Đề án Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ cà phê Việt Nam trên thị trường nội địa - pdf 13

Download Đề án Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ cà phê Việt Nam trên thị trường nội địa miễn phí



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG TIÊU THỤ CÀ PHÊ VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA 3
1. Đặc điểm tiêu thụ cà phê Việt Nam 3
1.1. Đặc điểm về thị trường cà phê Việt Nam 3
1.2. Nét văn hóa cà phê của người Việt Nam 6
2. Thực trạng tiêu thụ cà phê Việt Nam trên thị trường nội địa 11
2.1. Tổng quan vê thị trường cà phê Việt Nam 11
2.2. Thị trường các loại cà phê 16
3. Những vấn đề đặt ra trong tiêu thụ cà phê Việt Nam 18
4. Kinh nghiệm phát triển ngành cà phê ở một số nước trên thế giới 21
CHƯƠNG II. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ CÀ PHÊ VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA 25
1. Dự báo về thị trường tiêu thụ cà phê 25
1.1. Xu hướng chung của thị trường thế giới 25
1.2. Xu hướng thị trường cà phê nội địa 29
2. Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ cà phê Việt Nam 30
2.1. Đối với doanh nghiệp 30
2.1.1. Xây dựng mạng luới phân phối nội địa 30
2.1.2. Đổi mới sản phẩm, cách cung ứng 31
2.1.3. Tăng cường các hoạt động xúc tiến 32
2.2. Đối với nhà nước 33
3. Điều kiện thực hiện giải pháp 35
KẾT LUẬN 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-33138/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

