Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường quan hệ Việt Nam - ADB - pdf 13

Download Luận văn Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường quan hệ Việt Nam - ADB miễn phí



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
MỤC LỤC 2
DANH MỤC BẢNG BIỂU 4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5
PHẦN MỞ ĐẦU 6
PHẦN NỘI DUNG LUẬN VĂN 8
CHƯƠNG I: NHỮNG CƠ SỞ CỦA QUAN HỆ VIỆT NAM - ADB 8
I.1. Giới thiệu khái quát về ADB 8
I.1.1. Quá trình thành lập và phát triển 8
I.1.2. Mục tiêu và cơ cấu tổ chức 8
I.1.3. cách hoạt động của ADB 9
I.2. Khái quát về nền kinh tế Việt Nam 12
I.2.1. Quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế Việt Nam 12
I.2.2. Nhu cầu về vốn để công nghiệp hoá, hiện đại hóa 21
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUAN HỆ VIỆT NAM - ADB 25
II.1. Quá trình Việt Nam gia nhập ADB 25
II.2. Quan hệ Việt Nam – ADB 25
II.2.1. Dự án phát triển hạ tầng nông thôn bền vững tại các tỉnh miền núi phía Bắc 34
II.2.2. Dự án Phát triển Du lịch Mê Kông 39
II.2.4. Đánh giá hợp tác Việt Nam – ADB 44
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUAN HỆ VIỆT NAM - ADB 52
III.1. Triển vọng quan hệ Việt Nam - ADB 52
III.2. Giải pháp nâng cao mối quan hệ 53
III.2.1. Nâng cao uy tín quốc gia 53
III.2.2. Hoàn thiện thể chế 54
III.2.3. Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước 55
III.2.4. Tăng cường công tác đào tạo cán bộ quản lý và công nhân 56
III.2.5. Xây dựng và hiện đại hoá các kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội 57
PHẦN KẾT LUẬN 58
DANH MỤC THAM KHẢO 60
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-33182/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ó hơn 170.000 doanh nghiệp đăng ký trong năm 2008 và con số này tăng lên gấp đôi trong năm 2010. Trong năm 2008, chỉ số xuất khẩu đối với tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam đã vượt quá mục tiêu của năm 2010 là 72%. ADB, Đánh giá giữa kỳ Chiến lược và Chương trình quốc gia 2007- 2011, www.adb.org/.../VietNamese/csp/.../CSP-Midterm-Review-2007-2010-vn.pdf, trang 8, ngày truy cập 15/04/2011
Thách thức đối với Việt Nam hiện nay là vấn đề phát triển năng lực để thực hiện, theo dõi và thi hành những thủ tục quản trị doanh nghiệp cho các công ty cổ phần ngày càng tăng về số lượng và phức tạp hơn về mặt tài chính và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các dịch vụ hỗ trợ, gồm cả tài chính và hậu cần. Những sáng kiến gần đây của Chính phủ hỗ trợ cho việc phát triển khu vực tư nhân gồm có: thông qua Kế hoạch tổng thể về đơn giản hóa thủ tục hành chính năm 2007 (Đề án 30) nhằm đơn giản hóa các thủ tục và giảm chi phí, nỗ lực ưu tiên đang được Bộ Tài chính triển khai nhằm hiện đại hóa thủ tục hải quan để áp dụng thủ tục hải quan một cửa vào năm 2012, cũng như những thủ tục hải quan điện tử và việc phát triển một hệ thống đăng ký kinh doanh toàn quốc cho phép truy cập những dữ liệu đăng ký kinh doanh công trên phạm vi cả nước và cải thiện việc đăng ký kinh doanh theo cơ chế một cửa hiện nay.
Mặc dù những nỗ lực của Việt Nam về cải cách liên quan đến lĩnh vực kinh doanh có thể cải thiện đáng kể nhưng vẫn xếp khá xa sau nền kinh tế của các nước Đông Nam Á. Những thách thức còn lại bao gồm: những hạn chế về việc cấp vốn trong nước, cụ thể là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn luồng vốn còn chậm; các thủ tục hành chính không rõ ràng và phức tạp làm tăng chi phí kinh doanh; quản trị doanh nghiệp và việc thực thi các điều lệ còn yếu kém; việc giải quyết những vướng mắc chính trong cơ sở hạ tầng còn chậm trễ, cụ thể là điện lực và cầu cảng; yếu kém vẫn còn tồn tại trong hậu cần doanh nghiệp và các dịch vụ hỗ trợ khác; tăng chi phí do thoái hóa môi trường; cần thiết phải nâng cao kỹ năng lao động và quản lý và những khó khăn trong việc tiếp cận. Thách thức đối với các hoạt động của ADB là làm thế nào để phản ánh những mối lo ngại này vào trong các hoạt động thực tế của Phát triển khu vực tư nhân.
