Tiểu luận Bàn về vấn đề đẩy mạnh Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá ở Việt Nam - pdf 13

Download Tiểu luận Bàn về vấn đề đẩy mạnh Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá ở Việt Nam miễn phí



MỤC LỤC
 
Lời mở đầu 2
Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài .2
Chương II: Đánh giá thực tiễn .2
I/ Những thành tựu
1. Những thành tựu trong nông lâm ngư ngiệp
2. Thành tựu ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp
II/ Những yếu kém cần giải quyết
1. Cơ cấu nông nghiệp lạc hậu và chuyển dịch chậm
2. Sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn còn nhiều bất cập
3. Trình độ khoa học và công nghệ năng suất lao động trong nông nghiệp thấp
 
Chương III: Nhiệm vụ, giải pháp, kiến nghị thực hiện đề tài.6
1. Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững
2. Đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong nông nghiệp
 
Lời kết thúc . .8 Trang tài liệu tham khảo . 9
Trang mục lục .9
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-34552/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ộ lên Chủ nghĩa xã hội, Việt Nam có rất nhiều mục tiêu phải đạt được, nhiều nhiệm vụ phải hoàn thành. Với xuất phát điểm là một nước nông nghiệp lạc hậu, chúng ta gặp khá nhiều khó khăn bởi sự cùng kiệt nàn về cơ sở vật chất, sự yếu kém trong công nghệ sản xuất, năng suất lao động thấp,…. Trong khi đó Chủ nghĩa xã hội nhắm tới việc xây dựng một xã hội giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Chính vì thế xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật cho Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu cơ bản của đất nước ta. Tuy nhiên, để đẩy nhanh việc tạo dựng nền tảng đó cần có phương tiện, cách thức thực hiện hữu hiệu, đó là Công nghiệp hoá và Hiện đại hoá.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 Khoá VII của Đảng ta (1994) là: “…quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học- công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”. Và tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996), khi thông qua đường lối đẩy mạnh Công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Đảng ta nhấn mạnh: “Mục tiêu của Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất- kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”. Tại Đại hội này, Đảng ta cũng xác định rõ mục tiêu “phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”.
Vai trò của Công nghiệp hoá và hiện đại hoá tỏ ra hết sức quan trọng trong công cuộc xây dựng đổi mới toàn diện đất nước, cho nên Nhà nước ta cần hoạch định chiến lược, bước đi rõ ràng để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá bằng con đường tối ưu. Sau 20 năm đổi mới, chúng ta cần nhìn lại những điều đã và đang làm được cũng như những tồn tại cần giải quyết trong từng ngành cụ thể (trong bài tiểu luận này, người viết khái quát thực tiễn xây dựng và phát triển ngành nông nghiệp của Việt Nam). Từ đó rút ra những vẫn đề cần khắc phục và kiến nghị một số giải pháp thực tiễn.
Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài.
Tiến hành Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là con đường xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật cho Chủ nghĩa xã hội. Đó là quá trình mang tính quy luật, bởi vì: ngay từ sự quá độ lên Chủ nghĩa xã hội của chủ nghĩa tư bản đã có cơ sở vật chất của chủ nghĩa tư bản, nhưng đó mới là tiền đề vật chất sẵn có. Muốn biến nó thành cơ sở vật chất của Chủ nghĩa xã hội cần tiến hành một loạt các cuộc cách mạng cải biến về quan hệ sản xuất, tiếp tục vận dụng các thành tựu mới của khoa học kỹ thuật, phân bố, tổ chức lại và hiện đại hóa cao hơn.
Ở nước ta, một nước có nền kinh tế kém phát triển quá độ lên Chủ nghĩa xã hội nên việc tiến hành Công nghiệp hoá, hiện đại hoá để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật càng là tất yếu và cần thiết. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá có vai trò hết sức quan trọng trong mọi mặt từ kinh tế, chính trị- xã hội và an ninh quốc phòng.
Về kinh tế: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo ra máy móc, tạo ra sức sản xuất mới- cơ sở để tăng năng suất lao động, tạo ra cơ sở kinh tế, làm chỗ dựa cho việc cải tạo và phát triển các ngành kinh tế quốc dân khác, tạo điều kiện vật chất cho nền kinh tế độc lập tự chủ, có khả năng tham gia phân công hợp tác quốc tế.
Về chính trị- xã hội: có Công nghiệp hoá, hiện đại hoá mới có điều kiện để tăng cường vai trò kinh tế của nhà nước, tạo tiền đề liên minh vững chắc giữa công nhân- nông dân- trí thức. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá phát triển lực lượng sản xuất cũng tạo ra tiền đề để củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới, tạo điều kiện phát triển tự do và toàn diện con người. việc hình thành các trung tâm công nghiệp và đô thị hoá xoá dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động trí óc và lao động chân tay.
Cuối cùng Công nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo cơ sở vật chất- kỹ thuật để tăng cường an ninh quốc phòng.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá có nội dung chủ yếu là: xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội và xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý. Trong chặng đường đầu tiến lên Chủ nghĩa xã hội nội dung này được biểu hiện cụ thể như sau:
Phát triển nông lâm ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và các ngành kết cấu hạ tầng dịch vụ cho nông nghiệp là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
Tăng tốc độ và tỷ trọng của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, mở rộng kinh tế dịch vụ, khai thác triệt để các khả năng để sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
Phát triển có chọn lọc một số ngành sản xuất tư liệu sản xuất, khai thác và chế biến khoáng sản nhằm trước hết phục vụ nhu cầu sản xuất nông lâm ngư nghiệp.
Xây dựng kết cấu hạ tầng, trong đó ưu tiên phát triển điện, mạng lưới giao thông vận tải đường bộ, đường thuỷ, hàng không và mạng lưới thông tin liên lạc.
Xây dựng và phát triển các vùng kinh tế để hình thành cơ cấu kinh tế vùng và sử dụng có hiệu quả kinh tế nhiều thành phần.
Để tiến hành Công nghiệp hoá, hiện đại hoá có kết quả cần giải quyết các yêu cầu chủ yếu sau:
Tạo nguồn vốn để Công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ.
Làm tốt công tác điều tra cơ bản, thăm dò địa chất.
Đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý và công nhân lành nghề.
Chương II: Đánh giá thực tiễn
Việt Nam bước vào công cuộc đổi mới từ năm 1986 với khởi đầu là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Sau hơn 20 năm, bối cảnh kinh tế xã hội của nước ta đã thay đổi rất to lớn, tuy vậy, nông nghiệp, nông thôn vẫn là một trong những trọng tâm của tiến trình đổi mới. Ngay trong Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX đã khẳng định quan điểm: “Coi Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Phát triển công nghiệp, dịch vụ phải gắn bó chặt chẽ, hỗ trợ đắc lực và phục vụ có hiệu quả cho Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn”. Qua một thời gian đổi mới chưa dài nhưng cũng đã có đủ cơ sở để chúng ta nhìn lại những thành tựu đã và đang đạt được cùng những thiếu sót, hạn chế trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của nước ta. Trong khuôn khổ của tiểu luận, người viết chỉ xin được đề cập đến thực trạng ngành nông nghiệp Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới.
I/ Những thành tựu:
Thành tựu trong nông lâm ngư nghiệp:
Trong nhiều năm qua ngành nông nghiệp là ngành đã đạt và duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao và liên tục (3,9%/năm). Đ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status