Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động bán hàng ở Công ty TNHH và thương mại Phú Bình - pdf 12

Download Đề tài Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động bán hàng ở Công ty TNHH và thương mại Phú Bình miễn phí



100 % mặt hàng của công ty đã được niêm yết giá trên mỗi sản phẩm. Công ty đã trang bị cho mỗi nhân viên bán hàng một máy Paml với nhiều chức năng và chứa được nhiều thông tinvề các sản phẩm, do vậy khách hàng luôn yên tâm về sự chính xác tuyệt đối trong quá trình thu ngân. Công ty cử 1 người chuyên môn để kiểm tra lượng hàng bán được hàng ngày so với báo cáo bán hàng và kiểm tra lượng hàng tồn cuối ngày


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32823/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ùng bán hàng phải được lựa chọn thật phù hợp. Khi chọn được địa điểm bán hàng thích hợp sẽ làm phát sinh quan hệ mua bán sản phẩm giữa doanh nghiệp và khách hàng, đồng thời cũng góp phần đẩy nhanh tiến độ tiêu thụ sản phẩm. Khi địa điểm không thích hợp như: ở xa khu dân cư, ở xa các đầu mối giao thông... thì nhu cầu tiêu thụ sản phẩm sẽ khó có thể được doanh nghiệp đáp ứng do người tiêu dùng ở xa nơi bán hàng và thiếu các thông tin cần thiết về sản phẩm của doanh nghiệp hay do nơi tiêu thụ ở vị trí khó khăn cho các phương tiện vận tải di chuyển và bốc dỡ hàng hoá.
Vì vậy, khi xem xét về hoạt động bán hàng đòi hỏi công ty phải tính đến sự tác động của nhân tố địa điểm tiêu thụ sản phẩm để có thể tránh được tình trạng tuy khả năng cung ứng lớn nhưng không đáp ứng tốt các nhu cầu của thị trường.
e. Áp dụng biện pháp Marketing hỗn hợp.
Các biện pháp Marketing hỗn hợp bao gồm 4 nhóm công cụ chủ yếu là chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả, chiến lược phân phối, chiến lược xúc tiến hỗn hợp.
Chiến lược sản phẩm giúp doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm có chất lượng, hình thức bao bì, mẫu mã... phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Ngoài ra, thông qua chiến lược sản phẩm mà doanh nghiệp tạo ra và đưa ra thị trường các sản phẩm đang ở giai đoạn đầu của chu kỳ sản phẩm.
Chiến lược giá bán sản phẩm cũng tạo ra sức hút lớn đối với người tiêu dùng. Trên thị trường, các quan hệ cung cầu sẽ quyết định giá bán sản phẩm. Nếu doanh nghiệp định giá bán thấp hơn giá thị trường thì sẽ thúc đẩy công tác tiêu thụ sản phẩm nhưng doanh nghiệp lại gặp khó khăn trong việc bù đắp chi phí sản xuất, chi phí tiêu thụ. Nếu doanh nghiệp định giá bán cao hơn giá thị trường sẽ khó thu hút khách hàng tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp, dẫn đến hàng hoá bị ứ đọng, hoạt động tiêu thụ sản phẩm bị ách tắc.
Chiến lược phân phối cũng góp phần đáng kể vào việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Qua chiến lược này, doanh nghiệp sẽ tạo lập được các kênh phân phối phù hợp để thực hiện việc di chuyển sản phẩm đến các địa điểm tiêu thụ. Với một mạng lưới kênh phân phối thích hợp sẽ giúp doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm không chỉ nhiều về số lượng mà còn nhanh về tiến độ.
Chiến lược xúc tiến hỗn hợp bao gồm các hàng loạt động từ quảng cáo, xúc tiến bán hàng, đến quan hệ với công chúng và dịch vụ sau bán hàng. Các hoạt động này không chỉ mang lại cho người tiêu dùng những thông tin đầy đủ, chính xác về các sản phẩm của doanh nghiệp mà còn mang lại những cảm giác thoải mái, dễ chịu cho khách hàng khi tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp. Qua đó người tiêu dùng sẽ có ấn tượng tốt đối với doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp trong quan hệ mua bán.
2.2 Sức ép của đối thủ cạnh tranh
