Báo cáo Nghiên cứu vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam - pdf 13

Download Báo cáo Nghiên cứu vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam miễn phí



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT 4
1.1. TỔNG QUAN MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT 4
1.1.1. Cơ cấu kinh tế 4
1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (trong đó có cơ cấu theo ngành) 8
1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (trong đó có cơ cấu theo ngành) 9
1.1.3. Tăng trưởng kinh tế 9
1.1.4. Chuyển mục đích sử dụng đất 13
1.1.5. Các yếu tố chủ yếu tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển mục đích sử dụng đất 15
1.1.6. Mối quan hệ giữa sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất với tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 23
1.2. TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TỚI SỬ DỤNG ĐẤT VÀ CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT TẠI VIỆT NAM TỪ 1995 ĐẾN 2005 26
1.2.1. Thực trạng tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ 1995 đến 2005 26
1.2.2. Thực trạng biến động và chuyển mục đích sử dụng đất từ 1995 đến 2005. 41
1.2.3. Tác động qua lại giữa tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế với biến động và chuyển mục đích sử dụng đất từ 1995 đến 2005. 53
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH DIỆN TÍCH ĐẤT CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG TRONG PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 60
2.1. NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH DIỆN TÍCH ĐẤT CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG TRONG NỀN KINH TẾ CÓ SỰ CHUYỂN DỊCH VỀ CƠ CẤU KINH TẾ 60
2.1.1. Xác định nhu cầu sử dụng đất 60
2.1.2. Xác định diện tích đất chuyển mục đích sử dụng 61
2.2. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH DIỆN TÍCH ĐẤT CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN CƠ SỞ XÁC ĐỊNH NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT GẮN VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 63
2.2.1. Phương pháp hệ số co dãn 63
2.2.2. Phương pháp theo bảng cân đối liên ngành 67
2.3. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT 76
2.3.1. Nhận xét 2 phương pháp 76
2.3.2. Đề xuất 77
2.4. DỰ BÁO DIỆN TÍCH NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP CẢ NƯỚC VÀ CÁC VÙNG CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẾN NĂM 2020 78
2.4.1. Cơ sở dự báo diện tích đất chuyển mục đích sử dụng đến 2020 78
2.4.2. Dự báo nhu cầu sử dụng một số loại đất: 79
2.4.3. Dự báo diện tích đất nông nghiệp chuyển mục đích sử dụng 79
2.4.4. Dự báo diện tích đất phi nông nghiệp chuyển mục đích sử dụng 80
CHƯƠNG 3 : HƯỚNG DẪN CÁCH TÍNH NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ DIỆN TÍCH ĐẤT CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG 82
3.1. PHƯƠNG PHÁP TÍNH NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT THEO HỆ SỐ CO DÃN 82
3.2. PHƯƠNG PHÁP TÍNH NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT THEO BẢNG CÂN ĐỐI LIÊN NGÀNH 83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35785/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

