Tiểu luận Trọng tài thương mại, một phương thức giải quyết tranh chấp - pdf 12

Download Tiểu luận Trọng tài thương mại, một cách giải quyết tranh chấp miễn phí



MỤC LỤC
A.LỜI NÓI ĐẦU 1
B. NỘI DUNG 2
I. NHỮNG NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ TRỌNG TÀI 2
1. Trọng tài và thẩm quyền xét xử của Trọng tài 2
1.1. Khái niệm 2
1.2 Các loại trọng tài 2
* Trọng tài vụ việc (Ad-hoc arbitration) 2
* Trọng tài thường trực hay trọng tài qui chế (Institutional Arbiration) 3
1.3. Thẩm quyền xét xử của trọng tài 4
2. Thủ tục tố tụng trọng tài 5
2.1. Thủ tục tố tụng trọng tài 5
2.3. Ưu thế của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài so với toà án 7
3. Phán quyết trọng tài 8
3.1. Khái niệm phán quyết trọng tài 8
3.2. Hiệu lực của phán quyết trọng tài 9
4. Thi hành phán quyết trọng tài 9
4.1. Thi hành phán quyết trọng tài trong nước 9
4.2. Thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài 10
II. THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CÓ LIÊN QUAN 11
1. Qui định hiện hành về trọng tài ở Việt Nam 11
2. Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC)- bên cạnh Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam 11
3. Thực tiền giải quyết tranh chấp thương mại tại VIAC 12
4. Một số kiến nghị đối với các trung tâm trọng tài ở Việt Nam 13
5. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài 14
C. KẾT LUẬN 15
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-33009/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ại có cách giải thích khác nhau về hình thức văn bản của thoả thuận trọng tài. Công ước New york 1958 khẳng định: “một thoả thuận trọng tài bằng văn bản được hiểu là điều khoản trọng tài trong một hợp đồng bằng văn bản thoả thuận trọng tài được các bên ký kết bằng văn bản độc lập với hợp đồng hay được ghi nhận trong việc trao đổi thư từ hay điện tín”. Trong Luật trọng tài thương mại 2010 qui định thoả thuận trọng tài phải được làm bằng văn bản, bao gồm cả những hình thức như thư từ, tài liệu trao đổi giữa các bên. Những qui định không giống nhau này làm phát sinh khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp khi có sự xung đột pháp luật về hình thức của thoả thuận trọng tài.
Thoả thuận trọng tài sẽ là vô hiệu khi trái với qui định của pháp luật về nội dung và hình thức của thoả thuận. Ngoài ra thoả thuận sẽ không có hiệu lực khi người kí kết thoả thuận không có đủ năng lực hành vi theo qui định của luật pháp.
Theo điều ước quốc tế
Việc giao tranh chấp cho trọng tài thương mại xét xử cũng có thể được quy định trong các điều ước quốc tế. Trước đây, trong Điều kiện chung giao hàng giữa các nước thành viên khối SEV qui định trọng tài của bên bị kiện có thẩm quyền xét xử tranh chấp giữa các bên mua bán hàng hoá. Hiện nay, bản Điều kiện chung giao hàng này không còn hiệu lực nữa. Trong các điều ước quốc tế hai bên hay nhiều bên đang có hiệu lực không có qui định về thẩm quyền của trọng tài. Từ đó rút ra thẩm quyền của trọng tài hiện nay chỉ do các bên đương sự lập ra.
Ngoài việc chấp nhận xét xử tranh chấp ra, trọng tài còn có thể từ chối không xét xử tranh chấp mặc dù hai bên tranh chấp có thoả thuận đưa tranh chấp ra xét xử tài cơ quan trọng tài. Đây có thể là những trưòng hợp trọng tài xét thấy rằng tranh chấp đó không thuộc thẩm quyền của mình hay thoả thuận trọng tài vô hiệu do qui định pháp luật của một trong hai bên tranh chấp mà họ không biết.
2. Thủ tục tố tụng trọng tài
2.1. Thủ tục tố tụng trọng tài
Thủ tục tố tụng trọng tài thương mại quốc tế được tiến hành theo đúng quy tắc tố tụng của tổ chức trọng tài hay quy tắc tố tụng mà hai bên đã thống nhất lựa chọn. Mỗi trung tâm trọng tài thương mại quốc tế ở một nước đều xây dựng cho mình một bản qui tắc tố tụng phù hợp với đặc điểm luật pháp về trọng tài của nước đó. Tuy nhiên, để tăng sự hấp dẫn của các trung tâm trọng tài quốc tế và để thuận tiện cho việc xét xử và công nhận phán quyết trọng tài, hầu hết quy tắc tố tụng của các trung tâm trọng tài quốc tế đều có xu thế xích lại gần với quy tắc của trọng tài ICC và quy tắc của Luật mẫu UNCITRAL. Quá trình tố tụng tại trọng tài quốc tế thường bao gồm các bước như: đơn kiện, chọn và chỉ định trọng tài viên, công tác điều tra trước khi xét xử, phiên họp xét xử, kết thúc xét xử...