SS
(Lượng cà phê quy bột trung bình cả nước 0,2 kg/ người/năm 2004)
Nguồn: Bộ công thương
Sự kiện đáng chú ý là năm 2005 lần đầu tiên Buôn Ma Thuột tổ chức thành công Lễ hội cà phê, thu hút hơn 300.000 du khách trong nước và quốc đến xem, tìm hiểu về hương vị về cà phê BMT nói riêng và cà phê Việt Nam nói chung. Năm 2008, tỉnh cũng đã tiếp tục tổ chức thành công Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 2 - một trong 10 sự kiện xúc tiến thương mại lớn nhất của Việt Nam trong năm 2008.. Dự kiến tỉnh sẽ tổ chức lễ hội cà phê lần thứ 3 vào đầu năm 2011. Tỉnh đã trình lên Thủ tướng Chính phủ và được chấp thuận về việc tổ chức Lễ hội cà phê định kì 2 năm/lần ; coi đây là hoạt động mang tính quốc gia nhằm quảng bá rộng rãi hơn nữa hình ảnh cây cà phê Việt Nam. Các sự kiện đáng chú ý thứ hai là cà phê Tuần lễ Văn hóa vào năm 2007 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện này cũng thu hút hàng trăm ngàn du khách.
Diện tích gieo trồng cà phê năm 2010 dự kiến sẽ đạt khoảng 530 nghìn ha, tăng 0,6% so với năm 2009, trong đó, diện tích thu hoạch được ước tính ở mức 515 nghìn ha, tăng 1% so với năm 2009. Năng suất cà phê dự báo đạt 21 tạ/ha và sản lượng niên vụ 2010 sẽ lên tới gần 1,1 triệu tấn, tăng 6,1% so với năm 2009, nếu điều kiện thời tiết của vùng Tây Nguyên thuận lợi.
Biểu đồ 1-5: Sản lượng cà phê Việt Nam
Nguồn: Bộ NN&PTNT
Hiện nay, giá cà phê nội địa Việt Nam gắn khá chặt với giá cà phê xuất khẩu. Do đó, giá thu mua cà phê trong nước trong những tháng còn lại của năm 2010 sẽ không thể khôi phục như hồi năm 2008. Tuy nhiên, trong vài tháng tới tình hình có thể sẽ được cải thiện nếu chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thu mua tạm trữ cà phê của Nhà nước được thực thi hiệu quả cũng như thị trường thế giới khởi sắc trở lại. Một điều chắc chắn rằng, giá cà phê nội địa thời gian tới sẽ không thể giảm quá sâu như năm 2009 bởi theo đề án thu mua tạm trữ cà phê của Chính phủ, mức giá tối thiểu cho cà phê robusta loại 2 là 23.000 đồng/ki lô gam. Do giá cà phê xuất khẩu tăng liên tục, nên giá cà phê trong nước cũng “nhảy múa” theo. Hiện nay, giá cà phê nhân xô tại Đăk Lăk là 31.100 VNĐ/kg
Biểu đồ 1-6: Giá cà phê Robusta trong nước
Nguồn: Agroinfo
Mở rộng kênh tiếp thị và tiêu thụ nội địa bằng cách phục vụ nhu cầu thưởng thức cà phê hòa tan hay pha sẵn cũng đang là cách mà một số công ty cà phê đang lựa chọn. Ngoài "chuỗi" quán cà phê Trung Nguyên, một loạt nhãn hiệu khác như Highland, Phúc Ban Mê, cà phê Buôn Mê Thuột... lần lượt mở các cửa hiệu cà phê tại các đô thị lớn như TP HCM, Cần Thơ, Quy Nhơn.... Một số nghiên cứu gần đây được Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra cho thấy tiềm năng thị trường nội địa của Việt Nam có thể tiêu thụ tới 70.000 tấn/năm. Nghĩa là với sản lượng cà phê hàng năm thu hoạch được 700.000 - 800.000 tấn thì lượng cà phê tiêu thụ nội địa của Việt Nam ở mức xấp xỉ 10%. Trong khi đó theo Hiệp hội Cà phê thế giới, tiêu dùng nội địa của cà phê Việt Nam hiện chỉ đạt gần 3,6%, thấp nhất trong số các nước sản xuất cà phê. Mức chênh lệch này càng "khập khiễng" nếu so với sản lượng tiêu dùng cà phê nội địa của các nước thành viên Hiệp hội Cà phê thế giới là 25,16%.
Biểu đồ 1-7: Tình hình mua cà phê cho tiêu thụ gia đình
Nguồn: Bộ công thương
Loại cà phê tiêu thụ thị trường nội địa chỉ chiếm khoảng 5% trong tổng sản lượng xuất khẩu, tương đương 61.000 tấn/năm. Trong đó cà phê hòa tan chiếm 9.000 tấn, cà phê rang xay có nhãn hiệu chiếm 35.000 tấn, còn lại là cà phê không nhãn hiệu. Thị trường cà phê nội địa tăng trưởng khoảng 18% mỗi năm, trong đó cà phê hòa tan đang dẫn đầu về mức tăng trưởng với 22%, cà phê rang xay tăng trưởng 13%. Miền Nam có lượng tiêu thụ cao gấp 4 - 5 lần so với miền Bắc và miền Trung. Khảo sát ở hai thành phố lớn cho thấy, năm 2008, bình quân một gia đình ở Tp.HCM tiêu dùng 6,1 kg cà phê/năm, cao gấp 3 lần so với ở Hà Nội. Tại Tp.HCM, cà phê được uống tại quán nhiều hơn. Ngược lại, Hà Nội uống tại nhà nhiều hơn và có một nhóm đáng kể uống ở văn phòng. Khách hàng quan tâm khi mua cà phê để tiêu dùng tại nhà là khẩu vị, chủng loại, nhãn hiệu, sau đó mới đến giá bán, bao bì và nơi mua. Hạn chế chính trong tiêu thụ cà phê là các hộ chưa có thói quen và không biết cách chọn cà phê. Họ cũng lo ngại về cà phê giả, chất lượng của cà phê hòa tan (để có thể thay thế cà phê pha).
Biểu đồ 1-8: Thói quen uống cà phê của người tiêu dùng Việt Nam
Nguồn: Bộ công thương
Khách hàng ở độ tuổi thanh niên và vị thành niên có mức tăng tiêu thụ cà phê nhanh nhất, cả về cà phê bột và cà phê hòa tan. Nhóm thanh niên và trung niên có mức độ tiêu dùng cà phê cao nhất. Nhóm tuổi già tăng mức tiêu thụ rất ít và chỉ tăng lượng tiêu thụ cà phê bột. Tiêu dùng khu vực thành thị tăng hơn nông thôn hai lần với dạng bột tăng và cà phê hòa tan giảm. Nông thôn có lượng tiêu dùng thấp nhưng tốc độ tăng nhanh, trong đó dạng bột và hòa tan đều tăng.Xét về ngành nghề, những người làm việc nhiều về trí óc và có kỹ năng chuyên môn, kỹ thuật viên tiêu thụ cà phê nhiều nhất. Mức tiêu thụ cũng tăng mạnh ở lao động giản đơn
Thị trường các loại cà phê
Thị trường cà phê hoà tan đang có xu hướng tăng nhanh vì có các ưu thế như giúp người dùng tiết kiệm thời gian, sản phẩm có chức năng động, trẻ trung phù hợp với xu hướng tiêu dùng của giới trẻ (lớp người tiêu dùng mới) hiện nay. Đây cũng là nguyên nhân thúc đẩy thị trường này đạt mức tăng trưởng khá cao từ năm 2006 đến nay từ 20-25%/năm. Hiện tại thị phần của cà phê hòa tan chiếm 62% về số lượng và 65% về giá trị so với 32% số lượng và 31% về giá trị của cà phê rang xay có nhãn hiệu, 6% số lượng và 4% giá trị cà phê lon.
Biểu đồ 1-9: Sự phân chia thị phần giữa các loại cà phê
Nguồn:
Riêng tại thị trường Hà Nội và bốn thành phố chính (Hải phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần thơ),  tỷ trọng cà phê hòa tan còn chiếm đa số so với cà phê rang xay tương ứng 91%, 73%. Trong thị trường cà phê hòa tan, lực lượng phân tán khá đồng đều cho ba đối thủ Vinacàphê (38%), Nescafe (32%) và G7 (23%). Thị trường này đang có bước chuyến biến khá nguy hiểm cho đối thủ Vinacafe khi mức độ tặng trưởng chỉ đạt 27% so với 51% và 88% của Nescafe và G7 trong năm gần đây.
Biểu đồ 1-10: Sự phân chia thị phần thị trường cà phê hòa tan
Nguồn:
Những vấn đề đặt ra trong tiêu thụ cà phê Việt Nam
Đầu năm 2010, bất chấp những dự báo khá lạc quan về kinh tế toàn cầu cũng như tình hình tiêu thụ và dự trữ cà phê thế giới, viễn cảnh về một năm khởi sắc trở lại của cà phê Việt Nam dường như vẫn không mấy sáng sủa. Theo kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), năm 2010 dự kiến diện tích gieo trồng cà phê cả nước sẽ đạt khoảng 530.000 héc ta, tăng 0,6% so với năm 2009. Trong đó diện tích thu hoạch được ước tính ở mức 515.000 héc ta, tăng 1% so với năm 2009. Năng suất cà phê dự báo đạt 21 tạ/héc ta và sản lượng niên vụ 2010 sẽ lên tới 1,082 triệu tấn, tăng 6,1% so với năm 2009. Tuy nhiê...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status