Tiểu luận Chuyển giao công nghệ trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam - pdf 12

Download Tiểu luận Chuyển giao công nghệ trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam miễn phí



Trong hơn hai thập kỷ qua, công nghệ sinh học đã có những bước tiến nhảy vọt góp phần mang lại những thành tựu to lớn cho loài người. Nhờ công nghệ sinh học hiện đại, các sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của chúng được tạo ra với những đặc tính ưu việt đã từng bước khẳng định vị trí trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm và y tế.
Công nghệ sinh học (CNSH) có 3 cấp độ khác nhau: CNSH truyền thống như các hoạt động chế biến thực phẩm (rượu, giấm , sữa chua, dưa chua, cà muối, pho-mát, tương, nước mắm, men bánh mì.), ủ phân, phơi ải đất, diệt khuẩn và ức chế vi sinh vật có hại. CNSH cận đại với việc sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm của công nghệ lên men, công nghệ vi sinh vật (cồn, bia, dung môi hữu cơ, bột ngọt và các acid amin khác, acid citric và các acid hữu cơ khác, chất kháng sinh, nhiều vitamin, các loạin vaccin, kháng độc tố, các kit chẩn đoán bệnh truyền nhiễm, thuốc trừ sâu sinh học, phân bón sinh học.). CNSH hiện đai chỉ mới xuất hiện trong vài thập kỷ gần đây. CNSH hiện đại sử dụng các kỹ thuật trao đổi, sửa chữa, tổ hợp hay cải tạo vật chất di truyền ở mức độ phân tử để tạo ra những loại vi sinh vật mới hay bắt các sinh vật này tạo ra các protein hay các sản phẩm khác mà vốn dĩ chúng ta không tạo ra được.
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32607/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ao tiến bộ kỹ thuật; tăng cường quản lý nhà nước về sản xuất lúa. Trước hết cần ứng dụng có hiệu quả công nghệ cây, con lai; đây là hướng quan trọng để tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ trước, trong và sau sản xuất theo hướng đồng bộ, khép kín, giảm đầu tư chi phí, nâng cao hiệu quả của sản xuất. Gắn chặt hơn nữa sản xuất với thị trường. Xây dựng một số mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất lúa. Nghiên cứu quy trình quản lý, khai thác có hiệu quả tài nguyên nước, đất và hệ thống các công trình giúp trong việc trồng trọt lúa
Tất cả các hướng nghiên cứu, ứng dụng trên phải gắn chặt với xây dựng các mô hình trình diễn, các ruộng thí nghiệm và mở các lớp tập huấn, khuyến nông để hướng dẫn, chuyển giao tiến bộ kĩ thuật cho nông dân; gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng.
* Trồng cây ăn quả
1/Thực trạng về cây ăn quả hiện nay ở Việt Nam:
Tính đến nay, diện tích trồng cây ăn quả (CAQ) ở cả nước đã lên tới 755 ngàn ha, trong đó ĐBSCL hiện có 325 ngàn, tăng hơn gần 100 ngàn so với năm 2000. Năm 2004, diện tích cây ăn quả đạt trên 550 ngàn ha. Trong đó, Đồng Bằng sông Cửu long (ĐBSCL) là vùng cây ăn quả quan trọng nhất của Việt Nam chiếm trên 30% diện tích cây ăn quả của cả nước. Dưới đây là 1 sơ đồ thể hiện sự phát triển diện tích cây ăn quả ở nước ta từ năm 1999-2005:
Sở dĩ diện tích đất trồng cây ăn quả tăng nhiều như vậy là vì nay người trồng đã chú trọng hơn đến hiệu quả kinh tế ben cạnh những tác dụng của CAQ là làm cây bóng mát, cây chắn gió như trước đây. Ðơn cử như cây bơ, từ khi được chọn để phát triển thành cây hàng hóa thì nhiều người đã bắt đầu tìm chọn giống bơ tốt để trồng với quy mô lớn. Nhờ có nhu cầu ngày càng tăng này nên diện tích cây ăn quả trong thời gian qua tăng mạnh. Trong các loại cây ăn quả, một số cây nhiệt đới đặc trưng như vải, nhãn, và chôm chôm tăng diện tích lớn nhất vì ngoài thị trường trong nước còn xuất khẩu tươi và khô sang Trung Quốc. Năm 1993, diện tích của các loại cây này chưa thể hiện trong số liệu thống kê. Từ năm 1994, diện tích trồng 3 loại cây này tăng gấp 4 lần, với mức tăng trường bình quân 37%/năm, chiếm 26% diện tích cây ăn quả cả nước. Diện tích cây có múi và xoài cũng tăng mạnh bình quân 18% và 11%/năm. Chuối tuy là cây trồng quan trọng chiếm 19% diện tích cây ăn quả cả nước nhưng chưa trở thành sản phẩm hàng hoá qui mô lớn. Diện tích dứa giảm trong thập niên 1990, nhất là từ khi Việt Nam mất thị trường xuất khẩu Liên Xô và Đông Âu.