hóa ngành nghề, tăng tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ, giảm sản xuất thuần nông. Kinh tế trang trại được hình thành và phát triển với quy mô đa dạng phù hợp với đặc điểm của từng vùng. Nhiều làng nghề được khôi phục và phát triển cùng với việc ra đời của các khu công nghiệp vừa và nhỏ góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn. cơ sở hạ tầng nông thôn (điện, đường, trường, trạm) được chú ý đầu tư nhiều hơn, góp phần quan trọng cho việc đổi mới bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống dân cư tại nông thôn.
Công nghiệp - xây dựng: vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 15,7%/năm, năng lực sản xuất của nhiều ngành, nhiều sản phẩm tăng đáng kể, đáp ứng cơ bản nhu cầu thiết yếu của nền kinh tế và đóng góp cho xuất khẩu.
Công nghiệp có sự phát triển rộng khắp, song có sự tập trung cao ở một số vùng, lãnh thổ : giá trị sản xuất của vùng Đông nam bộ chiếm khoảng 56,8%, vùng đồng bằng sông Hồng là 21 – 22%, vùng đồng bằng sông Cửu Long 9,5%, vùng Bắc trung bộ và Duyên hải trung bộ 5,9%, vùng Trung du – Miền núi phía bắc 4,9%, vùng Tây Nguyên khoảng 0,9%. Tình trạng phát triển và phân bố công nghiệp trên các vùng lãnh thổ phụ thuộc nhiều vào các yếu tố, điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội của vùng đó.
- Vùng trung du miền núi phía bắc : phát triển các ngành công nghiệp dựa trên cơ sở tài nguyên thiên nhiên và nguồn nguyên liệu nông sản như: công nghiệp khai thác - chế biến khoáng sản, chế biến nông, lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, luyện kim, hóa chất, giấy, dệt da may, công nghiệp thủy điện vừa và nhỏ. Công nghiệp tập trung chủ yếu tại các tỉnh Phú Thọ,Thái Nguyên, Bắc giang, Cao Bằng, Lào Cai, Tuyên Quang, Sơn La, tạo nên các tuyến trục hành lang công nghiệp mặc dù còn sơ khai như Lào Cai _ Hà Nội, Thái Nguyên – Hà Nội, Lạng Sơn – Hà Nội và Điện Biên – Sơn La – Hòa Bình. Tình hình phát triển KCN của vùng TDMNB rất hạn chế do hạ tầng kém phát triển, vị trí địa lý cũng như các điều kiện tự nhiên, xã hội có nhiều hạn chế.
- Vùng đồng bằng sông Hồng : Các ngành công nghiệp cơ bản sản xuất công cụ và tư liệu sản xuất chiếm tỷ trọng 35,3%, cơ khí chế tạo 21,3%, sản xuất vật liệu xây dựng 20,7%, chế biến nông lâm sản 17,5%. Đến nay cả vùng đã hình thành trên 23 khu công nghiệp và khu chế xuất, nhưng chỉ tập trung tại một số tỉnh và thành phố lớn như hà Nội, hải Phòng, hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc và Quảng Ninh, tạo ra hành lang công nghiệp dọc trục đường quốc lộ số 5 (Hà Nội – Hải Phòng). Đây là một trong những vùng có tiềm năng phát triển công nghiệp thuận lợi nhất trong nước.
- Vùng bắc trung bộ và Duyên hải trung bộ : chủ yếu công nghiệp chế biến nông lâm thủy hải sản như đường, bia, thủy hải sản đông lạnh; các sản phẩm vật liệu xây dựng như xi măng, đá khai thác, gạch ngói. Gần đây có đóng và sửa chữa tầu thuyền. Toàn vùng có 21 KCN, được bố trí dọc theo dải ven biển, gắn với điều kiện thuận lợi về cảng biển, về đường bộ (Quốc lộ số 1), về đường sắt Bắc - Nam, tạo điều kiện tốt cho việc thu hút đầu tư phát triển công nghiệp và hệ thống đô thị trong tương lai.
- Vùng Tây Nguyên : công nghiệp của vùng chủ yếu tập trung vào công nghiệp chế biến thô nông lâm sản, công nghiệp thủy điện, công nghiệp sửa chữa cơ khí nhỏ phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp và tiêu dùng tại chỗ. Sản phẩm công nghiệp cùng kiệt nàn, chủ yếu cung cấp cho thị trường trong vùng.
- Vùng Đông Nam bộ : là vùng có ngành công nghiệp phát triển nhất trong nước. Cơ cấu công nghiệp trong vùng đa dạng, trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là công nghiệp chế tác, các ngành công nghiệp chế biến sâu có tỷ trọng lớn. Tại đây có các ngành công nghiệp cơ bản tạo ra sản phẩm kỹ thuật công nghệ trang bị cho toàn nền kinh tế, đồng thời đây cũng là nơi cung cấp phần lớn các sản phẩm tiêu dùng cho cả trong và ngoài nước với quy mô lớn.
Bảng 6: Diện tích và giá trị sản xuất các KCN, KCX cả nước
Năm
Diện tích (1000 ha)
Chỉ số tăng diện tích so năm trước (%)
Giá trị sản xuất (Triệu UDS)
Chỉ số tăng GTSX so năm trước (%)
2000
11.147
103,1
2.594
120,7
2001
11.338
101,7
3.927
151,4
2002
13.161
116,1
4.940
125,8
2003
15.179
115,3
7.853
159,0
2004
19.530
128,7
9.880
125,8
2005
26.517
135,8
12.413
125,6
Nguồn : Vụ quản lý KCN và KCX - Bộ Kế hoạch & Đầu tư
Để tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, trong giai đoạn 2001 - 2005, cả nước đã chuyển 39.560 ha đất nông nghiệp sang xây dựng các khu công nghiệp và cụm công nghiệp, đưa diện tích đất khu cụm công nghiệp lên 51.317 ha, tăng 28.697 ha so với năm 2000. Trong 5 năm 2001 - 2005 cả nước thành lập thêm 66 KCN với tổng diện tích 13.140 ha, đưa diện tích đất KCN được chính phủ cấp phép tính hết năm 2005 là 26.517 ha với 131 KCN và tổng giá trị sản xuất công nghiệp của các KCN, KCX đạt khoảng 44,4 tỷ USD, tăng bình quân 32%/năm, đã góp phần vào việc nâng cao tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp trong GDP của cả nước.
Các ngành dịch vụ có bước chuyển dịch tích cực, giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân hàng năm 7,6%.
Ngành thương mại hoạt động sôi nổi, đáp ứng được nhu cầu cơ bản của sản xuất và tiêu dùng trong nước, hàng hóa cho xuất khẩu ngày càng tăng. Ngành du lịch phát triển khá nhanh, thu nhập từ du lịch tăng mạnh, góp phần tạo thêm việc làm, xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Dịch vụ vận tải hành khách và hàng hóa, bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, tư vấn pháp luật, dịch vụ kỹ thuật, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục, thể thao...đều có bước phát triển khá và tiến bộ.
Kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội:
Với mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, diện tích đất giao thông đã tăng thêm 74.237 ha so với năm 2000, đạt 512.562 ha vào năm 2005, chiếm 55,22% đất sử dụng vào mục đích công cộng. Với diện tích tăng thêm và với vốn đầu tư lên tới 142 nghìn tỷ đồng, trong 5 năm qua, cả nước đã làm mới, nâng cấp hay cải tạo 4.575 km quốc lộ và 65.004 km đường giao thông nông thôn, nâng cấp 380 km đường sắt, cầu cống, bến cảng. Kết quả đó nâng cấp và hoàn thiện cơ bản các trục đường giao thông trên tuyến Bắc Nam, kể cả hầm đường bộ qua đèo Hải Vân, các tuyến từ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đi các khu công nghiệp, các vùng kinh tế quan trọng, đường xuyên Á, hành lang Đông Tây, mở thêm tuyến trục song song để giải toả ách tắc giao thông, củng cố các tuyến liên tỉnh ở đồng bằng Nam Bộ; nâng cấp các tuyến lên Tây Nguyên, miền núi. Hoàn thành cải tạo, nâng cấp hay mở rộng, xây dựng mới theo quy hoạch cảng biển, cảng sông và sân bay, nâng năng lực thông qua cảng biển lên 23.400 nghìn tấn, cảng sông 17.200 nghìn tấn, hàng không 8 triệu hành khách/năm. Với sự phát triển đó, giao thông vận tải đã đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status