Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam - pdf 12

Download Đề án Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam miễn phí
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
I.TỔNG QUAN VỀ NGÀNH GỖ VIỆT NAM: 2
1.Giới thiệu sơ lược về lịch sử phát triển của ngành sản xuất và chế biến gỗ: 2
2. Vai trò và những lợi ích kinh tế – xã hội từ việc phát triển ngành sản xuất , chế biến đồ gỗ xuất khẩu: 3
3. Đặc điểm của ngành sản xuất và chế biến gỗ: 4
II.THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM: 6
1.Những thành tựu ngành sản xuất, chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam đã giành được trong những năm gần đây: 6
2. Những thuận lợi với ngành chế biến, xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam: 8
3. Những khó khăn mà ngành sản xuất, chế biến gỗ của Việt Nam đang phải đối mặt: 10
III. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM ĐỒ GỖ CỦA VIỆT NAM: 16
1. Phát triển nguồn nguyên liệu, khai thác bền vững tài nguyên rừng: 16
2. Nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp trong công tác xúc tíến thương mại, quảng bá, xây dựng thương hiệu gỗ Việt Nam trên thị trường quốc tế: 17
3. Doanh nghiệp cần tìm cách nắm bắt kịp thời các thông tin cần thiết, tìm hiểu kỹ đặc điểm, nhu cầu, xu hướng của từng thị trường, từ đó mà có các chiến lược phát triển cho phù hợp: 19
4. Mở rộng liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư trong và ngoài nước nhằm xoá bỏ lối làm ăn tiểu nông nhỏ lẻ: 22
5. Tăng cường đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm: 22
6. Đẩy mạnh cải tiến công tác thiết kế sản phẩm, tạo cho sản phẩm sự khác biệt mang lại lợi thế cạnh tranh: 22
KẾT LUẬN 24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
Việt Nam vốn là đất nước có nhiều làng nghề truyền thống được hình thành và phát triển từ nhiều đồ nay. Trải qua hàng trăm. hàng ngàn năm, có rất nhiều nghề và làng nghề đã tồn tại và phát triển như một phần không thể tách rời lịch sử dân tộc. Như là làng nghề dệt vải, làm gốm sứ, đúc đồng, dệt chiếu, dệt thổ cẩm ... Trong đó chúng ta không thể không kể đến nghề làm đồ gỗ truyền thống đã gắn bó với cuộc sống của bao thế hệ người dân Việt Nam từ thuở cha ông ta dựng nước đến nay. Những sản phẩm của nghề này không chỉ đáp ứng nhu cầu hàng ngày mà còn là những sản phẩm văn hóa phục vụ cho đời sống tinh thần của người dân Việt.

Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, ngành nghề truyền thống này đã phát triển thành ngành công nghiệp sản xuất và chế biến gỗ. Sản phẩm của ngành là mặt hàng xuất khẩu mang nhiều nét đặc trưng độc đáo của nền văn hóa dân tộc, do vậy nó cũng là thông điệp giới thiệu cho bạn bè quốc tế về đất nước, cảnh quan thiên nhiên và con người Việt Nam. Bên cạnh đó, các sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam còn đem lại giá trị ngoại tệ rất lớn. Chính bởi những lợi ích kinh tế – xã hội lâu dài và tiềm năng phát triển của chúng mà hiện nay nhà nước đang có nhiều biện pháp và chính sách để khuyến khích ngành chế biến sản xuất gỗ xuất khẩu phát triển.

Trong đề án này tui xin được đề cập đến ba vấn đề lớn là: tổng quan về ngành gỗ Việt Nam, thực trạng của ngành sản xuất chế biến gỗ xuất khẩu và các giải pháp để đẩy mạnh ngành nghề này.

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện, do còn nhiều sai sót và kiến thức còn hạn hẹp nên không tránh khỏi những sai sót. Rất mong sự góp ý của thầy cô và các bạn.

tui xin Thank thầy Nguyễn Đình Trung đã trực tiếp hướng dẫn tui thực hiện đề tài này.










