Một số ý kiến hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Kim khí Hà Nội - pdf 13

Download Đề tài Một số ý kiến hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Kim khí Hà Nội miễn phí



MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 1
Chương 1 . ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM YẾU TỐ SỐNG
CÒN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 3
I. Thị trường và tiêu thụ sản phẩm . 3 1. Quan niệm về thị trường 3
a. Những khái niệm truyền thống.3
b. Khái niệm thị trường theo quan điểm Marketing.3
2. Bản chất của hoạt động tiêu thụ sản phẩm 4
3. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm 7
II . Nội dung của công tác tiêu thụ sản phẩm 7
1. Nghiên cứu nhu cầu thị trường 7
2. Xây dưng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 8
3. Tổ chức tiêu thụ sản phẩm 10
a. Tổ chức kênh phân phối 10
b. Xác định giá sản phẩm 13
c. Tổ chức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 15
d. Các hoạt động hỗ trợ 16
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm 17
1. Các nhân tố ngoài doanh nghiệp 17
2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 18
3. Sự cần thiết phải đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trong
các doanh nghiệp hiện nay.19 19
Chương II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM
TẠI CÔNG TY KIM KHÍ HÀ NỘI 21
I . Quá trình hình thành và phát triển 21
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 21
2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Kim khí Hà Nội 22
II. Đánh giá quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong
thời gian gần đây 26
1. Tình hình tiêu thụ thực hiện so với kế hoạch sản xuất 26
2. Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của Công ty Kim khí 27
3. Nhận xét về phân tích 28
III. Công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm của
Công ty Kim khí Hà Nội 29
1. Kênh phân phối 29
2. Tổ chức bán hàng tiêu thụ sản phẩm 29
3. Quảng cáo khuyến mại. 30
4. Xác định gía.31
V. Những ưu nhược điểm trong tiêu thụ sản phẩm
của Công ty Kim khí Hà Nội 31
1. Những ưu điểm 31
2. Những tồn tại trong công tác tiêu thụ sản phẩm 32
3. Nguyên nhân 33
Chương III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ
SẢN PHẨM TRONG THỜI GIAN TỚI . 35
I. Định hướng hoạt động kinh doanh của công ty 35
Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm 38
1. Tổ chức tốt hơn nữa công tác điều tra nghiên cứu thị trường .38
2. Đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm .39
3. Xây dựng mức giá khung giá hợp lý và phấn đấu hạ giá thành.43
4. Đa dạng hóa chủng loại sản phẩm .44
5. Tổ chức phát triển hệ thống đại lý, cửa hàng giới thiệu sản phẩm .46
6. Coi trọng đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên .47
7. Tăng cường hoạt động quảng cáo và các hoạt động xúc tiến bán hàng.48
8. Tăng cường quản lý chiến lược.48
III. Một số kiến nghị với các cơ quan quản lý
nhà nước trực thuộc. .50
Kết luận . 52
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-34733/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

