Các giải pháp để phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae
PHẦN A:GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Như chúng ta biết, đất nước ta đang trong quá trình từng bước đổi mới, toàn diện, trong đó đặc biệt là đổi mới về nền kinh tế. Sau 10 năm dành độc lập dân tộc và dân chủ và cũng 10 năm chúng ta thực hiện mô hình nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung (1975-1986). Nhưng mô hình này đã không phù hợp trong giai đoạn hoà bình. Do vậy Đảng và nhà nước ta đã quyết định đổi mới toàn diện nền kinh tế nhà nước. Qua các kỳ Đại hội từ Đại hội VI (1986), Đại hội VII (1991), Đại hội VIII (1996) và sắp tới là Đại hội IX (2001), Đảng và nhà nước ta quyết định đưa nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước. Như vậy để thực hiện được chủ trương này một cách tốt nhất thì chúng ta phải nắm vững được lý luận về kinh tế thị trường của chủ nghĩa Mác Lênin và sự vận dụng lý luận này của Đảng và nhà nước ta. Để xem nó có gì giống và khác nhau từ đó đi đến những hành động đúng.
Trong phạm vi bài viết này, em xin trình bày sự hiểu biết của mình về vấn đề này, dựa trên sự hướng dẫn của thầy giáo.
PHẦN B: NỘI DUNG.
I. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.
1. Quá trình hình thành và phát triển của kinh tế thị trường
a. Kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hoá.
Kinh tế tự nhiên là kiểu tổ chức kinh tế đầu tiên mà loài người sử dụng để đáp ứng những yêu cầu của mình. Ở đây, sản phẩm lao động sản xuất ra để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng nội bộ của từng gia đình hay từng công xã. Nó bó hẹp, khép kín trong phakm vi đơn vị nhỏ, không có hiệu quả mở rộng với các đơn vị khác. Do đó, nó có tính chất bảo thủ, trì trệ, bị giới hạn bởi nhu cầu hạn hẹp.
Sản xuất tự cung tự cấp tồn tại trong thời kỳ lực lượng sản xuất chưa phát triển, khi mà lao động thủ công chiếm địa vị thống trị. Nó có trong thời kỳ công xã nguyên thuỷ, phổ biến trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ và cũng có trong thời kỳ phong kiến.
Vậy đặc trưng nổi bật của kinh tế tự nhiên là tự sản xuất và tự tiêu dùng. Các quan hệ trong nền kinh tế tự nhiên đều mang hình thái hiện vật.
Khi lực lượng sản xuất phát triển cao, phân công lao động được mở rộng thì dần dần xuất hiện trao đổi hàng hoá. Và dần dần hình thành nền kinh tế hàng hoá.
Trong nền kinh tế hàng hoá, mục đích của sản xuất là trao đổi hay là để bán. Mục đích đó được xác định trước quá trình sản xuất - phân phối- trao đổi - tiêu dùng, sản xuất ra cái gì, như thế nào và cho ai đều thông qua việc mua - bán, thông qua hệ thống thị trường và do thị trường quyết định. Vì vậy nó có tính khách quan.
Cơ sở để nền kinh tế tự nhiên chuyển thành nền kinh tế hàng hoá là phân công lao động xã hội và sự tách biệt về kinh tế giữa những người sản xuất này với những người sản xuất khác do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất quy định.
Như vậy, so với kinh tế tự nhiên, kinh tế hàng hoá có những ưu thế cơ bản sau đây:


OqF21J25Y931Ja7
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status