Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 vùng kinh tế trọng điểm miền trung - pdf 13

Download Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 vùng kinh tế trọng điểm miền trung miễn phí



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Phần 1 - ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI 5
I. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường 5
1. Điều kiện tự nhiên 5
2. Các nguồn tài nguyên 8
3. Khái quát cảnh quan, môi trường 15
4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường 17
II. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 18
1. Khái quát thực trạng phát triển kinh tế 18
2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 20
3. Dân số, lao động và việc làm 28
4. Thực trạng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn 30
5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội 33
6. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tác động đến việc sử dụng đất 38
Phần 2 - TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI 41
I. Tình hình quản lý đất đai 41
II. Hiện trạng và biến động trong sử dụng đất 49
1. Hiện trạng sử dụng và biến động các loại đất 49
2. Đánh giá chung về hiệu quả và những tồn tại trong sử dụng đất 62
III. Tiềm năng đất đai 64
1. Khái quát chung về tiềm năng đất đai 64
2. Tiềm năng đất đai để phát triển các ngành 65
Phần 3 - ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 VÀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2010 73
I. Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 73
1. Phương hướng, mục tiêu tổng quát 73
2. Phương hướng, mục tiêu cụ thể 73
II. Các quan điểm khai thác sử dụng đất 74
III. Định hướng sử dụng đất đến năm 2020 77
1. Dự báo dân số đến năm 2010 và năm 2020 77
2. Định hướng phát triển các công trình trọng điểm mang ý nghĩa kết nối toàn vùng, liên vùng và hội nhập quốc tế 77
3. Định hướng sử dụng đất theo mục đích sử dụng 83
IV. Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 100
1. Phương hướng, mục tiêu sử dụng đất đến năm 2010 100
2. Các phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 101
3. Các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 (theo phương án chọn) 107
4. Dự kiến các khoản thu, chi liên quan đến đất đai giai đoạn 2006 - 2010 135
5. Đánh giá môi trường chiến lược của phương án quy hoạch sử dụng đất 136
V. Các biện pháp, giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất 141
1. Giải pháp về cơ chế chính sách 141
2. Giải pháp về cơ chế chỉ đạo điều hành, phối hợp trong phát triển vùng 142
3. Giải pháp về tài chính 143
4. Giải pháp về nguồn nhân lực 145
5. Giải pháp về xã hội 145
6. Giải pháp phát triển thị trường 147
7. Giải pháp về kỹ thuật địa chính và phát triển thị trường bất động sản 147
8. Giải pháp về khoa học kỹ thuật công nghệ 148
9. Giải pháp về môi trường 149
10. Giải pháp tổ chức thực hiện 150
11. Biện pháp kiểm tra, giám sát thực hiện 151
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 152
1. Kết luận 152
2. Kiến nghị 153
PHỤ LỤC
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35787/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Vân - Phù Cát, Phú Hòa - Đèo Son…
- Các tuyến du lịch, được phân thành:
+ Tuyến du lịch ngoại vùng: là các tuyến du lịch nối các điểm du lịch nổi tiếng của vùng với các điểm du lịch nổi tiếng của các vùng khác như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt (Lâm Đồng), Quê Bác, Cửa Lò (Nghệ An), Hạ Long, Tuần Châu (Quảng Ninh), York Đôn, Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk)...
+ Tuyến du lịch nội vùng, bao gồm: tuyến Đà Nẵng - Hội An - Mỹ Sơn; Núi Ngũ Hành Sơn - Đèo Hải Vân - Bảo tàng Chàm - Bán đảo Sơn Trà; Đà Nẵng - Cù Lao Chàm; Tam Kỳ - Hội An - Mỹ Sơn; Quảng Ngãi - Sa Huỳnh - Mỹ Khê - Thạch Nham - Hải Giá - Tân Định - Vạn Tường - núi Thiên Ấn; Quy Nhơn - Gềnh Ráng; Quy Nhơn - Tây Sơn - Hầm Hô; Quy Nhơn - Hội Vân - Phù Cát - Phú Hoà - Đèo Son…
Việc phát triển du lịch có quan hệ mật thiết với các ngành kinh tế khác, đặc biệt là thương mại. Khách du lịch đến vùng KTTĐMT, ngoài việc tắm biển, nghỉ mát, tham quan các danh lam thắng cảnh, tìm hiểu phong tục, tập quán, truyền thống lịch sử của địa phương còn có nhiều nhu cầu khác như ăn ở, đi lại, mua sắm quà lưu niệm. Đây là điều kiện thuận lợi cho các loại hình dịch vụ phát triển.