g đáp ứng sự thay đổi nhanh của nhu cầu thị trường và giảm sự rủi ro cho doanh nghiệp.
Các biện pháp quảng cáo, khuyến mãi: là sử dụng các kỹ thuật kiểm trợ bán hàng nhằm mục đích làm cho cung và cầu về một loại hàng hoá nào đó gặp nhau. Doanh nghiệp cần vận dụng linh hoạt các cách quảng cáo, khuyến mãi góp phẩn thúc đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm như quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng truyền thanh, truyền hình, gửi thư chào hàng tới các doanh nghiệp liên quan, gửi mẫu hàng, tổ chức hội nghị khách hàng...
Tổ chức tốt khâu phân phối và dịch vụ sau bán hàng: Kênh phân phối bao gồm mạng lưới bán buôn, bán lẻ, đại lý được tổ chức một cách khoa học hợp lý sẽ chiếm lĩnh không gian thị trường, tạo thuận lợi cho người tiêu dùng và như vậy sẽ kích thích tiêu thụ hơn. Góp phần thúc đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm .
3. Sự cần thiết phải đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp hiện nay.
- Quá trình tái sản xuất đối với doanh nghiệp bao gồm hoạt động thương mại đầu vào sản xuất và khâu lưu thông hàng hoá. Là cầu nối trung gian giữa một bên là người sản xuất và một bên là người tiêu dùng.
+ Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng, là bước nhảy quan trọng tiến hành quá trình tiếp theo nó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có phương hướng sản xuất kinh doanh cho kỳ sau. Đồng thời tiêu thụ sản phẩm là khâu quyết định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, quyết định nguồn mua hàng, khả năng tài chính, dự trữ, bảo quản và mọi khả năng của doanh nghiệp và cũng nhằm mục đích thúc đẩy mạnh hàng bán ra và thu lợi nhuận cao.
Trong nền kinh tế thị trường tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa vô cùng quan trọng, người ta không thể hình dung nổi trong xã hội toàn bộ khâu tiêu thụ bị ách tắc kéo theo đó toàn bộ khâu sản xuất bị đình trệ, xã hội bị đinh đốn mất cân đối. Mặt khác thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm sẽ tạo cơ sở cho việc sản xuất, tìm kiếm và khai thác các nhu cầu mới phát sinh mà chưa được đáp ứng. Đồng thời đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm sẽ làm tăng thu nhập cho doanh nghiệp tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động và tiết kiệm được các chi phí cho việc bảo quản hàng tồn kho. Bên cạnh đó đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp cho các doanh nghiệp rút ngắn được vòng quay về vốn, tạo điều kiện cho hoạt động tái sản xuất được tiến hành nhanh hơn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Từ đó giúp cho các doanh nghiệp có được lợi thế về tài chính vững vàng, tạo điều kiện cho việc nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm được nhiều chi phí trong giá thành sản phẩm. Từ đó nâng cao được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong chiến lược sử dụng công cụ giá thành trong tiêu thụ sản phẩm. Giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững.
Tóm lại: Đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm là yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cũng là điều khó khăn đối với mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Làm tốt điều này sẽ giúp cho mọi doanh nghiệp điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách nhịp nhàng và tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể tăng trưởng bền vững.
Chương II
Thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm
tại Công ty Kim khí Hà Nội
i. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Kim khí Hà Nội.
Công ty Kim khí Hà Nội được thành lập ngày 01/07/1961 theo quyết định thành lập của Chi cục Kim khí Hà Nội. Trực thuộc Cục Kim khí thiết bị, thuộc tổng cục vật tư. Năm 1970 thành lập công ty theo Quyết định số 379 - KK. Từ năm 1980-1982. Công ty trực thuộc liên hiệp cung ứng vật tư khu vực I. Năm 1983 đổi tên thành Công ty Kim khí, trực thuộc liên hiệp xuất khẩu vật tư. Từ năm 1985-1992 là Công ty Kim khí Hà Nội trực thuộc Tổng Công ty Kim khí - Bộ Vật tư.
Công ty Kim khí có chức năng "Tổ chức kinh doanh cung ứng các loại vật tư kim khí theo chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước và theo hợp đồng kinh tế.
Công ty Kim khí được thành lập lại theo Quyết định số 559/TM-QĐ. Ngày 28/05/1993 của Bộ Thương mại và Du lịch. Công ty là một trong những đơn vị chuyên doanh thuộc Tổng Công ty Thép Việt Nam. Bộ Thương mại trụ sở của Công ty hiện nay tại D2 - Tôn Thất Tùng - Đống Đa - Hà Nội.
Công ty Kim khí Hà Nội có chức năng: Tổ chức kinh doanh cung ứng các loại kim khí theo chỉ tiêu kế hoạch nhà nước và theo hợp đồng kinh tế theo vụ có hiệu quả các nhu cầu kinh tế, an ninh, quốc phòng và các hoạt động văn hóa xã hội của nền kinh tế quốc dân, trên địa bàn. Tổng công ty phân công và theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước, thống nhất quản lý những công việc kỹ thuật, nghiệp vụ ngành, hàng theo sự chỉ đạo của thống nhất của Tổng Công ty.
Công ty Kim khí Hà Nội có những nhiệm vụ mua bán bảo quản, quản lý kim khí, tiến hành sản xuất và các hoạt động dịch vụ phục vụ nhu càu về kim khí cho các đơn vị trên dùng và sản xuất thuộc địa bàn Hà Nội, điều tra xác định và đề xuất với Tổng Công ty trong việc khai thác nguồn kim khí trực tiếp bán kim khí cho các nhu cầu của các đơn vị. Kinh tế và các đơn vị Trung ương trên địa bàn Hà Nội. Ngoài ra Công ty còn có trách nhiệm điều chuyển kim khí cho các công ty vật tư khác như Hải Phòng, Đà Nẵng, Bắc Thái... Bên cạnh đó, công ty còn chịu trách nhiệm dự trữ vật tư đặc biệt cho Tổng Công ty.
2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Kim khí Hà Nội.
Về mặt tổ chức bộ máy hoạt động của công ty, theo Quyết định 176/HĐBT về xắp xếp lại lao động, công ty đã và đang tiến hành hoàn thiện bộ máy tổ chức cho ngày càng gọn nhẹ và hiệu quả hơn.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy:
Tổng số cán bộ công nhân viên của công ty 462 người
- Lao động trong biên chế 298 người (chiếm 64,5%)
- Lao động hợp đồng 164 người (chiếm 35,5%).
Trình độ nghiệp vụ
- Đại học 49 người (chiếm 10,6%)
- Trung cấp 119 người (chiếm 25,8%)
Biên chế lao động trong các bộ phận.
- Văn phòng 59 người (chiếm 12,8%)
- Hai xí nghiệp sản xuất 111 người (chiếm 24%)
- Hai xí nghiệp kinh doanh 36 người (chiếm 7,8%)
- Hai kho hàng 99 người (chiếm 21,4%)
- 28 cửa hàng bán lẻ 157 người (chiếm 40%)
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy
Giám đốc
Phó giám đốc kinh doanh
Phó giám đốc tài chính
Phòng kế hoạch
kinh doanh
Phòng thanh tra bảo vệ
Phòng tổ chức hành chính
Phòng
thị trường xuất
nhập khẩu
Phòng
kế toán
tài chính
Các xí nghiệp và chi nhánh
Các cửa hàng bán lẻ
Trong cơ cấu tổ chức của công ty, đứng đầu là giám đốc phụ trách chung mọi mặt của công ty và chịu trách nhiệm trước nhà nước và cấp trên về hoạt động của công ty giúp việc cho giám đốc có hai phó giám đốc: một phụ trách về tài chính một phụ trách về kinh doanh, giúp giám đốc điều hành hoạt động về mặt mà mình phụ trách.
Bộ phận nghiệp vụ của công ty bao gồm 5 phòng ban:
Phòng tổ chức hành chính: Có chức năng giúp giám đốc về cơ cấu tổ chức kinh doanh của công ty nhằm phát huy cao nhất năng lực của đơn vị (quyết định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, cơ ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status