Mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí (lấy ví dụ thực tế tại Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí PVEP) - pdf 12

Download Luận văn Mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí (lấy ví dụ thực tế tại Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí PVEP) miễn phí



Mục lục
 
Lời mở đầu 1
Chương 1
Một số vấn đề tổng quan về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 3
1.1. Khái niệm phân loại và động lực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp 3
1.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài 3
1.1.2. Phân loại đầu tư trực tiếp nước ngoài 3
1.1.2.1. Phân loại theo hình thức đầu tư 3
1.1.2.1. Phân loại theo cách thực hiện 4
1.1.3. Động lực đầu tư trực tiếp nước ngoài của các doanh nghiệp 5
1.2. Tác động của hoạt động đầu tư ra nước ngoài 7
1.2.1. Đối với nước đi đầu tư 7
1.2.1.1. Tích cực 7
1.2.1.2. Tiêu cực 8
1.2.2. Đối với nước tiếp nhận đầu tư 9
1.2.2.1. Tích cực 9
1.2.2.2. Tiêu cực 10
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư ra nước ngoài 12
1.4. Kinh nghiệm quốc tế hoá của một số công ty dầu khí quốc gia thành công trên thế giới 13
1.4.1. Petronas 13
1.4.2. Chinese National Offshore Oil Company (CNOOC) 15
1.4.3. Pertamina 16
1.4.4. PTTEP 16
Chương 2
Thực trạng hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí 19
2.1. Khái quát tình hình hiện tại của PVEP 19
2.2. Hiện trạng công tác tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí ở nước ngoài 21
2.2.1. Các cách triển khai thăm dò khai thác dầu khí ở nước ngoài 21
2.2.1.1. Mua tài sản dầu khí 22
2.2.1.2. Thăm dò diện tích mới 23
2.2.1.3. Trao đổi cổ phần 24
2.2.2. Các khu vực trọng điểm 25
2.2.2.2. Trung Đông và Bắc Phi 26
2.2.2.3. Nga và các nước vùng Ca-xpiên 29
2.2.3. Các dự án hiện tại ở nước ngoài 30
2.2.3.1. Các dự án hiện có 30
2.2.3.2. Các dự án đang đánh giá, đàm phán 39
2.3. Đánh giá chung 40
2.3.1. Thuận lợi 40
2.3.2. Khó khăn 51
2.3.3. Thành công 52
2.3.4. Hạn chế 52
2.3.5. Nguyên nhân 53
Chương 3
Định hướng phát triển trong thời gian tới và giải pháp kiến nghị 55
3.1. Xu hướng phát triển của hoạt động tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí trên thế giới 55
3.1.1. Những diễn biến lớn liên quan đến hoạt động thăm dò khai thác dầu khí 55
3.1.2. Điều chỉnh chiến lược của các công ty dầu khí 56
3.2. Dự báo nhu cầu năng lượng trong nước thời gian tới 57
3.2.1. Dự báo nhu cầu năng lượng trong nước 57
3.2.2. Trữ lượng và sản lượng dầu khí của Việt Nam 59
3.3. Cơ hội và thách thức 62
3.3.1. Cơ hội 62
3.3.2. Thách thức 62
3.4. Định hướng chiến lược phát triển 63
3.4.1. Quan điểm chiến lược phát triển ngành 63
3.4.2. Định hướng triển khai hoạt động tìm kiếm thăm dò khai thác ở nước ngoài 64
3.5. Giải pháp đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí 65
3.5.1. Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động đầu tư thăm dò khai thác ra nước ngoài 66
3.5.2. Đa dạng hóa cách đầu tư 67
3.5.3. Đổi mới phương pháp tiếp cận và đánh giá dự án 68
3.5.4. Đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động theo xu hướng hội nhập và quốc tế hóa 69
3.5.5. Giải pháp về vốn 70
3.5.6. Phát triển mạnh nguồn nhân lực 71
Kết luận 73
Danh mục tài liệu tham khảo 74
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32697/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

hợp đồng thăm dò, tìm kiếm dầu khí triển khai tại thềm lục địa phía Bắc .