Tiền Giang là tỉnh phát triển diện tích trồng CAQ nhanh nhất và rộng nhất nước ta: năm 1990 có 24.500 ha, thì đến 2006 có gần 67.000 ha. Một cơ cấu giống CAQ hợp với từng loại đất đã được người làm vườn thực hiện và luôn hoàn thiện. Chủng loại CAQ ở mỗi vùng không chỉ phụ thuộc vào vùng đất ngọt, vùng đệm, lợ, mặn, phèn, mà còn phụ thuộc vào ý người trồng cây muốn có lời cao hơn. Số loài CAQ vùng ngọt nhiều nhất: 15 loài chính chiếm trên 50% diện tích CAQ của cả tỉnh, trong đó có sầu riêng, vú sữa, xoài, cam, quýt, nhãn, sapô, ổi, chôm chôm, bưởi. Vùng đệm và vùng mặn có 12 loài, vùng mặn có 10 loài và vùng phèn chỉ có 6. Phần lớn các loài CAQ ở vùng ngọt cho năng suất cao nhất, như cam đạt 12-13 tấn , thì ở vùng đệm còn 5 tấn, vùng mặn còn 1 tấn, tất nhiên có thể tăng đầu tư để đạt cao hơn, nhưng lời ít hay lỗ vốn. Dừa tập trung ở vùng lợ, có trên 5.000 ha, chiếm 70% diện tích dừa cả tỉnh, và có năng suất (8-9 tấn/ha) vượt trội so với các vùng khác; vùng ngọt đứng thứ nhì cũng chỉ đạt 7,5 t. Sản xuất dứa (khóm, thơm) hàng hóa tập trung tới 100% diện tích (#5.000 ha) ở vùng phèn. Vùng phèn thường giàu mùn giàu đạm này còn làm cho chuối đạt năng suất cao nhất tỉnh, khoảng 13 – 14 t/ha, trong khi vùng ngọt chưa đầy 10 tấn. Mỗi địa phương, mỗi vùng lại có tính đặc thù trong sản xuất CAQ về giống cũng như về tập quán và về điều kiện tự nhiên. Đến nay, chưa thấy giống CAQ nhập nào vượt trội hơn giống bản địa về chất lượng ngon lành. Tuy nhiên, ta kém về lợi thế cạnh tranh hàng hóa, như độ an toàn thực phẩm, không đáp ứng kịp thời thị trường về số lượng, chất lượng cao và độ đồng đều, cũng như bao bì đóng gói, thời gian giao hàng theo hợp đồng, và giá bán lại cao do giá thành cao. Các nhà khoa học cùng địa phương hàng thập kỷ đến nay kiên trì đề xuất và chỉ đao thực hiện nhiều giải pháp nhằm khắc phục tình trạng vùng sản xuất trái cây hàng hóa chưa đủ rộng, tổ chức hợp tác sản xuất kinh doanh yếu, thiếu giống tốt, áp dụng kỹ thuật tùy tiện, yếu kém trong khâu chế biến, bảo quản, chưa đạt nhiều tiêu chuẩn hàng hóa trên “sân chơi” WTO.. Hiệu quả chỉ đạo hầu như chỉ thể hiện trong quá trình tăng diện tích sản xuất như trên, chưa tăng được lợi thế cạnh tranh về chất lượng, giá thành. Giải pháp phù hợp nhằm tăng thu, giảm rủi ro cho nông dân là cách để người nông dân ham áp dụng giống và kỹ thuật mới hơn. Giống CAQ vẫn được xếp hàng đầu trong quy trình sản xuất trái cây. Khác với sản xuất lúa hàng vụ có thể đổi giống, với trái cây là hàng chục năm. Khác với rau hiện ta đang sản xuất chủ yếu bằng giống nhập nội, vì hiện còn rất ít giống bản địa, như sả, giềng..; còn đối với CAQ thì phần nhiều dùng giống bản địa đặc sản, có giống có chất lượng và mẫu mã mầu sắc vỏ quả bắt mắt vượt trội không những không thua kém giống nhập nội, như cam, xoài, bưởi, sầu riêng, mà còn có giống vượt trội hơn. Để phát huy CAQ đặc sản bản địa, cần xác định và mở rộng diện tích ra vùng có điều kiện đất và sinh thái khí hậu thích hợp, như ta đã làm rất thành công với vải thiều trước kia chỉ có ở Hưng Yên Thời gian tạo chọn giống CAQ mới cần 10 – 15 năm, nhưng sau đó năm nào ta cũng có thể giới thiệu vào sản xuất giống mới. Tuyển chọn cây mẹ làm đầu dòng triết ghép nhân ra cũng là cách như ta đã làm có kết quả tốt. Quản lý cây giống vẫn là vấn đề bức xúc, vì giống kém chất lượng và không đúng giống vẫn còn trôi nổi trên thị trường. Nhìn chung sản xuất cây ăn quả mới nhắm vào phục vụ thị trường trong nước, một thị trường dễ tính, đang tăng nhanh nhưng sẽ bị cạnh tranh mạnh trong tương lai. Triển vọng của ngành sản xuất này là rất lớn với điều kiện đầu tư thích đáng và đồng bộ từ nghiên cứu, tổ chức sản xuất giống, chế biến, đóng gói, vận chuyển, tiêu chuẩn cất lượng, nhãn hiệu, tiếp thị,... những lĩnh vực Việt Nam còn rất yếu kém. Hiện nay, xu hướng phát triển sản xuất hàng hoá ngày càng tăng. Tuy nhiên mức độ thương mại hoá khác nhau giữa các vùng. ĐBSCL là vùng có tỷ suất hàng hoá quả cao nhất với gần 70% sản lượng được bán ra trên thị trường. Tiếp theo là Đông nam Bộ và Nam Trung Bộ với tương ứng là 60% và 58%. Các vùng còn lại tỷ suất hàng hoá đạt từ 30-40%. Mức độ thương mại hoá cao ở Miền Nam cho thấy xu hướng tập trung chuyên canh với quy mô lớn hơn so với các vùng khác trong cả nước. S...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status