(d) Tài chính
ADB đã trợ giúp phát triển cơ sở hạ tầng và các thể chế cần thiết cho một hệ thống tài chính thị trường đa dạng, một hệ thống vẫn dành được sự ưu tiên của Chính phủ. Ví dụ, mục tiêu chỉ số kết quả năm 2010 của CPS 2007 - 2011 yêu cầu phải tăng thêm 20% trong tổng số tài sản cho thuê đã đạt được trong năm 2007. Tuy nhiên, trong bối cảnh suy thoái của nền kinh tế hiện tại, không thể chắc chắn sẽ đạt mục tiêu cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước và lấy lại được vốn đã cho vay. Ở khu vực nông thôn và khu vực tài chính vi mô, ADB đang giúp giảm dần sự tham gia trực tiếp của chính phủ vào việc cung cấp dịch vụ, tạo ra môi trường chính sách khả thi, những khuôn khổ điều tiết và giám sát các hoạt động của tổ chức tài chính vi mô trên thị trường. Điều này giúp đẩy mạnh hoạt động kinh tế nông thôn và tạo việc làm để giảm bớt những tác động của cuộc khủng hoảng lên tình trạng cùng kiệt đói ở nông thôn.
(e) Cải cách hành chính công và doanh nghiệp nhà nước
Những cải cách thủ tục hành chính chủ yếu bao gồm việc thực hiện Đề án 30. Hơn thế nữa, do hầu hết các vấn đề về chính sách của chính quyền địa phương thuộc thẩm quyền của các hội đồng nhân dân tỉnh hiện thời nên để tổ chức lại hệ thống chính trị và nâng cao hiệu quả, Quốc hội đã phê chuẩn việc bãi bỏ hội đồng nhân dân cấp huyện và phường vào tháng 11năm 2008. Trong khi đã đạt được tiến bộ trong việc phát triển cơ cấu pháp lý và chính sách, nước ta vẫn cần củng cố hơn nữa hệ thống hành chính công như đã phản ánh tại Diễn đàn Kinh doanh Việt Nam tháng 12 năm 2008 theo đó đánh giá môi trường kinh doanh của Việt Nam, bao gồm cả việc kém hiệu quả của các dịch vụ hành chính là chưa thỏa đáng. Cũng có thể nhận ra một lỗ hổng lớn giữa các chính sách, qui định pháp lý và việc thực hiện những qui định này. Cải tổ các doanh nghiệp nhà nước là vấn đề then chốt nhằm giảm tình trạng sản xuất không hiệu quả, thúc đẩy phát triển khu vực tư nhân và đẩy mạnh phát triển kinh tế bền vững. Tuy nhiên vào cuối năm 2007, chỉ có 4.979 doanh nghiệp nhà nước được chuyển đổi so với mục tiêu đề ra là 5.466 doanh nghiệp nhà nước. Chính phủ đặt kế hoạch đổi thêm 1.535 doanh nghiệp nhà nước vào năm 2010, trong đó 948 doanh nghiệp được đề nghị cổ phần hóa. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này mới chỉ tiến hành chủ yếu với các doanh nghiệp nhà nước nhỏ hơn và việc cải tổ những tập đoàn lớn đang bị đình trệ. Tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước đã không như mong đợi. Đến tận cuối năm 2007 mới chỉ hoàn thành 76% chỉ tiêu. Hơn nữa, cổ phần hóa chỉ là một bước duy nhất cho quá trình chuyển đổi thành công các doanh nghiệp nhà nước và cần được bổ sung thêm hay thậm chí tiến hành trước bằng một loạt các bước khác, bao gồm cơ cấu lại công ty, chuẩn bị chiến lược kinh doanh tái tập trung, cơ cấu lại các khoản nợ và củng cố tài chính, bao gồm thanh toán nợ, loại bỏ những hoạt động kinh doanh không cốt lõi. Dự án Chương trình cải tổ doanh nghiệp Nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi trong quản trị doanh nghiệp được đề xuất của ADB là nhằm đạt được mục tiêu đó.
(f) Giáo dục
Việt Nam đang tăng đều các khoản chi cho giáo dục công và hỗ trợ hợp lý cho những vùng khó khăn. Những thay đổi trong ưu tiên gồm: từ đào tạo kỹ thuật đến giáo dục phổ thông, từ giáo dục tiểu học đến giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông và từ những vùng tương đối giàu có đến vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, cụ thể là vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên và khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Các chỉ tiêu tuyển sinh bậc tiểu học và trung học cơ sở đã đạt được, phổ cập giáo dục trung học cơ sở tại 48 tỉnh trong tổng số 63 tỉnh. Phần chi tiêu của nhà nước cho giáo dục tăng từ 17% lên 19.8%, với chỉ tiêu đạt được là 20%. ADB, Đánh giá giữa kỳ Chiến lược và Chương trình quốc gia 2007- 2011, www.adb.org/.../VietNamese/csp/.../CSP-Midterm-Review-2007-2010-vn.pdf, trang 9, ngày truy cập 15/04/2011
Cân bằng về giới tính trong giáo dục cơ bản đã tăng nhẹ. Thành công trong việc cải thiện chất lượng giáo dục được phản ảnh trong Chỉ số phát triển Con người của Việt Nam tăng từ 0,704 lên 0,733 vượt chỉ tiêu năm 2010 là 0,725. ADB, Đánh giá giữa kỳ Chiến lược và Chương trình quốc gia 2007- 2011, www.adb.org/.../VietNamese/csp/.../CSP-Midterm-Review-2007-2010-vn.pdf, trang 10, ngày truy cập 15/04/2011
(g) Hợp tác khu vực
Hợp tác và hòa nhập khu vực vùng là một nhân tố quan trọng trong chiến lược phát triển toàn diện của Việt Nam. Hợp tác và hòa nhập khu vực, bao gồm cả việc tham gia vào các hành lang kinh tế của Tiểu vùng sông Mêkông mở rộng, được hy vọng sẽ cải thiện...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status