Một số biện pháp thúc đẩy công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty TSC - pdf 12

Download Luận văn Một số biện pháp thúc đẩy công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty TSC miễn phí



MỤC LỤC
Lời nói đầu.
Lời cảm ơn.
Chương I: Không ngừng củng cố và phát triển công tác tiêu thụ sản phẩm là nhiệm vụ cấp thiết của doanh nghiệp trong cơ chế mới.
I. Những vấn đề cơ bản về tiêu thụ sản phẩm.
1.Khái niệm tiêu thụ.
2. Các hình thức tiêu thụ sản phẩm.
3. Vị trí của công tác tiêu thụ
II. Những nội dung cơ bản của quá trình tiêu thụ của doanh nghiệp.
1.Điều tra đánh giá nhu cầu thị trường.
2. Xây dựng chính sách giá.
3. Thiết lập các đại lý tiêu thụ.
4. Tìm kiếm khách hàng.
5. Thương lượng đàm phán.
6. Giao nhận sản phẩm.
7. Các dịch vụ trong quá trình tiêu thụ.
III. Những nhân tố ảnh hưởng tới công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
1.Các nhân tố chủ quan.
2.Các nhân tố khách quan.
3.Tính tất yếu của việc không ngừng củng cố và phát triển công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
3.1.Thị phần của doanh nghiệp.
3.2.Thực chất của củng cố và phát triển công tác tiêu thụ sản phẩm.
Chương II: Thực tế công tác tiêu thụ tại công ty thương mại và dịch vụ.
I. Quá trình hình thành, phát triển và một số đặc điểm chủ yếu của công ty TSC.
1.Quá trình hình thành và phát triển.
2.Một số đặc điểm chủ yếu.
II. Tính chất sản phẩm của công ty thương mai và dịch vụ (TSC).
III. Thực trạng công tác tiêu thụ hàng hoá dịch vụ của công ty TSC.
1.Tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh doanh trong một số năm gần đây.
2.Công tác tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ trên thị trường nội địa.
3.Công tác tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ trên thị trường quốc tế.
IV. Đánh giá tình hình thực hiện công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty TSC.
1.Những tồn tại trong công tác tiêu thụ sản phẩmtại công ty TSC.
2.Nguyên nhân của những tồn tại.
Chương III. Một số đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty TSC.
1.Tăng cường và hoàn thiện công tác điều tra nghiên cứu thị trường.
2.Tổ chức lại và ổn định bộ máy-nâng cao trình độ phục vụ khách hàng.
3.Đẩy mạnh khai thác khách hàng, mở rộng thị trường.
4.Thực hiện các biện pháp chung về quản lý kinh doanh dịch vụ thương mại.
5.Tăng cường các hoạt động yểm trợ tiêu thụ sản phảm.
6.Một số kiến nghị đối với nhà nước.
Kết luận.
Mục lục.
Tài liệu tham khảo.
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32688/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