I.TỔNG QUAN VỀ NGÀNH GỖ VIỆT NAM:

1.Giới thiệu sơ lược về lịch sử phát triển của ngành sản xuất và chế biến gỗ:

Nghề sản xuất và chế biến đồ gỗ đã được hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời ở nước ta. Đây là ngành nghề có truyền thống đã hàng trăm ngàn năm, gắn liền với tên nhiều làng nghề, phố nghề, được biểu hiện qua nhiều sản phẩm tinh xảo và hoàn mỹ. Quá trình phát triển của các sản phẩm đồ gỗ truyền thống luôn gắn với những thăng trầm trong lịch sử của xã hội Việt Nam. Những kỹ năng, kinh nghiệm sản xuất được đúc rút, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác làm cho ngành nghề này ngày càng phong phú, đa dạng. Do vậy, nó đã phát triển và đúc kết được những tinh hoa truyền thống của dân tộc.

Từ thế kỷ XI dưới thời nhà Lý việc xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ cùng với những mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác đã được thực hiện. Qua 11 thế kỷ các phường thợ, làng nghề truyền thống đã trải qua nhiều bước thăng trầm, một số làng nghề bị suy vong nhưng bên cạnh đó cũng có một số làng nghề mới xuất hiện và phát triển. Hiện nay, chúng ta có khoảng hai trăm làng nghề làm đồ gỗ trên mọi miền Tổ quốc. Những làng nghề như:Vạn Điểm, Chàng Sơn, Hữu Bằng, Canh Đậu, Chuôn Ngọ (Hà Tây); Đồng Kỵ (Bắc Ninh); Vân Hà (Đông Anh, Hà Nội); Trực Ninh (Nam Định)… đã từ lâu trở nên quen thuộc với những người dân các tỉnh phía Bắc. Còn ở phía Nam các làng nghề mộc nổi tiếng thuộc về các tỉnh Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam (Kim Bồng), Đà Nẵng, Khánh Hoà, Đắc Lắc, Đồng Nai…

Thị trường xuất khẩu chủ yếu các sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam giai đoạn từ trước năm 1990 là khối các nước Đông Âu, Liên Xô theo những thoả thuận song phương. Sau 1990, thị trường này suy giảm bởi những biến động chính trị. Từ sau năm 2000 thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, EU, Nhật Bản, Nga và nhiều nước ASEAN.

Sau sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam càng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài, còn các nhà đầu tư trong nước thì mạnh dạn mở rộng sản xuất với quy mô lớn, nên hoạt động đầu tư trong lĩnh vực sản xuất và chế biến gỗ xuất khẳu đang tăng rất mạnh. Lực lượng doanh nghiệp trong ngành chế biến gỗ hiện nay có khoảng 1.800 doanh nghiệp, trong đó có trên 300 doanh nghiệp đang sản xuất hàng xuất khẩu. Cả nước có 3 cụm công nhiệp chế biến gỗ là: Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương; Bình Định – Tây Nguyên và Hà Nội – Bắc Ninh. Riêng Bình Dương đang có 371 doanh nghiệp sản xuât và xuất khẩu sản phẩm gỗ, trong đó có 176 doanh nghiệp trong nước và 195 doanh nghiệp có vốn FDI.


2. Vai trò và những lợi ích kinh tế – xã hội từ việc phát triển ngành sản xuất , chế biến đồ gỗ xuất khẩu:

a) Giúp chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá:

Trong quá trình phát triển các làng nghề, hoạt động sản xuất, chế biến đồ gỗ đã có vai trò tích cực góp phần tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, thu hẹp tỷ trọng nông nghiệp, chuyển lao động từ sản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp sang ngành nghề phi nông nghiệp có thu nhập cao hơn. Lịch sử ra đời và phát triển của mặt hàng này đã làm thay đổi cơ cơ cấu kinh tế nông thôn của các làng nghề. Sự tác động này đã tạo ra nền kinh tế đa dạng ở nông thôn không chỉ có ngành nông nghiệp thuần nhất, mà bên cạnh là các ngành thủ công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ, cùng tồn tại và phát triển.

Phát triển sản xuất đồ gỗ xuất khẩu là quá trình hình thành và phát triển các cơ sở, các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ ở nông thôn ngoại thành. Thông qua việc làm tăng thêm số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và quá trình tích tụ, tập trung sản xuất cũng như thông qua việc tích luỹ vốn của các cơ sở đó hay qua sự liên kết giữa các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, sự phát triển của ngành hàng này cho phép khai thác và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế hiện có trong nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng của nông nghiệp trong cơ cấu giá trị sản lượng.