Theo một cách thông thường nhất, tố tụng trọng tài sẽ bắt đầu khi đơn kiện của nguyên đơn được gửi tới trung tâm trọng tài. Trung tâm trọng tài xem xét đơn yêu cầu và bản tường trình nội dung tranh chấp, nếu thấy tranh chấp là đối tượng của thoả thuận trọng tài và thoả thuận trọng tài giữa các bên là có giá trị hiệu lực pháp lý thì quá trình tố tụng sẽ bắt đầu và tiếp tục với việc hình thành một hội đồng trọng tài
Hội đồng trọng tài được chọn và thành lập theo đúng thoả thuận của các bên. Trong việc hình thành hội đồng trọng tài thì việc quan trọng nhất là việc chọn và chỉ định trọng tài viên.
Thời gian chọn lựa và chỉ định trọng tài viên có thể do các bên thoả thuận. Thời gian này phải hợp lý, đảm bảo cho các bên lựa chọn được trọng tài phù hợp đồng thời vẫn đảm bảo cho quá trình giải quyết tranh chấp diễn ra nhanh chóng. Nếu các bên không thoả thuận về vấn đề này thì sẽ căn cứ theo qui tắc tố tụng hay luật trọng tài có liên quan. Ví dụ theo Luật mẫu UNCITRAL, các bên trong vòng 30 ngày không chỉ định trọng tài sẽ mất quyền chỉ định trọng tài và khi đó tòa án hay cơ quan có thẩm quyền khác sẽ thay mặt các bên chỉ định trọng tài viên. Theo quy tắc của Hiệp hội trọng tài Hoa kỳ thì thời gian này là 10 ngày, theo quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam thì thời hạn này là từ 30 ngày đến 2 tháng.
Pháp luật trọng tài của các nước khác nhau cũng quy định cách thức lựa chọn trọng tài viên khác nhau. Thông thường nếu tranh chấp được giải quyết bằng Hội đồng trọng tài gồm ba trọng tài viên thì mỗi bên (nguyên đơn, bị đơn) chọn một trọng tài viên. Hai trọng tài được chọn sẽ bầu một trọng tài viên thứ ba có tên trong danh sách trọng tài của trung tâm làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài. Nếu tranh chấp được giải quyết bằng một trọng tài viên duy nhất thì các bên tự thương lượng chọn ra. Đây là cách chọn lựa phổ biến nhất theo thông lệ quốc tế, ngoài ra mỗi nước có thể có các cách qui định khác.
Các bên được quyền lựa chọn và chỉ định trọng tài viên thì cũng có quyền từ chối trọng tài viên do chính họ chỉ định. Luật mẫu UNCITRAL quy định: “một trọng tài viên có thể bị từ chối nếu có thể gây nên những nghi ngờ chính đáng về sự công minh và tính độc lập khách quan của mình, hay khi trọng tài viên không đủ điều kiện và trình độ chuyên môn như các bên đã thoả thuận.” Quy tắc trọng tài của tung tâm trọng tài quốc tế Singapore cũng quy định: bất kỳ trọng tài viên nào cũng có thể bị khước từ,.. một bên chỉ có thể khước từ trọng tài viên do chính mình chỉ định. Phù hợp với thông lệ quốc tế, quy tắc tố tụng VIAC cũng có những quy định tương tự. Điều 11 quy tắc tố tụng VIAC cũng quy định: “Các bên đương sự có quyền khước từ trọng tài viên… nếu đương sự nghi ngờ về sự vô tư của trọng tài viên.”
Sau khi thành lập hội đồng trọng tài, hoạt động tố tụng trọng tài sẽ được tiếp tục với thủ tục chuẩn bị xét xử. Địa điểm xét xử và ngôn ngữ xét xử cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình tố tụng, chi phí đi lại và phiên dịch có thể sẽ là không nhỏ nếu các bên không khôn khéo trong vấn đề này. Tuy nhiên, nếu các bên không thể thống nhất được vấn đề này thi Hội đồng xét xử sẽ quyết định.
Trong tố tụng trọng tài, nguyên đơn phải ứng trước lệ phí trọng tài theo quy định của biểu phí trọng tài. Lệ phí trọng tài của các trung tâm trọng tài được quy định trong biểu phí trọng tài căn cứ theo trị giá vụ kiên.
Trong quá trình tố tụng trọng tài, tính khách quan và việc xét xử công bằng phải được đảm bảo. Hội đồng trọng tài xét xử không được có thành kiến với các bên khi tố tụng, các bên phải được đối xử bình đẳng và được quyền trình bày về vụ việc. Các bên tranh tụng phải được thông báo về việc mở phiên xử và có quyền tranh luận trực tiếp, đưa ra mọi phương tiện chứng minh để bảo vệ lý lẽ của mình.
Tố tụng trọng tài sẽ được đình chỉ nếu các bên đạt được sự hoà giải. Biên bản hoà giải (nếu được uỷ ban trọng tài chấp thuận) sẽ trở thành ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status