Tích luỹ vốn đối với nền kinh tế Việt Nam - pdf 13

Download Đề tài Tích luỹ vốn đối với nền kinh tế Việt Nam miễn phí



MỤC LỤC
Trang
 
Lời nói đầu 2
Chương I: Lý luận tích luỹ tư bản 3
A/ Tích luỹ tư bản dưới chủ nghĩa tư bản 3
I/ Nguồn gốc của tích luỹ tư bản 4
II/ Các nhân tố ảnh hưởng của quy mô tích luỹ 5
III/ Quy luật chung của tích luỹ tư bản và xu hưởng của sự tích luỹ tư bản 6
B/tích luỹ vốn dưới CNXH 8
I/Sựhình thành của tích luỹ vốn 8
II/Bộ phận cấu thành nên tích luỹ vốn và
mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng 8
III/Các yếu tố ảnh hưởng đến tích luỹ vốn 10
ChươngII-Tích luỹ vốn nền kinh tế Việt Nam 11
I/Vai trò của tích luỹ vốn 11
II/con đường của tích luỹ vốn 12
III/Thực trạngcủa việc tích luỹ vốn ở Việt Nam 13
IV/Một số giải pháp thúc đẩy quá trình tích luỹ vốn ỏư Việt Nam 15
Kết luận 18
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-34568/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