Từ cuối năm 1987, khi Luật đầu tư nước ngoài được ban hành, hàng loạt các công ty dầu quốc tế đã đầu tư vào thăm dò khai thác ở Việt Nam, chủ yếu từ châu Âu và châu Á. Sau khi Mỹ xoá bỏ cấm vận và bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, nhiều công ty dầu nổi tiếng của Mỹ quay lại Việt Nam đầu tư đặc biệt là Mobil, Occidental, Unocal và Conoco. Trong giai đoạn 1990 - 1992, số lượng các hợp đồng chia sản phẩm (PSC) được ký kết tăng cao (thời điểm cao nhất lên tới gần 40 hợp đồng), quy mô và phạm vi hợp đồng có nhiều thay đổi. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giám sát các hợp đồng PSC cũng như công tác thăm dò và khai thác dầu khí, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam quyết định đổi tên Công ty PV-I thành Công ty Giám sát các hợp đồng chia sản phẩm (PVSC) chuyên giám sát các hợp đồng PSC, công ty PV-II thành Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) có trách nhiệm thăm dò và khai thác dầu khí khu vực mỏ Đại Hùng. Nhờ các phát hiện mới, con số trữ lượng dầu khí Việt Nam tăng lên đáng kể.
Với mục tiêu đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác ra nước ngoài, ngày 14/12/2000 Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam đã có Quyết định số 2171/QĐ-HĐQT thành lập Công ty Đầu tư - Phát triển Dầu khí (PIDC) trên cơ sở tổ chức lại Công ty PVSC với chức năng đầu tư tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí khu vực phía Bắc Việt Nam và ở nước ngoài. Chức năng giám sát các hợp đồng PSC khu vực phía Nam được giao lại cho công ty PVEP.
Ngày 04/05/2007, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã ra quyết định số 1311/QĐ-DKVN thành lập Công ty mẹ - Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí trên cơ sở tổ chức lại hai công ty PVEP và PIDC. Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, trong đó Công ty mẹ - Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ. Việc thành lập Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí nhằm thống nhất hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí ở Việt Nam và ở nước ngoài.
Hiện nay PVEP đang giám sát, quản lý, tham gia góp vốn 42 đề án thuộc phạm vi các hợp đồng PSC, JOC, BC; đề án khai thác dầu khí tự lực cũng như các nhiệm vụ tìm kiếm thăm dò khác theo phân công của Tập đoàn.
PVEP đang tham gia và là nhà điều hành trong 10 đề án khai thác với 8 đề án cùng với các nhà thầu dầu khí nước ngoài hay công ty liên doanh điều hành chung với phần tham gia góp vốn của PVEP từ 12,5 – 50%. Hai đề án còn lại là Đại hùng và Tiền hải với phần vốn góp của PVEP là 100%.
Tổng công ty PVEP cũng đang hết sức tích cực trong việc tìm kiếm các cơ hội thăm dò và khai thác dầu khí ở nước ngoài. Hiện nay có 10 đề án đang hoạt động ở nước ngoài cũng như hàng loạt các dự án khác đang trong quá trình triển khai tích cực.
2.2. Hiện trạng công tác tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí ở nước ngoài
2.2.1. Các cách triển khai thăm dò khai thác dầu khí ở nước ngoài
Hiện nay, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã và đang sử dụng các hình thức sau để có dự án ở nước ngoài:
2.2.1.1. Mua tài sản dầu khí
Mua tài sản dầu khí là mua mỏ dầu khí đang/chuẩn bị khai thác (trữ lượng dầu khí được xác minh). Mua tài sản dầu khí có thể gồm mua cổ phần hợp đồng hay mua công ty sở hữu tài sản. Sự điều chỉnh chiến lược đầu tư của các công ty trong từng giai đoạn phát triển cần vốn đầu tư bổ sung hay các khó khăn về tài chính, kỹ thuật… đã dẫn đến việc bán các mỏ dầu khí đang hay sắp đi vào khai thác.
cách đầu tư này có một số lợi ích nổi bật:
Giúp Tổng Công ty nhanh chóng thâm nhập một thị trường mới, hình thành khu vực hoạt động tập trung và làm cơ sở thuận lợi để mở rộng hoạt động trong phạm vi nước và khu vực đã mua được tài sản.
