Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội - pdf 13

Download Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội miễn phí



MỤC LỤC Trang
 
I. TÍNH TẤT YẾU CỦA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 2
II. ĐẶC TRƯNG CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 3
1. Cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa xã hội
2. Bản chất và đặc trưng tổng quát của Chủ nghĩa xã hội
a. Đặc trưng cơ bản của CNXH trong chủ nghĩa Mác-Lênin
b. Đặc trưng cơ bản của CNXH trong tư tưởng Hồ Chí Minh
III. QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ MỤC TIÊU, ĐỘNG LỰC CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 6
1.Mục tiêu
2.Động lực
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35505/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
–&—
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Môn: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Giáo viên: NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN
Nhóm 3
Huế, 2011
MỤC LỤC Trang
I. TÍNH TẤT YẾU CỦA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 2
II. ĐẶC TRƯNG CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 3
1. Cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa xã hội
2. Bản chất và đặc trưng tổng quát của Chủ nghĩa xã hội
a. Đặc trưng cơ bản của CNXH trong chủ nghĩa Mác-Lênin
b. Đặc trưng cơ bản của CNXH trong tư tưởng Hồ Chí Minh
III. QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ MỤC TIÊU, ĐỘNG LỰC CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 6
1.Mục tiêu
2.Động lực
Tư Tưởng HỒ CHÍ MINH Về Chủ Nghĩa Xã Hội
I/Tính tất yếu của CNXH ở Việt Nam
Đến với ánh sáng Cách mạng tháng Mười, Hồ Chí Minh không chỉ tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn, mà còn tìm thấy phương hướng đi tới của cuộc cách mạng sau khi đã giành được độc lập dân tộc, đó chính là mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cập, giải phóng xá hội, giải phóng con người. Hồ Chí Minh khằng định: “Con đường tiến tới chủ nghĩa xã hội của các dân tộc là con đường chung của thời đại, của lịch sử, không ai ngăn cản nổi”. Do đó, nước ta cũng tất yếu đi lên chủ nghĩa xã hội. Khẳng định tính tất yếu đi lên chủ nghĩa xã hội của cách mạng Việt Nam trong tư tưởng Hồ Chí Minh xuất phát từ những luận chứng sau:
Thứ nhất: Đó là quy luật phát triển chung của lịch sử xã hội loài người mà các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học đã khám phá, khái quát thành học thuyết hình thái kinh tế - xã hội.
Thứ hai: Việc khẳng định Việt Nam tất yếu đi lên chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng HCM không chỉ dựa trên cơ sở tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin, mà còn bằng việc tiếp cận, đối chứng so sánh thực tiễn các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại với Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga 1917.
Tác phẩm “ Đường cách mệnh” (1927), Người đã chỉ ra bản chất các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại như: Cách mạng Mỹ 1776, cách mạng Pháp 1789,…là những cuộc các mạng không triệt để, không thể đem lại quyền lợi cho nhân dân lao động. “ Mỹ tuy rằng cách mệnh thành công đã hơn 150 năm nay nhưng công nông vẫn cứ cực khổ, vẫn cứ lo tính cách mệnh lần thứ hai”.
Hồ Chí Minh nhận thấy Cách mạng XHCN tháng Mười Nga là cuộc cách mạng khác hẳn về bản chất so với cách mạng tư sản. Người đánh giá: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật…”
Thứ ba: Băn khoăn trước thực tế các dân tộc châu Á có những đặc điểm khác châu Âu, Hồ Chí Minh đặt câu hỏi: “Chế độ cộng sản có áp dụng được ở châu Á nói chung và ở Đông Dương nói riêng không? Đây là vấn đề mà chúng ta đang quan tâm hiện nay”
II/Đặc trưng của CNXH ở Việt Nam:
1/ Cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về CNXH:
Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội theo quan điểm Mác – Lênin từ lập trường một người yêu nước đi tìm con đường giải phóng dân tộc để xây dựng một xã hội mới tốt đẹp. Người tiếp thu quan điểm của những nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học, đồng thời có sự bổ sung cách tiếp cận mới về chủ nghĩa xã hội.
Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ lập trường yêu nước và khát vọng giải phóng dân tộc. Người đã tìm thấy trong học thuyết khoa học và cách mạng của Mác con đường chân chính giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng loài người. Người đã viết: “…chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và giai cấp công nhân toàn thế giới”.
Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ phương diện đạo đức. Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội được xây dựng trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, nó đảm bảo cho sự phát triển hài hoà giữa cá nhân và xã hội. Giai cấp công nhân chẳng những đấu tranh để tự giải phóng cho cả loài người khỏi áp bức, bóc lột. Lợi ích của giai cấp công nhân và lợi ích của nhân dân là thống nhất. Người viết: Chủ nghĩa cá nhân là một trở ngại lớn cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cho nên thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh từ bỏ chủ nghĩa cá nhân”. Người lên án mạnh mẽ chủ nghĩa cá nhân, một kẻ địch hung ác của CNXH, và kêu gọi phải tiêu diệt nó, nhưng người không hề phủ nhận cá nhân, trái lại rất chăm lo đến nhu cấu và lợi ích của cá nhân, đề cao năng lực và phẩm chất của mỗi cá nhân.. Như vậy, đối với Hồ Chí Minh, đạo đức cao cả nhất là đạo đức cách mạng, đạo đức giải phóng dân tộc, giải phóng loài người. Chủ nghĩa xã hội vì vậy cũng là giai đoạn phát triển mới của đạo đức.
Hố Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ truyền thống lịch sử, văn hoá và con người Việt Nam. Văn hoá Việt Nam lấy nhân nghĩa làm gốc, có truyền thống trọng dân, khoan dung, hoà mục để hoà đồng. Văn hoá Việt Nam là văn hoá trọng trí thức, hiền tài. Con người Việt Nam có tâm hồn trong sang, giàu long vị tha, yêu thương đồng loại, kết hợp được cái chung với cái riêng, gia đình với Tổ quốc, dân tộc và nhân loại…Chính những truyền thống tốt đẹp của văn hoá và con người Việt Nam là một trong những cơ sở dẫn dắt Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa xã hội.
2/ Bản chất và đặc trưng tổng quát của chủ nghĩa xã hội:
a/ Đặc trưng cơ bản của CNXH trong chủ nghĩa Mác – Lênin:
Xoá bỏ từng bước chế độ tư hữu TBCN, thiết lập chế độ sở hữu công cộng để giải phóng cho sức sản xuất xã hội phát triển.
Có một nền đại công nghiệp cơ khí với trình độ khoa học và công nghệ hiện đại có khả năng cải tạo nông nghiệp, tạo ra năng suất lao động cao hơn CNTB.
Thực hiện sản xuất có kế hoạch, tiến tới xoá bỏ sản xuất hàng hoá trao đổi tiền tệ.
Thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, thể hiện sự công bằng và bình đẳng về lao động và hưởng thụ.
Khắc phục dần sự khác biệt giữa các giai cấp, giữa nông thôn và thành thị, giữa lao động trí óc và lao động chân tay, tiền tới một xã hội tương đối thuần nhất về giai cấp.
Giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột, nâng cao trình độ tư tưởng và văn hoá cho nhân dân, tạo điều kiện cho con người tận lực phát triển mọi khả năng sẵn có của mình….
Những đặc trưng cơ bản nói trên của CNXH là những phán đoán khoa học đã được Mác và Ăngghen nêu lên trên cơ sở phân tích những điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội ở các nước TBCN Tây Âu phát triển nhất vào cuối thế kỷ XIX. Dù sao, các ông cũng mới chỉ vạch ra những phương hướng phát triển chủ yếu của CNXH nhằm khẳng định tính ưu việt của nó so với CNTB. Nhiệm vụ của những người macxit là phải dựa vào tư tưởng của các ông về những đặc trưng cơ bản nhất của CNXH để bổ sung và phát triển nó trong những điều kiện lịch sử mới.
b/ Đặc trưng cơ bản của CNXH trong tư tưởng Hồ Chí Minh:
Thống nh
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status