được thành lập bởi phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI - Vietnam Chamber of Commercal and Industry). VCCI là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận và là tổ chức tự nguyện, những quy định của phòng không có tính chất ràng buộc đối với các thành viên. Do tính chất này mà Phòng Thương mại không thể đứng ra trực tiếp thực hiện các dịch vụ và trực tiếp thu tiền của khách hàng. Vì vậy, công ty thương mại và doanh nghiệp ra đời, đáp ứng thích đáng nhu cầu của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam nói riêng ,cũng như là một tất yếu khách quan trong bối cảnh kinh tế đất nước đang ngày càng phát triển mạnh mẽ hoà nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực.
Công ty Thương mại và dịch vụ (TSC) là nơi cung cấp các dịch vụ cần thiết cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, nó là công ty đầu tiên ra đời ở Việt Nam với mục đích thực hiện các dịch vụ từ những thương nhân nước ngoài vào Việt Nam và ngược lại từ Việt Nam ra nước ngoài . Công ty Thương mại và dịch vụ có nhiệm vụ thay Phòng thương mại làm dịch vụ thu tiền của khách hàng và sau đó nộp lại cho Phòng thương mại một khoản hoa hồng cố định.
Là “con đẻ” của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Công ty Thương mại và dịch vụ đã khá thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh do Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, cũng như phòng thương mại ở các nước trên thế giới hoạt động theo chế độ cộng tác viên, nghĩa là:
Phòng thương mại là đầu mối thu gọn lượng khách hàng cùng với những yêu cầu về dịch vụ của họ. Sau đó chuyển những yêu cầu này xuống cho các cộng tác viên của mình thực hiện.
Cộng tác viên dịch vụ thu tiền của khách hàng sau đó giữ lại một khoản tiền (%) cho Phòng thương mại.
Xuất từ những thuận lợi này Công ty Thương mại và dịch vụ (TSC) từ khi mới ra đời đã không ngừng phát triển và ngày càng đang khẳng định vị trí của mình trên thị trường trong nưóc cũng như thị trường quốc tế.
Khi mới được thành lập Công ty Thương mại và dịch vụ (TSC) chỉ là một doanh nghiệp nhỏ với trụ sở chính tại 33 Bà Triệu - Hà Nội và với số vốn ban đầu do Phờng thương mại cấp là 4 tỷ đồng Việt Nam. Cơ cấu tổ chức cũng vẫn còn rất đơn giản bao gồm Tổng giám đốc, một Phó giám đốc và số lượng cán bộ công nhân viên là 45 người. Thế nhưng chỉ trong 10 năm tồn tại và phát triển, TSC đã trưởng thành từ một doanh nghiệp nhỏ tiến tới một doanh nghiệp khá lớn với hệ thống các chi nhánh, văn phòng thay mặt trên mọi miền đất nước, không những thế còn có cả các chi nhánh ở nước ngoài như TSC Singapore, TSC Nhật Bản ... Số lượng cán bộ công nhân viên từ 45 người ban đầu đã tăng lên 75 người phân bổ đều khắp chi nhánh. Vốn ban đầu là 4 tỷ đã tăng lên gần 100 tỷ vốn cố định chỉ sau 10 năm. Với sự phát triển này ,TSC ban đầu chủ yếu dựa vào các hợp đồng do phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam có được, thì nay đã có thể tự tìm được các hợp đồng cho riêng mình một cách độc lập và đứng ra thực hiện các hợp đồng đó không cần sự can thiệp của VCCI. Hơn thế nữa, TSC trong quá trình phát triển của mình đã không ngừng củng cố tổ chức cũng như đội ngũ cán bộ công nhân viên, không ngừng tìm tòi và thiết lập các mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác trong nước và quốc tế. Từ đó tự chuẩn bị cho mình những thị trường tiềm năng để làm cơ sở cho sự phát triển trong tương lai.
Tất cả những thành tựu mà TSC đã , đang ,và sẽ đạt được đã là một minh chứng đáng thuyết phục cho sự ra đời đúng đắn của TSC đối với phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, đối với nền kinh tế quốc dân .
2. Một số đặc điểm chủ yếu của Công ty TSC
2.1. Đặc điểm về vốn:
Công ty thương mại và dịch vụ trực thuộc phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam do Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội quyết định, có giấy phép đăng ký kinh doanh, là đơn vị thực hiện chế độ hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản tại Ngân hàng VietCombank và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Tổng số vốn khi mới thành lập là 4 tỷ đồng.
Trong đó: Vốn cố định: 1.700.000.000 đồng
Vốn lưu động: 2.300.000.000 đồng
Trong những năm gần đây do sự biến động của nền kinh tế công ty cũng có những biến động về vốn thể hiện như sau:
Biểu 1: Tình hình biến động về vốn của Công ty trong những năm qua (1999 - 2001)
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
1999
2000
2001
Tổng vốn kinh doanh
Vốn cố định
Vốn lưu động
tỷ đồng
-
-
57
22
35
69
30
39
83,5
39
44,5
Nhìn vào biểu ta thấy tổng vốn kinh doanh của công ty đã tăng đáng kể từ 57 tỷ năm 1999 lên 83,5 tỷ năm 2001 do Công ty đã kịp thời nắm bắt thị trường, khai thác và phục vụ nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng trong nước và nước ngoài. Bên cạnh đó thiết lập được thêm nhiều chi nhánh trong và ngoài nước đẩy nhanh năng lực kinh doanh và mở rộng thị trường.
Ngoài ra công tác huy động vốn của công ty được đẩy mạnh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Việc huy động vốn của công ty được thể hiện như sau:
Biểu 2: Tình hình huy động vốn của Công ty trong những năm qua
(1999 - 2001)
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
1999
2000
2001
Vốn tự bổ sung
Vốn liên doanh
Vốn tín dụng
Vốn vay VCCI
tỷ đồng
-
-
-
12
2,7
1,2
15
15,3
4,3
2
7
22,7
6
3
7
Tổng cộng
30,9
28,6
38,7
Như vậy ta thấy tình hình huy động vốn của công ty rất mạnh mẽ. Năm 1999 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ TSC phải vay vốn ngân hàng 1,2 tỷ và vay vốn cảu VCCI lên tới 15 tỷ nhưng cho đến năm 2000 và năm 2001 tỷ lệ vay vốn của VCCI đã giảm hẳn xuốngcòn có 7 tỷ và vay tín dụng năm 2000 là 2 tỷ và năm 2001 là 3 tỷ. Nhìn vào những con số này cho thấy TSC huy động vốn khá lớn và có hiệu quả.
2.2. Đặc điểm về vị trí địa lý:
Công ty Thương mại và dịch vụ có trụ sở chính tại số 33 Bà Triệu - Hà Nội với diện tích trên 300m2. Đây là vị trí trung tâm của thủ đô Hà Nội, nơi tập hợp các mối quan hệ, giao lưu trong và ngoài nước. Hơn nữa mạng lưới giao thông cũng rất thuận tiện cho công việc kinh doanh của TSC.
trong việc giao dịch buôn bán và cung cấp thông tin cho TSC trong nước. Thay mặt cho TSC trong nước thực hiện các hợp đồng ngay trên nước đó.
Cũng đóng vai trò như của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đối với Công ty Thương mại và dịch vụ (TSC) .TSC Hà Nội là trung tâm giao dịch của các chi nhánh .Về nguyên tắc ,các chi nhánh trực tiếp chịu sự chỉ đạo thực hiện của TSC Hà Nội ,mọi quyết định đều được đưa ra bởi TSC Hà Nội, nhưng trên thực tế các chi nhánh của TSC là các đơn vị độc lập ,cũng như TSC đối với Phòng Thương mại. Nghĩa là : cũng có cơ cấu tổ chức khép kín khá hoàn chỉnh , có đầy đủ các phòng ban như : Phòng kế toán, Phòng xuất nhập khẩu, Phòng tư vấn, Phòng kinh doanh... Giám đốc của các TSC chi nhánh trực tiếp thông báo tình hình hoạt động cho tổng giám đốc công ty Thương mại và dịch vụ (TSC) tại Hà Nội. Mọi quyết định về kinh doanh cử các TSC chi nhánh đều do giám đốc chi nhá...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status