Đạo đức nhà báo trong thời kỳ hội nhập hiện nay - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
I. Các khái niệm
1. Quan niệm chung về đạo đức
Cùng với nhiều cách điều chỉnh hành vi con người, đạo đức đánh giá hành vi con người theo các chuẩn mực và các giá trị như thiện và ác, chính nghĩa và phi nghĩa, đúng và sai, cái phải làm và cái không được làm, cái nên làm và cái không nên làm… Về mặt xã hội, đạo đức được biểu hiện bằng thái độ cụ thể của dư luận xã hội. Về mặt cá nhân, đạo đức được coi là “toà án lương tâm” có khả năng tự phê phán, đánh giá và suy xét từng hành vi, thái độ và ý nghĩ trong bản thân mỗi cá nhân. Xét về bản chất, sự điều chỉnh của đạo đức mang tính tự giác, là sự tự lựa chọn của mỗi người. Vì vậy, ngoài biểu hiện trong các quan hệ xã hội, đạo đức còn thể hiện trong thái độ, hành vi và sự tự ứng xử của bản thân mỗi con người.
"Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được xã hội thừa nhận, quy định hành vi của con người đối với nhau và đối với xã hội. Các nguyên tắc đạo đức giống như những chiếc máy điều chỉnh hành vi của con người, nhưng không mang tính chất cưỡng chế mà mang tính tự giác (...) Trên cơ sở lí tưởng và trách nhiệm đạo đức đã hình thành nên quan niệm về lương tâm và lòng tự trọng của nhà báo chuyên nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp bao gồm các nguyên tắc xử sự đúng đắn để ngăn ngừa những hành vi không đúng đắn. Căn cứ vào những tiêu chuẩn đạo đức này và dựa vào tính chất của những hành vi, mỗi nhà báo sẽ phải chịu đựng sự tự xỉ vả, xấu hổ, phải tự kết tội, hay được khích lệ, tự hào, phấn khởi và hạnh phúc" – theo Cơ sở lý luận báo chí - truyền thông, Dương Xuân Sơn, Đinh Hường, Trần Quang, Nxb Văn hóa - thông tin, H., 1995, tr. 252.
2. Các khái niệm có liên quan
2.1 Đạo đức nghề nghiệp
Đạo đức nghề nghiệp là một bộ phận của đạo đức xã hội, là đạo đức trong một lĩnh vực cụ thể trong đạo đức chung của xã hội. Đạo đức nghề nghiệp bao gồm những yêu cầu đạo đức đặc biệt, các quy tắc và chuẩn mực trong lĩnh vực nghề nghiệp nhất định, nhằm điều chỉnh hành vi của các thành viên trong nghề nghiệp đó sao cho phù hợp với lợi ích và sự tiến bộ của xã hội.
2.2 Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo
Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là những quy tắc, chuẩn mực quy định thái độ và hành vi ứng xử của nhà báo trong các mối quan hệ nghề nghiệp. Hiện nay, đạo đức nghề nghiệp của nhà báo còn được gọi là đạo đức nghề báo, đạo đức báo chí, đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, đạo đức nhà báo. Trong luận án này, chúng tui sử dụng ba cách gọi: Đạo đức nghề báo, đạo đức nghề nghiệp của nhà báo và đạo đức nghề nghiệp của người làm báo.
Cũng giống như đạo đức, bên cạnh những chuẩn mực đạo đức nghề báo chung cho tất cả nhà báo ở tất cả các quốc gia thì còn có những chuẩn mực đạo đức nghề báo riêng của từng quốc gia, từng cơ quan báo chí phụ thuộc vào từng thời kỳ phát triển lịch sử của từng quốc gia, cơ quan báo chí đó. So với các quy ước về đạo đức nghề báo của các quốc gia và tổ chức báo chí quốc tế, thì Quy định đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam có những điểm tương đồng và một số nét mang tính đặc thù.
2.3 Các khái niệm khác: Nhà báo, nhân dân, công chúng, nguồn tin, nhân vật trong tác phẩm, ban biên tập, cộng tác viên, thông tin viên.
3. Tầm quan trọng của đạo đức nghề báo
Ngày nay, vị trí và vai trò của báo chí trong đời sống xã hội ngày càng được nâng lên, nó trở thành một bộ phận quan trọng, không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người, ở một khía cạnh nào đó nó còn tham gia vào tiến trình lịch sử của thời đại, cùng lúc có thể tác động đến nhiều người, nhiều tầng lớp, nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Chính vì vậy, những người làm nghề này trong mỗi tác phẩm và sản phẩm của mình phải nhận thức sâu sắc từng việc làm, cân nhắc kỹ lưỡng và xem xét cẩn trọng những hậu quả có thể xảy ra đối với xã hội. Chỉ cần một chút thiếu thận trọng của nhà báo, xã hội phải bỏ ra gấp trăm ngàn lần công sức để khắc phục hậu quả.