vào sản phẩm trong từng thời gian càng ít dẫn đến sự chênh lệch giữa tư bản sủ dụng và tư bản tiêu dùng càng lớn. Điều đó làm cho tư bản lợi dụng đựơc lao động quá khư càng nhiều và sử dụng nó như một lực lượng tự nhiên ban cho không mất tiền mua.
2.4/Qui mô của tư bản ứng trước
Nhà tư bản bỏ ra càng nhiều tư bản để cho vào sản xuất tức quy mô sản xuất càng lớn thì số lượng công nhân bị bóc lột càng nhiều, nhà tư bản càng thu được nhiều giá trị thặng dư và quy mô tích luỹ càng lớn.
III/ Quy mô của tích luỹ tư bản và xu hướng lịch sử của sự tích luỹ tư bản.
1/ Tích tụ và tập trung tư bản.
Tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách tư bản hoá giá trị thặng dư.
Tập trung tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách liên kết hay sáp nhập những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội thành tư bản cá biệt khác lớn hơn
Cả tích tụ và tập trung cơ bản đều làm tăng quy mô của tư bản cá biệt. Chúng có quan hệ với nhau nhưng không đồng nhất với nhau, chúng chính là con đường để đưa nền kinh tế tư bản lên sản xuất lớn và trở thành một vần đề tất yếu trong nền kinh tế tư bản do đó trở thành quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản.
2/ Cấu tạo hữu cơ của tư bản
Khi quy mô của tư bản tăng lên thì sự cấu tạo của tư bản cũng có sự biến đổi.
Về mặt hình thái vật chất: mỗi tư bản đều gồm tư liệu sản xuất và sức lao động sử dụng những tư liệu sản xuất đó. Tỷ lệ giữa số lượng tư liệu sản xuất và số lượng sức lao động sử dụng những tư liệu đó trong qúa trình sản xuất gọi là cấu tạo kỹ thuật của tư bản. Cấu tạo kỹ thuật của tư bản ngày càng tăng lên cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Về mặt giá trị: mỗi tư bản chia làm hai phần là tư bản bất biến và tư bản khả biến. Tỷ lệ giữa tư bản bất biến và tư bản khả biến cần thiết để tiến hành sản xuât gọi là cấu tạo giá trị tư bản.
Những sự thay đổi trong cấu tạo kỹ thuật của tư bản sẽ dẫn đến những sự thay đổi trong cấu tạo giá trị tư bản vì chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Để hiểu mối quan hệ giữa cấu tạo kỹ thuật và cấu tạo giá trị tư bản chúng ta dùng phạm trù cấu tạo hữu cơ của tư bản.
Cấu tạo hữu cơ của tư bản là cầu tạo giá trị của tư bản do cấu tạo kỹ thuật quyết định và phản ánh những biến đổi của cấu tạo kỹ thuật đó.
Cấu tạo hữu cơ tăng lên là một quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản. Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản cấu tạo kỹ thuật của tư bản tăng do đó cấu tạo giá trị của tư bản tăng dẫn đến cấu tạo hữu cơ của tư bản cũng tăng lên. Hơn nữa việc nâng cao cấu tạo hữu cơ của tư bản còn do yêu cầu của quy luật giá trị thặng dư và quy luật cạnh tranh chi phối.
3/ Nhân khẩu thừa tương đối trong chủ nghĩa tư bản
Nạn nhân khẩu thừa tương đối xuất hiện khi tích luỹ tư bản trong điều kiện cầu tạo hữu cơ tăng lên. Cấu tạo hữu cơ tăng lên làm cho tỷ trọng của tư bản khả biến trong toàn bộ tư bản giảm xuống. Tư bản khả biến là quỹ tiền công quyết định số cầu về sức lao động. Vì thế trong những điều kiện khác không thay đổi, cấu tạo hữu cơ cua tư bản tăng lên thì số cẩu về sức lao động của một tư bản có một lượng nhất định giảm xuống.
Tiến bộ khoa học kỹ thuật trước hết tác động vào bộ phận tư bản tích luỹ làm cho cấu tạo hữu cơ của tư bản ngày càng cao hơn cấu tạo hữu cơ của tư bản cũ nên thu hut một lượng công nhân ít hơn so với tích luỹ trong điều kiện trước đây. Tiến bộ kỹ thuật còn thải ra một số công nhân vì khi tư bản cố định hao mòn hết phải thay đổi tư bản cố định khác làm cho cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên. Chính vì thế trong quá trình tích luỹ của tư bản khi thì thu hút công nhân khi thì thải công nhân nhưng nó lại không khớp nhau về thời gian không gian rút cục là một số người không có việc làm.
Với sự phân tích ở trên thì nguyên nhân của nạn nhân khẩu thừa là do quá trình tích luỹ tạo nên và còn nguyên nhân sâu xa khác nữa là do quan hệ sản xuất của tư bản chủ nghĩa.
+Các hình thức tồn tại nhân khẩu thừa :
Hình thức thất nghiệp tạm thời :thể hiện ở chỗ công thải ra ở nơi này lúc này thì lúc lại được nhận vào làm việc ở nơi khác
Hình thức nhân khẩu thừa tiềm tàng :Đó là người làm việc nông thôn chỉ theo mùa vụ nhưng lại không tìm được việc làm trong công nghiệp
Hình thức nhân khẩu ngừng trệ :Đó là những người thường xuyên mất việc làm thu nhập thấp ,lối sốngnay đây mai đó.
4/ Sự bần cùng hoá của giai cấp vô sản
một khi tích luỹ tưbản tăng càng được thực hiện thì giai cấp tư sản càng có nhiều tư bản trong tay và số tư bản này tạo ra của cải cho nhà tư bản .Ngược lại ,giai cấp vô sản được bị bóc lột nhiều hơn tước về sức lao động ,họ lâm vào tình trạng bần cùng và thất nghiệp .Sự bần cùng hoá của giai cấpvô sản được thể hiện ở cả hai hình đó là bàn cùng tương đối và bần cùng tuyệt đối
Bần cùng tương đói là khi tích luỹ tư bản tăng .thu nhập của giai cấp vô sản giảm xuống so với thu nhập của giai cấp tư sản .Khoảng cách chênh lệch này ngày càng mở rộng gây lên sự rất bất bình bẳng trong xã hội tư bản chủ nghĩa
bần cùng hoá tuyệt đối thểhiện ở chỗ tiền công thực tế của giai cấp vô sản giảm xuống do tăng lương chậm hơn mức tăng thu nhập cần thiết dẫn đến mức sống của họ giảm xuống rõ rệt. Đây là quy luật chung của tích luỹ tư bản
5/ Xu hướng lịch sử của tích luỹ tư bản
Chủ nghĩa tư bản ra đời trên cơ sở dùng bạo lực để tước đoạt tư liệu sản xuất của những người sản xuất nhỏ, người nông dân làm cho họ trở thành người không có tư liệu sản xuất phải đi làm thuê biến sản xuất nhỏ lạc hậu thành sản xuất lớn. Đến khi cách sản xuất tư bản đã được hình thành, quá trình tích luỹ cạnh tranh dẫn đến tư bản sản xuất được tập trung càng lớn làm cho xã hội hoá cao hơn, lực lượng sản xuất được phát triển mạnh hơn. Đây là mâu thuẫn giữa tính xã hội của sản xuất với chế độ tư hữu tư bản. Vì vậy xu hướng lịch sử của tích luỹ tư bản tất yếu sẽ dẫn đến thay thế một xã hội mới cao hơn tiến bộ hơn ở một thời điểm nhất định nào đó khi mâu thuẫn này đạt tới đỉnh điểm .
B/ tích luỹ vốn dưới chủ nghĩa xã hội
I /Sự hình thành của tích luỹ vốn
1/Bản chất của tích luỹ vốn
Cùng với tái sản xuất mở rộng , tích luỹ cũng là nét đặc trưng của chủ nghĩa xã hội. Đó là điều kiện cần thiết khách quan để tăng tổng sản phẩm xã hội thường xuyên cải thiện đời sống vật chât cho người lao động và từng bước cải thiện nền kinh tế xã hội chủ nghĩa thành nền kinh tế cộng sản chủ nghĩa.
Về nguyên tắc, tích luỹ trong chủ nghĩa xã hội mang tính chất hoàn toàn khác với tích luỹ tư bản, tích luỹ xã hội chủ nghĩa loại trừ chế độ người bóc lột người. Phần sản phẩm xã hội tích luỹ thuộc về toàn xã hội. Sản phẩm xã hội tăng lên do tích luỹ cũng thuộc v...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status