Ôn lý thuyết vật lý 12 - Ôn thi tốt nghiệp THPT - pdf 13

Download Ôn lý thuyết vật lý 12 - Ôn thi tốt nghiệp THPT miễn phí



 
1. Sự phát quang: là hiện tượng mà một số chất có khả năng hấp thụ ánh sáng có bước sóng này để phát ra ánh sáng có bước sóng khác
* Đặc điểm:
- Mỗi chất phát quang có một quang phổ đặc trưng cho nó.
- Sau khi ngừng kích thích, sự phát quang của một số chất vẫn còn tiếp tục kéo dài thêm một khoảng thời gian nào đó rồi mới ngừng hẳn gọi là thời gian phát quang ( phụ thuộc vào chất phát quang )
2. Huỳnh quang và lân quang:
. Huỳnh quang: Là sự phát quang của các chất lỏng và khí có đặc điểm là ánh sáng phát quang bị tắt rất nhanh sau khi tắt ánh sáng kích thích.
. Lân quang: Là dự phát quang của nhiều chất rắn có đặc điểm là ánh sáng phát quang có thể kéo dài một thời gian nào đó sau khi tắt ánh sáng kích thích.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-33553/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ha so với i)
v. Khái niệm là các thiết bị dùng để biến đổi điện áp ( cường độ dòng điện ) của dòng xoay chiều nhưng không làm thay đổi tần số của dòng điện )
v. Cấu tạo:
* Hai cuộn dây có số vòng khác nhau nhau quấn trên 1 lõi sắt kín.
+ Cuộn 1 nối với nguồn điện xoay chiều cuộn sơ cấp.
+ Cuộn 2 nối với tải tiêu thụ điện năng cuộn thứ cấp.
* Lõi thường làm bằng các lá sắt hay thép pha silic, ghép cách điện với nhau để giảm hao phí điện năng do dòng Fu-co.
v. Nguyên tắc hoạt động: Dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ
v. Công thức:
+ Nếu N1 > N2 thì : máy hạ áp
+ Nếu N1 < N2 thì : máy tăng áp
v. Sự truyền tải điện năng:
* Công suất hao phí:
+ Tăng điện áp trước khi truyền tải ít tốn kém dễ thực hiện
* Nguyên tắc truyền tải: Tăng điện áp trước khi truyền tải và giảm điện áp trước khi sử dụng
v. Ứng dụng:
+ Điều chỉnh điện áp phù hợp với công cụ tiêu thụ điện
+ Sử dụng trong truyền tải điện năng
+ Dùng trong nấu chảy kim loại, hàn điện
v. Cách làm giảm công suất hao phí:
+ Giảm điện trở R ( + Tắng tiết diện dây dẫn, + Đổi bản chất dây dấn : bạc, dây siêu dẫn) tốn kém không hiệu quả
+ Tăng điện áp bằng máy biến áp hiệu quả cao
v. Nguyên tắc hoạt động: dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ: khi từ thông qua một vòng dây biến thiên điều hoà, trong vòng dây xuất hiện suất điện động cảm ứng xoay chiều .
1. Máy phát điện xoay chiều 1 pha:
v. Cấu tạo: có 2 bộ phận chính là:
+ Phần cảm: là phần tạo ra từ trường có thể là nam châm điện hay nam châm vĩnh cữu.
+ Phần ứng: là những cuộn dây trong đó xuất hiện suất điện động cảm ứng khi máy hoạt động.
+ Phần cố định là stato, phần quay là roto.
v. Hoạt động: phần ứng quay, phần cảm cố định. hay phần cảm quay, phần ứng cố định.
v. Công thức tính tần số : f = p.n (p: Số cặp cực, n: Số vòng quay trong 1s)
2. Máy phát điện xoay chiều 3 pha:
v. Dòng điện xoay chiều 3 pha : là hệ thống 3 dòng điện xoay chiều gây bởi 3 suất điện động xoay chiều có cùng tần số biên độ nhưng lệch pha nhau từng đôi một và bằng .
- Nếu các tải là đối xứng thì 3 dòng điện này có cùng biên độ
- Dòng điện xoay chiều 3 pha do máy phát điện xoay chiều 3 pha phát ra
v. Cấu tạo: + stato có 3 cuộn dây hình trụ giống nhau gắn cố định trên vòng tròn tại ba vị trí đối xứng
+ Roto là 1 nam châm điện.
v. Hoạt động: khi roto quay đều các suất điện động cảm ứng xuất hiện trong 3 cuộn dây có cùng biên độ, cùng tần số nhưng lệch pha nhau là . Nếu nối các đầu dây của 3 cuộn với 3 mạch ngòai giống nhau thì ta có hệ 3 dòng điện cùng biên độ, cùng tần số nhưng lệch pha nhau về pha là
v. Cách mắc dòng điện xoay chiều 3 pha:
* Mắc hình sao: Udây = Upha; Idây = Ipha
* Mắc hình tam giác: Udây = Upha; Idây = Ipha
- Điện áp pha(Upha): điện áp giữa 1 dây pha và 1 dây trung hòa (hay điện áp giữa 2 đầu cuộn dây)
- Điện áp dây(Udây): điện áp giữa 2 dây pha
v. Ưu việt của dòng 3 pha:
+ Truyền tải điện năng đi xa bằng dòng 3 pha tiết kiệm được dây dẫn so với
truyền tải bằng dòng 1 pha
+ Cung cấp điện cho các động cơ 3 pha, dùng phổ biến trong các nhà máy, xí nghiệp
v. Định nghĩa : là thiết bị biến đổi điện năng thành cơ năng
v. Nguyên tắc hoạt động: Dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ, tác dụng của từ trường quay.