4. Đạo đức nghề nghiệp trong các mối quan hệ của nhà báo
4.1. Các mối quan hệ nền tảng
4.1.1.. Nhà báo với Tổ quốc, đất nước
Với tư cách là thành viên của một đất nước, được nuôi dưỡng bằng văn hoá vật chất và tinh thần của đất nước, nhà báo phải có thái độ trân trọng, yêu quý quê hương, đất nước, cội nguồn đã sinh ra mình. Đó còn là thái độ và trách nhiệm của nhà báo trước đất nước và vì lợi ích của đất nước.
4.1.2. Nhà báo với nhân dân
Nhà báo phải phục vụ vô điều kiện quyền thông tin của nhân dân, là diễn đàn tin cậy của nhân dân. Mỗi nhà báo đều phải tham gia vào quá trình thông tin cho nhân dân về tất cả các vấn đề, sự kiện của đời sống xã hội trong và ngoài nước, làm cho nhân dân hiểu rõ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Qua đó, nhà báo tham gia vào việc hình thành dư luận xã hội đúng đắn, xây dựng thế giới quan khoa học, thái độ sống tích cực và nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi công dân, tạo ra sự đồng thuận cao trong xã hội.
4.1.3. Nhà báo với Đảng
Từ khi ra đời đến nay, những người làm báo cách mạng luôn luôn gắn bó và là người hướng dẫn tin cậy của đồng bào cả nước, cổ vũ nhân dân đi theo con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân đã chọn. Đa số nhà báo Việt Nam không chỉ phục tùng sự lãnh đạo của Đảng, tích cực trong việc truyền bá mà họ còn góp phần làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh luôn giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội.
4.2. Các mối quan hệ trong môi trường xã hội
4.2.1. Nhà báo với công chúng
Mối quan hệ giữa nhà báo và công chúng là mối quan hệ mang tính liên kết trong các hành vi đạo đức nghề nghiệp của nhà báo. Trong khi làm nhiệm vụ cung cấp thông tin, nhằm thoả mãn đầy đủ các nguyện vọng, nhu cầu và lợi ích của công chúng, nhà báo phải đối mặt với một loạt các câu hỏi mang tính đạo đức. Không chỉ có thế, việc cân nhắc, tính đến mức độ hiệu quả thông tin cũng là trách nhiệm đạo đức của nhà báo đối với công chúng. Khi viết bài, nhà báo còn phải trả lời một loạt các câu hỏi nhằm xem xét, phân tích đầy đủ các khía cạnh, suy xét nghiêm túc trọn vẹn mọi mặt để cung cấp thông tin tốt nhất cho công chúng.
4.2.2. Nhà báo với nguồn tin
Có ba kiểu nguồn tin, thứ nhất là tài liệu, thứ hai là môi trường (hay hiện trường) và thứ ba là con người. Khi nói đến mối quan hệ đạo đức nghề nghiệp giữa nhà báo và nguồn tin là nói đến mối quan hệ đạo đức giữa nhà báo và kiểu nguồn tin thứ ba – con người. Quy tắc đạo đức nghề nghiệp quy định những chuẩn mực khi nhà báo tiếp xúc, thu thập, sử dụng thông tin và tài liệu do nguồn tin cung cấp.
4.2.3. Nhà báo với nhân vật trong tác phẩm của mình
Nhân vật trong tác phẩm báo chí là nhân vật có thật, vì vậy nhà báo cần cân nhắc kỹ lưỡng xem nên đưa thông tin gì và không nên đưa thông tin gì để không gây hại cho nhân vật. Nhà báo phải tự đặt ra các câu hỏi như: Viết như thế này có ảnh hưởng gì đến cuộc sống, lợi ích, nhân phẩm của nhân vật không? Đưa bứa ảnh này, chi tiết này, tính cách này có gây hại gì cho nhân vật không? Nếu công bố mối quan hệ này có làm phức tạp cuộc sống hàng ngày của nhân vật không? Công chúng liệu có hiểu đúng về nhân vật của mình không?...
4.3. Các mối quan hệ nghề nghiệp
4.3.1. Nhà báo với Ban biên tập
Mối quan hệ này đòi hỏi nhà báo phải tuân theo những quy định, chấp hành những đường lối, chủ trương của Ban biên tập, đi đúng tôn chỉ, mục đích của tờ báo. Đấy chính là quan hệ đạo đức giữa cá nhân nhà báo với Ban biên tập của mình. Nền tảng của mối quan hệ này là sự thống nhất quan điểm tư tưởng. Nhà báo phải trung thành với toà soạn của mình, phải có bổn phận giữ bí mật của toà soạn. Tuy nhiên, sự chấp hành này không đồng nghĩa với sự mù quáng mà là sự nhất trí trên nguyên tắc của sự sáng tạo.
4.3.2. Nhà báo với các đồng nghiệp trong và ngoài toà soạn



5m4Z2EtK1CD8gPe
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status