó là sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng và của Nhà nước, là sự thuận lợ về mặt địa lý có nhiều cơ hội tiếp xúc với các luồng văn hoá khác nhau để tiếp thu các tinh hoa, tri thức, trình độ và tốc độ phát triển khoa học công nghệ hiện đại, thêm vào đó là truyền thống cần cù chịu khó tìm tòi, sáng tạo, coi trọng hoạt động trí óc tư duy...
Hạ tầng kỹ thuật được đầu tư mạnh mẽ, nền khoa học kỹ thuật từng bước được hiện đại là chỗ dựa cho hoạt động kinh doanh các sản phẩm tin học. Không những thế việc gia nhập mạng máy tính toàn cầu - Internet giúp cho QTECH rất nhiều trong việc thu thập thông tin, liên kết kinh doanh, tìm kiếm nguồn hàng, nhà cung ứng, mở rộng thị trường đầu vào và đầu ra, tìm kiếm khách hàng...
Hiện nay QTECH có thế và lực là uy tín của một Công ty tin học đang khẳng định vị trí của mình trên thị trường Việt Nam đối với khách hàng, bạn hàng và các đối tác. QTECH có hệ thống các bạn hàng truyền thống đáng tin cậy, các công ty mà QTECH làm đại lý phân phối máy tính và các thiết bị tin học khẳng định sẽ ủng hộ Công ty trong các hoạt động kinh doanh trong lĩn...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status