Khóa luận Tìm hiểu nội dung và thiết kế một số trò chơi, buổi ngoại khoá môn toán lớp 2 - pdf 13

Download Khóa luận Tìm hiểu nội dung và thiết kế một số trò chơi, buổi ngoại khoá môn toán lớp 2 miễn phí



MỤC LỤC
Phần mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu
III. Nhiệm vụ nghiên cứu
IV. Phương pháp nghiên cứu
Phần nội dung
A. Tìm hiểu về trò chơi học tập và ngoại khoá môn toán
1. Thế nào là trò chơi học tập, trò chơi học tập môn toán
2. Chuẩn bị và tổ chức trò chơi toán học.
3. Thế nào là ngoại khoá môn toán
4. Tác dụng của trò chơi học tập và ngoại khoá môn toán đối với học sinh.
5. Tâm lý của học sinh khi tham gia trò chơi và ngoại khoá môn toán.
B. Tìm hiểu về nội dung cơ bản của chương trình môn toán lớp 2
1. Mục tiêu của chương trình
1.1. Kiến thức
1.2. Kỹ năng
2. Nội dung chương trình toán lớp 2
2.1. Số học
2.2. Đại lượng và đo đại lượng
2.3. Yếu tố hình học
2.4. Giải toán có lời văn
C. Thiết kế trò chơi và ngoại khoá môn toán
I. Những trò chơi có nội dung số học
1. Trò chơi thứ 1 "Bắc Cầu thông đường"
2. Trò chơi thứ 2 "Bị mắt, lắp nhà"
3. Trò chơi thứ 3 "Điền số vào các ô trống"
4. Trò chơi thứ 4 "Bắc Con số bí mật"
5. Trò chơi thứ 1 "Tìm con đường đến toà thành"
6. Trò chơi thứ 6 "Bẫy số"
7. Trò chơi thứ 7 "Truyền diện tích nhân"
8. Trò chơi thứ 8 "Bác đưa thư"
9. Trò chơi thứ 9 "Đôminôtìm"
10. Trò chơi thứ 10 "Bày hàng để bán"
II. Những trò chơi có nội dung "Đại lượng và đo đại lượng"
1. Trò chơi thứ 11: "Đồng hồ nào chạy đúng"
2. Trò chơi thứ 12 "Em tập mua bán"
3. Trò chơi thứ 13 "Tiếp sức"
4. Trò chơi thứ 14 "Cùng nhau xem lịch"
III. Những trò chơi có nội dung hình học
1. Trò chơi thứ 15 "Thi đua ghép hình"
2. Trò chơi thứ 16 "Xếp hình"
3. Trò chơi thứ 17 "Cầm tay nhau học hình học"
4. Trò chơi thứ 18 "Ghép thành số đo"
5. Trò chơi thứ 19 "Đua ngựa ghép hình"
IV. Những trò chơi có nội dung "Rèn kỹ năng giải toán có lời văn"
1. Trò chơi thứ 20 "Nhốt gà vào lồng"
2. Trò chơi thứ 21 "Em tập ra đề toán"
3. Trò chơi thứ 22 " Gấu vào rừng"
4. Trò chơi thứ 23 "Hái hoa đầu xuân"
5. Trò chơi thứ 24 "Rồng cuốn lên mây"
V. Thiết kế 1 buổi ngoại khoá môn toán tại trường TH Lĩnh Nam.
Phần thực nghiệm
I. Mục đích của dạy thực nghiệm
II. Nội dung thực nghiệm
III. Hình thức - phương pháp tổ chức dạy học thực nghiệm
IV. Thời gian và địa điểm thực nghiệm
V. Kết quả thực nghiệm
Phần kết luận
Tài liệu tham khảo
 
 
 