v. Cấu tạo:
- Stato có 3 cuộn dây giống nhau quấn trên 3 lõi sắt bố trí lệch nhau 1/3 vòng tròn.
- Roto là 1 hình trụ tạo bởi nhiều lá thép mỏng ghép cách điện với nhau, các rãnh xẻ mặt ngoài roto có đặt các thanh kim loại. Hai đầu mỗi thanh được nối vào các vành kim loại tạo thành một chiếc lồng. Lồng này cách điện với lõi thép và có tác dụng như nhiều khung dây đầu đặt lệch nhau tạo thành roto lồng sóc.
v. Hoạt động: Khi mắc các cuộn dây ở stato với nguồn điện 3 pha từ trường quay tạo thành có tốc độ góc bằng tần số góc của dòng điện. Từ trường quay tác dụng lên dòng điện càm ứng trong khung dây ở roto làm roto quay với tốc độ nhỏ hơn tốc độ góc quay của từ trường w’<w.
1.Khái niệm mạch dao động: là mạch điện kín gồm cuộn cảm có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp
2.Sự biến thiên q, u, i:
v. Biểu thức: q = qocos(wt+φ) u = cos(wt+φ)
i = q’ = - wqosin(wt+φ) = wqo cos(wt+φ+)
v. Đặc điểm:
+ q, u, i biến thiên điều hoà cùng tần số
+ i sớm pha so với q và u (q và u trể pha so với i); q cùng pha với u
3. Dao động điện từ tự do trong mạch dao động:
- Định nghĩa: sự biến thiên điều hòa theo thời gian của điện tích q của một bản tụ điện và cường độ điện trường i (hay cường độ điện trường và cảm ứng từ ) trong mach dao động được gọi là dao động điện từ tự do
- Nguyên tắc: dựa trên hiện tượng tự cảm
4. Công thức tính chu kì và tần số của mạch dao động:
v. Chu kì:
v. Tần số:
5. Năng lượng điện từ trong mạch dao động:
v. Biểu thức:
* Năng lượng điện trường:
* Năng lượng từ trường:
* Năng lượng điện từ:
v. Đặc điểm:
- Năng lượng của mạch dao động gồm: năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện và năng lượng từ trường tập trung ở cuộn dây
- Wđ và Wt biến thiên điều hoà với tần số w’=2w,
- Năng lượng của mạch dao động ( tổng năng lượng điện trường và năng lượng từ trường ) được bảo toàn
1. Mối liên hệ giữa điện trường và từ trường:
- Nếu tại một nơi có từ trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một điện trường xoáy.
- Điện trường xoáy là điện trường có đường sức khép kín
- Nếu tại một nơi có điện trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một từ trường
- Trường xoáy: là trường có đường sức khép kín
2. Điện từ trường: Điện từ trường là trường có hai thành phần biến thiên theo thời gian, liên quan mật thiết với nhau là điện trường biến thiên và từ trường biến thiên.
v Đặc điểm:
+ Điện trường và từ trường biến thiên cùng tồn tại trong không gian và có thể chuyển hóa lẫn nhau
+ Điện trường hay từ trường không thể tồn tại độc lập riêng biệt
1.Định nghĩa: Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian.
2. Đặc điểm:
- Tốc độ lan truyền của sóng điện từ trong chân không bằng tốc độ ánh sáng(c =3.108m/s)
- Sóng điện từ là sóng ngang( và nhau và với phương truyền sóng).
- Trong sóng điện từ thì dao động của điện trường và từ trường tại một điểm luôn đồng pha với nhau
- Sóng điện từ tuân theo các qui luật: truyền thẳng, phản xạ, khúc xạ, giao thoa, nhiễu xạ
- Sóng điện từ mang năng lượng
3. Sóng vô tuyến:
v Định nghĩa: là các sóng điện từ có bước sóng từ vài chục mét đến vài kilômét dùng trong thông tin vô tuyến
vPhân loại: Sóng cực ngắn, sóng ngắn, sóng trung và sóng dài
v Đặc điểm sự lan truyền sóng:
- Các phân tử không khí hấp thụ mạnh sóng dài, sóng trung và sóng cực ngắn, ít hấp thụ sóng ngắn nên sóng ngắn phản xạ tốt trên tầng điện li và trên mặt đất
1. Nguyên tắc chung của sự truyền thông bằng sóng điện từ: + Phải dùng sóng điện từ cao tần
+ Phải biến điệu các sóng mang
+ Ở nơi thu phải tách són...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status