Chiến thắng trong cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế của mình và mở rộng tương lai đầy triển vọng. Song thất bại trong cạnh tranh sẽ dẫn đến hậu quả bất lợi đối với doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp rất đa dạng như: các doanh nghiệp cùng ngành, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thay thế, các cơ sở sản xuất sản phẩm giả, sản phẩm “nhái” giống sản phẩm của doanh nghiệp, các cơ sở nhập lậu và tiêu thụ sản phẩm nhập lậu...
Sự cạnh tranh có thể diễn ra theo bốn cấp độ với mức độ gay gắt tăng dần như sau:
- Cạnh tranh mong muốn, tức là cùng một lượng thu nhập người ta có thể dùng vào mục đích này và không dùng hay hạn chế dùng vào mục đích khác. Ví dụ: xây nhà sẽ hạn chế chi cho du lịch...
- Cạnh tranh giữa các sản phẩm khác nhau để dùng thoả mãn một mong muốn. Ví dụ: bột giặt Omo và Tide... tuy khác về nhà sản xuất nhưng đều thoả mãn mong muốn về giặt đồ.
- Cạnh tranh trong cùng một loại sản phẩm. Ví dụ: Sunsilk bồ kết,Rejoice bồ kết...
- Cạnh tranh giữa các nhãn hiệu. Ví dụ: Unilever và P&G...
Do đó doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi để nắm bắt tình hình của đối thủ cạnh tranh để có biện pháp cạnh tranh phù hợp và giành chiến thắng trong cạnh tranh.
Đối với Phú Bình là nhà phân phối thuộc công ty Unilever Việt Nam thi đối thủ cạnh trạnh trực tiếp và lớn nhất là công ty P&G. Phần lớn các mặt hàng của công ty Unilever,đặc biệt là các sản phẳm dầu gội và nước tẩy rửa đang có sự cạnh tranh rất gay gắt với các sản phẩm của P&G. Chính vì vậy hoạt động bán hàng và các chính sách đối với đối thủ cạnh tranh được công ty Phú Bình rất quan tâm.Từ đó đưa ra các biện pháp cụ thể như có các chính sách ưu tiên cho khách hàng,các chương trình khuyến mãi,hậu mãi…để cạnh tranh một cách hiệu quả hơn nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động bán hàng của công ty.
3. Các nhân tố khác thuộc môi trường kinh doanh
3.1. Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế trước hết phản ánh qua tốc độ tăng trưởng kinh tế chung về cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế. Môi trường kinh tế cùng với các điều kiện, giai đoạn phát triển nền kinh tế, chu kỳ kinh doanh ảnh hưởng đến sức mua và cơ cấu chi tiêu của người tiêu dùng. Khi nền kinh tế ở giai đoạn khủng hoảng, tỷ lệ lạm phát cao, thuế khoá tăng... người tiêu dùng phải đắn đo để ra quyết định mua sắm. Việc này ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp và do đó tạo sự bất ổn trong việc mua bán sản phẩm hàng hoá trên thị trường. Nhưng khi nền kinh tế trở lại thời kỳ phục hồi và tăng trưởng thì việc mua sắm sẽ sôi động trở lại, làm cho hoạt động tiêu thụ diễn ra suôn sẻ. Trong thời kỳ phục hồi kinh tế, nhu cầu của những người tiêu dùng có thu nhập cao sẽ có xu hướng chuyển từ “ăn no mặc ấm” sang “ăn ngon mặc đẹp”. Đây là dịp để các doanh nghiệp nắm thời cơ, tạo ra sự thay đổi về hình thức, mẫu mã, bao bì sản phẩm, chất lượng sản phẩm... để lôi kéo khách hàng về với doanh nghiệp.
3.2. Môi trường chính trị và pháp luật
Môi trường này bao gồm hệ thống pháp luật và các văn bản dưới luật, các công cụ chính sách của nhà nước, tổ chức bộ máy và cơ chế điều hành của Chính phủ và các tổ chức chính trị - xã hội. Khi có sự ổn định về chính trị, sự nhất quán về các chính sách lớn, sẽ tạo bầu không khí tốt cho các doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Nhưng khi tình hình chính trị bất ổn sẽ gây ra tâm lý e sợ với phần đông người tiêu dùng. Người tiêu dùng sẽ có xu hướng cất trữ tiền chứ không đưa ra lưu thông nhiều, làm cho cầu suy giảm, dẫn đến hoạt động tiêu thụ bị đình trệ. Việc ban hành các đạo luật, chủ trương, chỉ thị cũng ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động tiêu thụ. Khi các bộ luật còn đang trong quá trình hoàn thiện sẽ dễ tạo khe hở cho các đối tượng làm ăn phi pháp tận dụng để tạo ra sự cạnh tranh bất bình đẳng với các cơ sở kinh doanh hợp pháp. Ví dụ: hàng lậu, hàng giả... dễ dàng cạnh tranh với sản phẩm thật trên phương diện giá cả, thậm chí cả mẫu mã, hình thức....
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status