 
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36097/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

năng, kỹ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ. Nhờ sử dụng trò chơi học tập và ngoại khoá toán mà quá trình dạy và học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn, có cơ hội học tập đa dạng hơn.
-Đối với học sinh không có phương tiện nào giúp các em phát triển 1 cách tự nhiên, có hiệu quả, rèn tính tự chủ bằng trò chơi học tập vì:
+Qua trò chơi, học sinh biết tự kiềm chế, được tham gia hoạt động tích cực. Trò chơi không chỉ là phương tiện, mà còn là phương pháp giáo dục.
+Trò chơi giúp các em trao đổi kinh nghiệm, tương tác lẫn nhau, từ đó giúp các em tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng.
5.Tâm lý của học sinh khi tham gia vào trò chơi và ngoại khoá:
Thông thường, khi tham gia chơi, các em học sinh thường có những phản ứng tích cực như:
+Hăng say chơi hết mình, ý thức trách nhiệm cá nhân cao.
+Dễ bỏ qua sai lầm của bạn.
+Tôn trọng kỷ luật, tôn trọng luật chơi.
+Giúp đỡ đồng đội, đoàn kết trong nhóm chơi.
+Tích cực hoạt động và dam hi sinh vì danh dự chiến thắng của đội mình…
Tuy nhiên, bên cạnh những phản ứng tích cực là những phản ứng tiêu cực của các em như:
+Người mạnh lấn át người yếu.
+Sẵn sàng trừng phàt người thua.
+Gian lận khi chơi để giành chiến thắng.
+Dễ ganh tị dẫn đến ghét nhau.
+Chơi quá đà không giới hạn.
+Chia bè, nhóm.
+Nghe lời bạn chỉ huy, tuyệt đối…
Vì vậy, người giáo viên khi tổ chức chơi cần lưu ý tránh cho học sinh những phản ứng tiêu cực và nếu có xảy ra thì kịp thời sửa chữa, khuyến khích, động viên khen thường kịp thời để học sinh có những phản ứng tích cực.
B: TÌM HIỂU VỀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHƯƠNG TRÌNH TOÁN LỚP 2:
1- Mục tiêu của chương trình toán 2:
1-1: Kiến thức:
Cung cấp cho học sinh;
- Phép cộng, phép trừ có nhớ trong phạm vi 100
- Phép nhân, phép chia và bảng nhân 2,3,4,5; bảng chia 2,3,4,5;
- Tên gọi các thành phần, tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- Mối liên hệ giữa phép cộng và phép trừ, liên hẹ giữa phép nhân và phép chia.
- Các số đến 1000, đọc, viết, so sánh các số, phép cộng, trừ không nhớ.
- Các phần bằng nhau(của một hình).
- Các đơn vị đo: đơn vị độ dài, thời gian, khối lương, dung tích
- Nhận biết một số hình học(hình chữ nhật, hình tứ giác, đường thẳng, đường gấp khúc, chu vi tam giác, tứ giác).
- Giải bài toán có lời văn có một phép tính(cộng, trừ, nhân, chia).
1.2. Kỹ năng
Học sinh biết thao tác trên các đồ vật, mô hình, hình vẽ, ký hiệu … biết diễn đạt bằng ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết để đạt các kỹ năng sau:
- Biết thực hiện các phép tính cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100; trừ không nhớ trong phạm vi 100, phép tính có đơn vị đo.
Tính nhẩm thành thạo các phép tính cộng, trừ qua 10. Tính nhẩm trong phạm vi các bảng tính nhân và chia.
- Giải được các bài toán tìm và (tìm thành phần chưa biết của phép tính).
- Tính giá trị biểu thức số đơn giản
- Biết đo độ dài, khối lượng, dung tích, ước lượng độ dài.
- Nhận biết và vẽ được hình tứ giác, chữ nhật, hình vuông, đường thẳng, đường gấp khúc, tính được độ dài đường gấp khúc chu vi tam giác, tức giác.
- Giải được các bài toán đơn có phép tính cộng, trừ nhân, chia, biết ra đề toán đơn giản theo điều kiện cho trước.
2. Nội dung chương trình toán lớp 2.
2.1. Số học:
a. Phép cộng và phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.
* Mức độ yêu cầu:
- HS biết dùng các chữ số (0,1…9) để ghi được các số từ 0 đến 100 (đếm từ 0 đến 100), nhận biết được số bé nhất có 1 chữ số, 2 chữ số, số lớn nhất có 1 chữ số, 2 chữ số. Viết các số có 2 chữ số thành tổng các đơn vị hàng, gọi tên được các thành phần của phép cộng, phép trừ, đặt tính rồi tính, lập được bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 20. (kỹ thuật cộng có nhớ).
-Thuộc bảng cộng trong phạm vi 10 để tính nhẩm biết cộng trừ qua 10.
- Thực hiện được các phép tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100 bằng tính viết.
- Tính giá trị biểu thức số có đến hai dấu phép tính cộng, trừ, giải bài tập dạng tìm x. biết a +x =b; x -a = b; a -x = b.
b. Các số đến 1000, phép cộng và phép trừ trong phạm vi 1000.
* Mức độ yêu cầu:
- HS phải nắm được mối quan hệ: 10 đơn vị làm thành 1 chục; 10 chục làm thành 100; 10 trăm làm thành 1 nghìn; đọc, viết thành thạo các số từ 0 - 1000; các số tròn trăm, biết so sánh các số tròn trăm, nắm được các số tròn chục từ 110 - 1000… biết đọc, viết, so sánh các số, viết số thành tổng các đơn vị hàng (trăm, chục, đơn vị); biết cộng; trừ không nhớ trong phạm vi 1000 (tính nhẩm và đặt tính viết) biết giá trị các biểu thức số có đến 2 dấu phép tính cộng, trừ không có ngoặc.
c. Phép nhân và phép chia:
+ Mức độ yêu cầu:
- HS nắm được biểu tượng ban đầu về phép nhân, phép chia, gọi tên được các thành phần
- HS thuộc bảng nhân 2,3,4,5 và bảng chia 2,3,4,5 vận dụng các bảng nhân, chia trong bảng, giải các bài toán về nhân, chia.
- Nắm được vai trò số 0 số 1 trong phép chia
- Biết cách tìm giá trị biểu thức.
- Biết tìm một thành phần của phép nhân, phép chia trong các dạng bài tập tìm x.
- Nhận biết một phần mấy của một hình.
2.2. Đại lượng và đo đại lượng.
* Mức độ yêu cầu:
- HS cần biết đơn vị đo đại lượng, đọc, viết đơn vị đo.
- Biết đổi các đơn vị đo (chủ yếu các đơn vị độ dài như: 1dm = 10; 1m = 100cm; 1m = 1000mm 1km = 1000m).
- Biết thực hiện các phép tính cộng và trừ với các số đo theo đơn vị đo, đo và ước lượng đơn vị đo.
- Xem lịch, đồng hồ, nhận biết về tiền Việt Nam
2.3. Yếu tố hình học.
* Mục đích yêu cầu:
- HS nhận biết về hình dạng hình học, gọi đúng tên một số hình đơn giản (hình, tam giác, hình tứ giác, hình chữ nhật, đường thẳng, đường gấp khúc).
- Bước đầu thực hành đo độ dài đoạn thẳng, vẽ hình (theo mẫu, theo ô vuông,) xếp ghép hình đơn giản (theo mẫu).
- Tính độ dài đường gấp khúc, tính chu vi các hình.
2.4. Giải toán có lời văn:
* Mục đích yêu cầu:
HS cần biết:
- Giải bài toán về thêm, bớt (cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100); giải bài toán về nhiều hơn ít hơn (hơn, kém, nặng hơn, nhẹ hơn, cao hơn, dài hơn, ngắn hơn…) Giải bài toán vận dụng trực tiếp về ý nghĩa của phép nhận (phép chia trong phạm vi 5).
- Nắm được các thao tác khi giải toán: đọc kỹ đề toán, bài toán cho cái gì? hỏi cái gì? tóm tắt bài toán (bằng lời hay hình vẽ), đề ra cách giải, trình bày bài giải.
- Tự đặt đề toán theo điều kiện cho trước.
C. THIẾT KẾ TRÒ CHƠI
I. NHỮNG TRÒ CHƠI CÓ NỘI DUNG SỐ HỌC
1. Trò chơi số 1"Bắc cầu thông đường"
- Mục đích: Học sinh biết ghép hình theo mẫu hay điền số theo quy luật của dãy.
- Chuẩn bị:
- Bộ đồ dùng dạy học lớp 2, bảng phụ kẻ sẵn ô vuông.
- Cách tiến hành
Hai em lên thì xem ai điền được số vào ô trống nhanh hơn (coi như bắc cầu đề thông đường về đích trước.)
2
4
6
10
Đích
1
3
4
7
Đích
2. Trò chơi số 2: Bịt, mắt, lắp nhà,
- Mục đích: Rèn kỹ năng tính toán và củng cố các kiến thức về thời gian. Kết hợp rèn luyện trí thông minh và khả năng định hướng.
- Chuẩn bị: Vẽ trên bảng một số ngôi nhà (trên đó có ghi các công thức toán học bị cắ...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status