2.4. Tiềm năng đất đai cho phát triển các khu kinh tế
Với mục tiêu xây dựng Việt Nam trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, trong đó ý tưởng phát triển các khu kinh tế đã trở thành chủ trương hành động.
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị TW 4 khoá VIII năm 1997 của Đảng về việc “Nghiên cứu xây dựng thí điểm một vài đặc khu kinh tế, khu mậu dịch tự do ở những địa bàn ven biển có đủ điều kiện”, những năm qua Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản, phê duyệt nhiều dự án để chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, đến năm 2003 khu kinh tế đầu tiên của nước ta mới được hình thành - khu kinh tế mở Chu Lai.
Từ đó đến nay, trên cơ sở đánh giá tiềm năng thế mạnh, lợi thế so sánh của cả khu vực miền Trung, các khu kinh tế trên địa bàn vùng KTTĐMT tiếp tục được hình thành, hiện tại có:
- Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô tỉnh Thừa Thiên Huế, quy mô 27.108 ha.
- Khu kinh tế mở Chu Lai tỉnh Quảng Nam, quy mô 27.040 ha.
- Khu kinh tế Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi, quy mô 10.300 ha.
- Khu kinh tế Nhơn Hội tỉnh Bình Định, quy mô 12.000 ha.
Bên cạnh đó, nhằm đẩy mạnh hợp tác và mậu dịch đường biên, trên địa bàn vùng còn có tiềm năng lợi thế trong việc phát triển các khu kinh tế cửa khẩu tại các khu vực như: Hồng Vân - Kou Tai, A Đớt - Tà Vàng (Thừa Thiên Huế); Nam Giang - Đắc Chưng (Quảng Nam).
2.5. Tiềm năng đất đai cho xây dựng, mở rộng đô thị và khu dân cư nông thôn
Tiềm năng đất đai để phát triển mở rộng, hình thành mới đô thị cũng như các khu dân cư nông thôn trên địa bàn vùng KTTĐMT được xác định dựa trên mức độ thuận lợi của các tiêu chí:
- Vị trí phân bố không gian.
- Các yếu tố điều kiện tự nhiên, bao gồm: độ dốc địa hình, địa chất, thuỷ văn và thuỷ văn địa chất.
- Công năng của đất (sức chịu tải về dân số, các loại công trình kiến trúc).
- Điều kiện cơ sở hạ tầng và cách sử dụng đất đai hiện tại.
- Điều kiện môi sinh khu vực...
a. Tiềm năng đất đai để xây dựng, mở rộng đô thị
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quỹ đất, tiềm lực, thế mạnh từng tỉnh trong vùng cũng như trong bối cảnh toàn vùng với cả nước, đối chiếu so sánh với các tiêu chí về mức độ thuận lợi, ít thuận lợi và không thuận lợi cho thấy tiềm năng phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn vùng KTTĐMT như sau:
- Đối với các đô thị hiện có:
+ Phát triển thành phố Huế, Đà Nẵng đáp ứng các tiêu chuẩn của đô thị loại I; thành phố Quy Nhơn đáp ứng các tiêu chuẩn đô thị loại II; thành phố Quảng Ngãi, Tam Kỳ và thị xã Hội An đạt tiêu chuẩn đô thị loại III (trong đó thị xã Hội An sẽ trở thành thành phố).
