Tiểu luận Quy định trong Hiệp định Nông nghiệp của GATT/WTO về trợ cấp nông sản - pdf 13

Download Tiểu luận Quy định trong Hiệp định Nông nghiệp của GATT/WTO về trợ cấp nông sản miễn phí



Hầu hết các nhà quan sát nhất trí rằng Hiệp định về nông nghiệp có tác đọng rất hạn chế đối với mở cửa thị trường. Một lý do cơ bản của vấn đề này là các nước đã đặt ra mức thuế quan trần độc lập với những mức bảo hộ trước đó. Điều này dẫn đến việc hầu hết các nước, cả nước đang phát triển lẫn các nước đang phát triển, đều nâng mức thuế quan ràng buộc của mình lên rất cao. Tuy nhiên, những mức thuế quan ràng buộc này thường không phải là những mức thuế được áp dụng trên thực tế. Mức thuế quan áp dụng thường thấp hơn nhiều. Kết quả là các nước có thể giảm thuế ràng buộc của mình bằng cách quy định 36% hay 24% mà không có tác động nào đến mức thuế quan áp dụng. Nói đúng hơn về tác động này là sự khác biệt giũa các mức thuế ràng buộc và thuế áp dụng đã được giảm đi. Thứ hai, các mức độ hỗ trợ được áp dụng trong giai đoạn cơ bản (1986-1988) rất cao và giá trên thị trường thế giới thấp một cách khác thường.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-33190/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