Trong khi các dự án hiện có hay đang trong giai đoạn đánh giá khó có sản lượng khai thác trước năm 2005, mua tài sản là cách duy nhất để Tổng Công ty thực hiện được mục tiêu có sản lượng khai thác ở nước ngoài sớm nhất.
Rủi ro kĩ thuật được giảm thiểu nhờ đã có phát hiện thương mại/khai thác dầu khí.
Tổng Công ty có thể có ngay thu nhập từ dự án nếu mua mỏ đang khai thác, từ đó có thể khai thác lợi ích về thương mại.
Tạo điều kiện tiếp cận thông tin tài liệu (địa chất, khai thác…) cơ bản và đáng tin cậy của một nước, là cơ sở tốt cho các bước triển khai tiếp theo. Nếu lựa chọn mua công ty sở hữu tài sản, việc sử dụng ngay các nhân viên có kinh nghiệm là một lợi ích đáng kể trong tình trạng thiếu nhân lực có kinh nghiệm hoạt động ở nước ngoài của PVEP.
Thuận lợi trong vay vốn để đầu tư vì thông thường các ngân hàng và tổ chức tài chính thường sẵn sàng cung cấp các khoản vay cho các công ty dầu khi mua tài sản.
Việc mua tài sản thường được nước chủ nhà nhìn nhận như một sự cam kết, quan tâm của Việt Nam vào nước đó, nhờ vậy PVEP nói riêng và Tập đoàn Dầu khí nói chung sẽ có cơ hội để mở rộng hoạt động sau này ở đó.
Tuy nhiên, cách này có một số điểm bất lợi cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay vì chi phí mua tài sản dầu khí thường rất cao, đồng thời có sự cạnh tranh rất lớn từ các công ty lớn có tiềm lực tài chính mạnh. Một yếu tố nữa mà bên phía Việt Nam hay e ngại, đó là những vấn đề về pháp lý, tài chính... thường phát sinh trong quá trình mua lại tài sản hay cổ phần công ty nắm giữ tài sản.
Hiện nay, PVEP đang tích cực tìm kiếm, đánh giá cơ hội mua tài sản dầu khí ở In-đô-nê-xia, Xu-đăng…
2.2.1.2. Thăm dò diện tích mới
Các cơ hội đầu tư mới bao gồm đầu tư vào các diện tích mới (chưa có hay có rất ít hoạt động thăm dò), các diện tích được hoàn trả (đã có hoạt động thăm dò, khai thác) và các mỏ đã có phát hiện dầu khí nhưng vì một lý do nào đó chưa được thẩm lượng, phát triển.
Hình thức đầu tư này có một số ưu điểm:
Đây là hướng đi cơ bản, lâu dài phù hợp với chiến lược phát triển Tập đoàn Dầu khí thành một tập đoàn lớn mạnh, mở rộng hoạt động cả ở trong nước và quốc tế. Đầu tư vào thăm dò-khai thác diện tích dầu khí mới là cơ sở cho sự tăng trưởng và phát triển của ngành dầu khí nhờ tìm kiếm nguồn trữ lượng bổ sung mới.
cách đầu tư này không đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu quá lớn nhưng hứa hẹn mang lại lãi đầu tư lớn nếu có phát hiện dầu khí thương mại.
Sự cạnh tranh để giành các diện tích mới nhìn chung ở mức trung bình-cao tuỳ từng trường hợp tiềm năng dầu khí khu vực đó, trừ một số nước do điều kiện chính trị hay hoàn cảnh khách quan chi phối (I-rắc, Li-bi, Xu-đăng). Đồng thời, trong các khu vực được lựa chọn là địa bàn đầu tư trọng điểm, PVEP có thể tranh thủ quan hệ chính trị của Việt Nam với chính phủ nước đó để giảm thiểu sự cạnh tranh từ các đối thủ khác.
Tuy vậy, yêu cầu đầu tư lớn và tiềm lực tài chính bị dàn trải cho các dự án trong nước, cách này sẽ gây khó khăn cho PVEP khi thời gian ho
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status