+ Phát triển mở rộng các thị trấn Thuận An, Tứ Hạ, Phú Bài, Hương Thủy, Phong Điền, Phú Đa, A Lưới (Thừa Thiên Huế); Thăng Bình, Quế Sơn, Hiệp Đức, Nam Giang, Phước Sơn (Quảng Nam); Dốc Sỏi, Châu ổ (Quảng Ngãi); Phú Phong, Bình Định (Bình Định).
- Đối với việc phát triển các đô thị mới:
+ Đô thị công nghiệp - thương mại: tiềm năng phát triển ở các khu vực như: Vạn Tường (Quảng Ngãi), Điện Nam - Điện Ngọc và Chu Lai - Kỳ Hà (Quảng Nam), Chân Mây (Thừa Thiên Huế).
+ Đô thị cấp V (thị trấn): tiềm năng phát triển được xác định ở các khu vực: Vinh Thanh, Vinh Hưng, La Sơn, Bình Điền, Hòa Mỹ, Ưu Điềm, Điền Hải, Thanh Hà (Thừa Thiên Huế); Minh Long (Quảng Ngãi)…
- Tiềm năng đất đai để mở rộng, phát triển các khu dân cư đô thị: Theo dự báo dân số đến năm 2010 và 2020 cho thấy, để đáp ứng được yêu cầu dân sinh đô thị, nhu cầu đất ở đô thị trong thời gian tới tăng khá mạnh khoảng khoảng 7,5 nghìn ha trong thời kỳ từ nay đến năm 2020, trong đó giai đoạn 2006 - 2010 khoảng 4,6 nghìn ha. Tuy nhiên, từ thực trạng cho thấy tiềm năng đất đai để mở rộng đất ở đô thị hiện nay còn rất lớn, bởi trong đô thị đất nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao (khoảng 51%), nên về cơ bản đủ khả năng đáp ứng nhu cầu đất ở đô thị tăng thêm.
b. Tiềm năng đất đai để phát triển, mở rộng khu dân cư nông thôn
Hiện nay toàn vùng có 626 xã với tổng diện tích đất khu dân cư nông thôn 237.717 ha, là địa bàn cư trú của 4.350.554 nhân khẩu, chiếm 70,22% dân số của vùng. Theo dự báo, đến năm 2010 dân số khu vực nông thôn là 4,05 triệu người và giảm xuống còn 3,65 triệu người vào năm 2020.
Mặc dù dân số nông thôn ngày càng giảm, song đây là do quá trình đô thị hoá nông thôn, nên trong thực tế nhu cầu đất ở nông thôn vẫn không ngừng tăng trong giai đoạn tới, dự báo tăng khoảng 2,8 nghìn ha trong cả thời kỳ từ nay đến năm 2020, trong đó giai đoạn 2006 - 2010 khoảng 1,3 nghìn ha (không tính các khu vực được đô thị hoá). Vì vậy, việc phát triển các điểm dân cư mới để đáp ứng nhu cầu dân sinh là thực tế khách quan, song từ thực trạng quỹ đất hiện nay cho thấy, trong đất khu dân cư nông thôn đất nông nghiệp còn chiếm diện tích khá lớn 51,89% (trên 123 nghìn ha), do đó cần tận dụng phần diện tích này để bố trí đất ở cho nhân dân cũng như xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn trong những năm tới.
Phần 3
ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 VÀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2010
I. KHÁI QUÁT PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
Từ những tiềm năng và lợi thế so sánh, thời cơ và thách thức đối với vùng KTTĐMT; mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của vùng đến năm 2010 và 2020 đặt ra như sau:
1. Phương hướng, mục tiêu tổng quát
Phát triển kinh tế - xã hội vùng KTTĐMT với tốc độ nhanh và bền vững, trở thành khu vực phát triển năng động, một đầu cầu lớn của cả nước trong giao lưu, hợp tác quốc tế; cải thiện cơ bản đời sống vật chất, văn hoá tinh thần cho nhân dân trong vùng; chuyển dịch cơ cấu kinh tế để trở thành vùng công nghiệp lớn của cả nước với cá...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status