lượng khác được cung cấp cho các nhà sản xuất trong nước hay các công ty xuất khẩu để hỗ trợ xuất khẩu hàng nông sản. Đây là một biện pháp trực tiếp bóp méo thương mại nông sản. Hoa Kỳ và EU là hai ví dụ điển hình về trợ cấp xuất khẩu.
Điều 9, khoản 1 của Hiệp Định Nông nghiệp đã đưa ra các danh mục bao gồm hầu hết các thực tiễn trợ cấp xuất khẩu phổ biến trong lĩnh vực nông nghiệp, điển hình như:
Trợ cấp xuất khẩu trực tiếp đặc trưng đối với hoạt động xuất khẩu.
Bán các loại hàng nông sản tồn kho phi thương mai cho xuất khẩu với giá thấp hơn so với mức giá so sánh của các sản phẩm đó trong thị trường nội địa.
Các khoản trợ cấp tài chính cho sản xuất như các chương trình của Chính phủ có yêu cầu thu thuế trên các sản phẩm, sau đó được dùng để trợ cấp xuất khẩu cho một phần nhất định của sản phẩm đó.
Các biện pháp giảm chí phí khác như trợ cấp giảm chí phí tiếp thị sản phẩm cho xuất khẩu, biện pháp này có thể bao gồm các chí phí ví dụ như nâng cấp và quản lý, vận chuyển quốc tế.
Trợ cấp vận tải trong nước chỉ được trợ cấp cho hàng xuất khẩu, như các trợ cấp để vận chuyển hàng xuất khẩu tới điểm gửi hàng.
Các trợ cấp được gắn với sản phẩm thô và chế biến, cụ thể trợ cấp đối với nông sản như bột mỳ, nguyên liệu để sản xuất bánh quy xuất khẩu.
Về nguyên tắc, WTO nghiêm cấm các hình thức trợ cấp xuất khẩu. Đối với các thành viên đang áp dụng trợ cấp xuất khẩu phải kê khai và cam kết cắt giảm cả về giá trị trợ cấp và khối lượng nông sản được nhận trợ cấp. Các nước phát triển phải cam kết giảm ít nhất 36% ( riêng New Zeland bỏ hoàn toàn trợ cấp xuất khẩu), các nước đang phát triển phải cam kết giảm ít nhất 24%.
III. Tác động của Hiệp định nông nghiệp đối với các quốc gia
Tác động của Hiệp định nông nghiệp của WTO (AoA) về trợ cấp nông sản đối với EU và các nước phát triển khác
Mặc dù hiệp định nông nghiệp của WTO có hiệu lực từ năm 1995 nhưng cho đến giai đoạn 2000-2002 EU và các nước phát triển khác vẫn duy trì mức trợ cấp nông nghiệp cao.
Người sản xuất nông nghiệp ở các nước thành viên khối OECD nói riêng đã nhận được vào khoảng 230 tỷ USD trong hai năm 2000-2002, chiếm gần 46% giá trị sản lượng nông nghiệp tính theo giá thế giới, trong đó 63% số tiền hỗ trợ này có được nhờ giá nông sản trong nước cao hơn giá thế giới do tác động của việc bảo hộ bằng thuế nhập khẩu, số 37% còn lại có được nhờ các khoản trợ cấp trực tiếp từ ngân sách chính phủ. Trong khối EU, riêng hỗ trợ cho sản xuất thịt bò đã chiếm tới 84% giá trị sản xuất nông nghiệp toàn khối. Hay như Nhật bản hỗ trợ cho nông dân trồng lúa với mức tương đương 700% giá trị sản xuất nông nghiệp của nước này tính theo giá thế giới, khiến cho không nước nào có thể xuất khẩu gạo vào Nhật bản. Mức hỗ trợ ước tính mà người sản xuất đường ở các nước OECD nhận được đã tăng từ 5,8 tỷ USD trong giai đoạn 1986-1988 lên tới 7,1 tỷ USD vào năm 2003.
Trợ cấp xuất khẩu của các nước phát triển là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng rớt giá của nông sản trên thị trường thế giới những năm 1980. Vì thế, trong vòng Uruguay, các nước phát triển đã không thể lẩn tránh được yêu cầu phải cắt giảm trợ cấp xuất khẩu trực tiếp. Hoa Kỳ đã chấm dứt chương trình trợ cấp xuất khẩu quy mô lớn đối với lúa mỳ kể từ khi kết thúc vòng Uruguay, tuy nhiên vẫn duy trì mức độ trợ cấp xuất khẩu đáng kể đối với bột sữa gầy. Mặc dù EU đã tuân thủ đầy đủ cam kết cắt giảm trợ cấp xuất khẩu, nhưng khối này vẫn đứng đầu thế giới về giá trị trợ cấp xuất khẩu; không những thế, những biện pháp trợ cấp xuất khẩu trực tiếp trước đây lại được thay thế bằng những hình thức hỗ trợ trong nước thuộc diện miễn trừ.
Kể từ khi vòng đàm phán Doha có những dấu hiệu khởi sắc từ tháng 10 năm 2005 với việc Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Rob Portman đưa ra đề xuất về trợ cấp nồng nghiệp. Kế hoạch của Hoa Kỳ gồm hai giai đoạn Giai đoạn 1 diễn ra trong 5 năm với việc cắt giảm đáng kể các biện pháp hỗ trợ gây bóp méo thương mại và thuế nhập khẩu, đồng thời bãi bỏ trợ cấp xuất khẩu vào năm 2010. Giai đoạn 2 cũng kéo dài trong 5 năm, tuy nhiên chỉ bắt đầu đúng 5 năm sau khi giai đoạn 1 kết thúc, hướng tới mục tiêu cuối cùng là xóa bỏ tất cả các biện pháp hỗ trợ trong nước và thuế quan gây bóp méo thương mại còn lại trong lĩnh vực nông nghiệp. Khoảng nghỉ 5 năm giữa hai giai đoạn được thiết kế để có điều kiện rà soát lại các tác động của giai đoạn cải cách ban đầu nhằm có sự điều chỉnh thích hợp cho giai đoạn thực hiện kế tiếp.
Về hỗ trợ trong nước, Hoa Kỳ đề xuất cắt giảm 60% Tổng hỗ trợ gộp (Total AMS) trong Hộp Hổ phách của nước này. Đồng thời, để nhất quán với công thức cắt giảm theo từng lớp của khuôn khổ để xây dựng các nguyên tắc đàm phán trong nông nghiệp, Hoa Kỳ đưa ra kiến nghị cắt giảm dưới đây trong Hộp Hổ phách nhằm tạo thế cân bằng bình đẳng hơn giữa hai nền kinh tế có trợ cấp lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ và EU (nghĩa là giảm mức độ chênh lệch về tổng hỗ trợ gộp giữa hai bên từ tỷ lệ 4:1 xuống còn 2:1)
Bảng 1: Tỷ lệ cắt giảm Tổng hỗ trợ gộp
Mức AMS ràng buộc cuối cùng sau khi kết thúc giai đoạn thực hiện theo quy định của Hiệp định Nông nghiệp
(tỷ USD)
Tỷ lệ cắt giảm
> $25 ( có thể hiểu là đề cập đến EU và Nhật Bản)
83%
$12-$25
60%
$0- $12
37%
Việc cắt giảm Tổng mức hỗ trợ bóp méo thương mại (bao gồm mức Tổng hỗ trợ gộp cam kết đạt được sau khi kết thúc lộ trình thực hiện theo Hiệp định Nông nghiệp trước đây (Final Bound Total AMS), cộng với các hỗ trợ thuộc ngưỡng cho phép trong Hộp Hổ phách và các hỗ trợ thuộc Hộp Xanh lơ trong giai đoạn cơ sở nhất định) cũng được Hoa Kỳ đề xuất cụ thể như sau:
Bảng 2: Tỷ lệ cắt giảm Tổng hỗ trợ bóp méo thương mại
Tổng mức hỗ trợ bóp méo thương mại (tỷ USD)
Tỷ lệ cắt giảm
> $60 ( có thể hiểu là đề cập tới EU)
75%
$10 - $60 ( có thể hiểu là đề cập tới Hoa Kỳ, Nhật Bản)
53%
$0 - $10
31%
Hoa Kỳ thậm chí còn đi xa hơn mức giới hạn tối đa 5% đối với hỗ trợ trong nước thuộc Hộp Xanh lơ mà Khuôn khổ đã nhất trí bằng việc đề xuất giới hạn trần là 2,5% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Đối với hỗ trợ trong nước cho sản phẩm cụ thể lẫn không theo sản phẩm cụ thể thuộc ngưỡng hỗ trợ cho phép (de minimis), Hoa Kỳ kiến nghị cắt giảm 50%. Ngoài ra, giai đoạn 1999-2001 được gợi ý chọn là giai đoạn cơ sở để đưa ra giới hạn tối đa đối với mức tổng hỗ trợ cho sản phẩm cụ thể trong Hộp Hổ phách. Hoa Kỳ cũng tán thành xóa bỏ nhanh chóng trợ cấp xuất khẩu và đặt ra thời hạn hoàn thành cụ thể là năm 2010, đối với một số sản phẩm cụ thể thì thậm chí lộ trình còn có thể phải đẩy nhanh hơn thế. Với các khoản tín dụng xuất khẩu, nước này kiến nghị điều chỉnh các chương trình tín dụng của chính phủ trở về ngang với mặt bằng thị ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status