Tỷ giá hối đoái tại Việt Nam - pdf 12

Download Đề tài Tỷ giá hối đoái tại Việt Nam miễn phí



Nếu tỷ giá hối đoái có sự gia tăng liên tục qua các năm (đồng nội tệ Việt Nam liên tục mất giá) có nghĩa lạm phát đã tăng. Nhưng bên cạnh đó, đối với lĩnh vực sản xuất chủ yếu dựa trên nguồn lực trong nước thì sự tăng giá của hàng nhập khẩu sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh cho các lĩnh vực này, giúp phát triển sản xuất và từ đó có thể tạo thêm công ăn việc làm, giảm thất nghiệp, sản lượng quốc gia có thể tăng lên. Và ngược lại
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-33022/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI tại Việt Nam Tỷ giá hối đoái : là tỷ lệ trao đổi giữa đồng tiền nước này với đồng tiền nước khác hay cụ thể hơn là tỷ lệ trao đổi giữa đồng tiền trong nước với đồng tiền nước ngoài Ở Việt Nam hiện nay, tỷ giá hối đoái được hình thành dựa trên cung cầu ngoại tệ có sự điều tiết của nhà nước. 1. Tình hình lạm phát trong và ngoài nước : Nếu tỷ lệ lạm phát trong nước cao hơn ở nước ngoài, hàng hóa trong nước sẽ trở nên đắt đỏ hơn so với hàng hóa nước ngoài. Điều này dẫn đến sự gia tăng nhu cầu hàng hóa ngoại nhập và giảm nhu cầu hàng hóa nội địa. Sự thay đổi nhu cầu hàng hóa này làm tăng cầu và giảm cung ngoại tệ, làm cho ngoại tệ lên giá so với nội tệ (tỷ giá tăng) 2. Tình hình thay đổi lãi suất nội tệ và ngoại tệ : Nước nào có lãi suất tiền gửi ngắn hạn cao hơn lãi suất tiền gửi của các nước khác thì vốn ngắn hạn sẽ chảy vào nhằm thu phần chênh lệch do tiền lãi tạo ra, do đó sẽ làm cho cung ngoại tệ tăng lên, tỷ giá hối đoái sẽ giảm xuống. 3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối : Nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ngoài thì nhập khẩu tăng trưởng nhanh hơn xuất khẩu. Kết quả là cầu ngoại tệ tăng nhanh hơn cung ngoại tệ làm cho ngoại tệ lên giá so với nội tệ. 4. Vai trò của chính phủ hay sự can thiệp của ngân hàng trung ương : Chính phủ có thể can thiệp vào thị trường ngoại hối bằng việc bán ra hay mua vào ngoại tệ nhằm thay đổi cung cầu ngoại tệ. 5. Chịu tác động nhiều của các yếu tố khác như : tình hình ổn định chính trị, đầu cơ, kỳ vọng, giá vàng, giá dầu trên thị trường quốc tế, tình hình thu hút kiều hối. Thứ nhất, TGHĐ và ngoại thương Tỷ giá giữa đồng nội tệ và ngoại tệ tác động trực tiếp đến giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu của chính quốc gia đó. Tỷ giá tác động đến xuất nhập khẩu vì vậy nó tác động tới cán cân thanh toán quốc tế, gây ra thâm hụt hay thặng dư cán cân. Thứ hai, TGHĐ và sản lượng, công ăn việc làm, lạm phát Tỷ giá hối đoái tác động đến các khía cạnh khác của nền kinh tế như mặt bằng giá cả trong nước, lạm phát, khả năng sản xuất, công ăn việc làm hay thất nghiệp … Giả dụ mức tỷ giá hối đoái của năm 1994 1USD = 10500VND, đến năm 1998 là 1USD = 13500VND, thì tất cả các sản phẩm nhập khẩu tính thành tiền Việt Nam đều tăng giá, trong đó có nguyên vật liệu, máy móc cho sản xuất. Nếu các yếu tố khác trong nền kinh tế không đổi, thì điều này tất yếu sẽ làm mặt bằng giá cả trong nước tăng lên. Nếu tỷ giá hối đoái có sự gia tăng liên tục qua các năm (đồng nội tệ Việt Nam liên tục mất giá) có nghĩa lạm phát đã tăng. Nhưng bên cạnh đó, đối với lĩnh vực sản xuất chủ yếu dựa trên nguồn lực trong nước thì sự tăng giá của hàng nhập khẩu sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh cho các lĩnh vực này, giúp phát triển sản xuất và từ đó có thể tạo thêm công ăn việc làm, giảm thất nghiệp, sản lượng quốc gia có thể tăng lên. Và ngược lại … Ngân hàng trung ương phải có những biện pháp đảm bảo cho khả năng có thể cứu được tỷ giá khi có biến động trên thị trường. NHTW cũng có thể mua bán ngoại tệ trên thị trường mở một cách liên