Xét trên góc độ phân công lao động xã hội thì các sản phẩm đồ gỗ đã tác động tích cực tới sản xuất nông nghiệp các làng nghề. Nó có tác dụng trong việc chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp, trong nông nghiệp hình thành những khu vực nông nghiệp chuyên canh hoá, tạo ra năng suất lao động cao và nhiều sản phẩm hàng hoá. Quá trình chuyển dịch này được thực hiện dưới tác động của sản xuất và nhu cầu thị trường.

b) Giúp giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân:

Theo thống kê, nước ta hiện nay có khoảng 170.000 lao động trong ngành xuất khẩu đồ gỗ. Ở rất nhiều làng nghề phát triển, thu nhập từ sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ đã chiếm tới 70-80% tổng thu nhập người dân. Tại làng Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Tây tiền công trung bình một tháng của thợ phụ cũng khoảng 700.000 - 800.000 đồng, với những người thợ trình độ tay nghề cao hơn tiền công có thể xấp xỉ 2 triệu đồng một tháng. Thu nhập từ làm đồ gỗ chiếm phần lớn trong tổng thu nhập của cả làng. Hoạt động này không chỉ tạo ra một lượng lớn lao động mà còn giải quyết việc làm cho những lao động nông nghiệp nhàn rỗi sau vụ sản xuất. Ở nhiều làng nghề, những người nông dân, trong những vụ nông nhàn hay ngoài giờ ra đồng lại chính là những người thợ thủ công tài hoa.


c) Giúp giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và phát huy nét đẹp truyền thống:

Các sản phẩm đồ gỗ Việt Nam, đặc biệt là đồ gỗ thủ công mỹ nghệ là kết tinh tài năng, óc sáng tạo của người thợ dựa trên bề dày văn hoá bốn nghìn năm của dân tộc. Nhiều sản phẩm đã vượt qua giá trị hàng hoá đơn thuần, trở thành sản phẩm văn hoá, là biểu tượng đẹp đẽ của truyền thống dân tộc Việt Nam. Ngày nay, nền sản xuất công nghiệp hiện đại phát triển mạnh mẽ, các sản phẩm đồ gỗ công nghiệp được sử dụng và tiêu thụ khắp nơi. Tuy nhiên, chúng ta cần tạo cho sản phẩm những nét riêng, độc đáo mang bản sắc văn hoá đặc trưng của dân tộc hay của mỗi vùng miền (như những nét chạm trổ bằng tay), từ đó mà làm nên lợi thế cạnh tranh riêng của sản phẩm “Made in Viet Nam”. Do vậy, đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ thủ công mỹ nghệ nói riêng và các sản phẩm đồ gỗ khác nói chung sẽ góp phần giới thiệu và quảng bá văn hoá Việt Nam với bạn bè Quốc tế.

d) Góp phần đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho đất nước và mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế:

Sản phẩm đồ gỗ không chỉ là một mặt hàng chủ lực của Việt Nam mà chúng còn có thể mang những yếu tố văn hoá đậm nét. Điển hình là trên những sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ tryền thống thường biểu đạt phong cảnh sinh hoạt, con người, cảnh quan thiên nhiên, lễ hội truyền thống, quan niệm về tự nhiên… Những nét chấm phá nghệ thuật trên các sản phẩm chạm khắc gỗ, khảm trai… vói cánh cò bay, cành trúc uốn cong, mái đình, cây đa, con đò, bến nước, con sông trải dài… đã thể hiện hình ảnh đất nước, con người và tâm hồn tình cảm Việt Nam, làm cho người nước ngoài thêm yêu mến dân tộc và đất nước Việt Nam.

xDicBy2b71FwtL9
Đề án Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm
Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam vào thị trường
Nghiên cứu tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường
Hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường EU
vài giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu quế và hồi của Công ty cổ
vài biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở
Đề án Thực trạng xuất khẩu đồ gỗ của các doanh nghiệp Việt
Chiến lược phát triển ngành gỗ xuất khẩu Việt Nam sang thị
Đề án Giải pháp đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ
vài giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản
vài giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
vài giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gạo trực tiếp
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status