tục để làm cho cầu không tăng lên một cách đột ngột ảnh hưởng đến tỷ giá. 2. Phải điều chỉnh mối quan hệ giữa tỷ giá và lãi suất : Nếu lãi suất tiền gửi ngoại tệ cao hơn gửi bằng nội tệ thì cầu ngoại tệ sẽ tăng kéo theo sự giảm giá của đồng nội tệ và ngược lại. 3. Phải có sự quản lý đối với hàng hóa trong nước : điều tiết giá cả của hàng hóa trong nước, khuyến khích người Việt dùng hàng Việt, quản lý nguồn hàng sản xuất trong nước phù hợp với yêu cầu người tiêu dùng, giúp đỡ quảng cáo và khuyến khích các dịch vụ sau bán và sẽ làm đồng Việt Nam tăng giá trong khi hàng trong nước vẫn bán được. Mặt khác nhà nước có thể giúp đỡ đổi mới công nghệ, kỹ thuật phù hợp với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 4. Điều chỉnh chính sách thuế quan và phi thuế quan một cách hợp lý nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. Có các chính sách bảo hộ nhập khẩu giúp làm tăng mức giá cả của hàng nhập khẩu tương đối so với hàng nội địa. 5. Khống chế mức lạm phát trong nước : Lạm phát cao dẫn đến sự giảm giá của đồng nội tệ. Nếu không khống chế được lạm phát một cách hợp lý thì diễn biến trên thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái là khó có thể kiểm soát được dẫn đến những biến động ngoài mong muốn. 6. Cơ chế quản lý ngoại hối cần được hoàn chỉnh hơn : Chính phủ cần tăng cường vai trò của mình trên thị trường ngoại hối để có thể có những xử lý kịp thời khi có những biến động Diễn biến tỷ giá USD/VND năm 2008 Diễn biến tỷ giá USD/VND 5 tháng cuối năm 2008 và 11 tháng đầu năm 2009 Lí do mất cân bằng của cung cầu là nguyên nhân chính của những bất ổn trên thị trường ngoại hối trong thời gian gần đây. Do các mặt hàng xuất khẩu của ta đang bị sút giảm nhiều như dầu thô, thủy hải sản … trước tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới. Nguồn thu ngoại tệ về bị thiếu hụt nhiều. Nhu cầu cần ngoại tệ phục vụ cho nhập khẩu máy móc, thiết bị tối cần thiết thì không giảm mà còn tăng cao Hơn nữa, tác động của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động đến tâm lí găm giữ ngoại tệ. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu găm giữ, không chịu bán ngoại tệ nên NHTM không đủ ngoại tệ để điều hòa nền kinh tế. Giới đầu cơ lợi dụng tâm lí găm giữ ngoại tệ trên thị trường đưa ra những tin đồn thất thiệt để mua bán kiếm lời, gây nên những biến động tỉ giá trên thị trường “chợ đen” Một số nhận định cho rằng tỷ giá USD/VND tăng dần từ đầu năm đến nay đã có những hỗ trợ tích cực cho xuất khẩu, đặc biệt khi hoạt động này gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới. Nhưng đà tăng nhanh của tỷ giá, sự leo thang của giá cả có thể gia tăng thêm niềm tin VND giảm giá và tạo tâm lý nắm giữ đồng USD. Do đó, trong khi xuất khẩu có lợi thì các nhà nhập khẩu đang toát mồ hôi vì những con số phát sinh khi đi mua ngoại tệ Ngân hàng nhà nước (NHNN) Tăng cường chấn chỉnh hoạt động mua bán ngoại tệ của NHTM, hạn chế hoạt động của thị trường “chợ đen”, xử lí nghiêm minh các trường hợp mua bán USD với tỉ giá ngoài biên độ cho phép Tăng cường công tác tuyên truyền, giải thích để hạn chế tâm lí găm giữ ngoại tệ. Aùp dụng các chính sách mới để thu hút ngoại tệ Ngân hàng nhà nước (NHNN) Điều chỉnh tỉ giá theo hướng ổn định, linh hoạt trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Tăng tỉ giá sẽ hỗ trợ cho xuất khẩu, đồng thời tăng nghĩa vụ đóng thuế đối với các doanh nghiệp nhập khẩu, tạo sức ép chống nhập siêu, tiết chế cầu đối với ngoại tệ Ngân hàng thương mại (NHTM) và các doanh nghiệp Các NHTM nên tiếp tục mạnh tay cắt giảm lãi suất cho vay USD Doanh nghiệp cần đa dạng hóa ngoại tệ trong thanh toán, không “neo” chủ yếu vào đồng USD như hiện nay. ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status