Chuyên đề Thách thức về môi trường và tài nguyên - pdf 13

Download Chuyên đề Thách thức về môi trường và tài nguyên miễn phí



MỤC LỤC
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
II. KHÁI NIỆM VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
1. Khái niệm về Môi trường
2. Khái niệm về Tài nguyên
III. CÁC CHỨC NĂNG CỦA MÔI TRƯỜNG
IV. NHỮNG THÁCH THƯC VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY. LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM
1. Khí hậu toàn cầu bị biến đổi và tần suất thiên tai gia tăng
2. Sự suy giảm tầng Ôzôn
3. Tài nguyên bị suy thoái
4. Ô nhiễm môi trường đang xảy ra trên quy mô rộng
5. Sự gia tăng dân số
6. Sự suy giảm tính đa dạng sinh học trên Trái Đất
7. Môi trường và văn hóa, đạo đức xã hội của loài người
8. Vấn đề về năng lượng
9. Những vấn đề về Môi trường và tài nguyên khác
V. KẾT LUẬN VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT NHỮNG THÁCH THỨC
5.1 Ổn định dân số
5.2 Quyền phụ nữ
5.3 Cần tìm kiếm những nguồn năng lượng mới
5.4 Hợp tác khu vực
5.5 Đất và nước cần được bảo tồn tốt hơn
5.6 Đa dạng sinh học
5.7 Sự phát triển công nghệ sinh học
5.8 Giáo dục Môi trường
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36043/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

m trọng ở những nước nghèo, nơi các cơ sở hạ tầng y tế vẫn còn yếu kém hay thiếu các phương tiện cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho người dân khi nhiệt độ tăng cao.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, ông Pachauri nhấn mạnh, 2/3 dân số trên thế giới hiện đang sống ở các khu vực nông thôn, đa số tại các nước đang phát triển, và phần lớn việc canh tác đều phải phụ thuộc vào thời tiết, cụ thể là nguồn nước mưa. Biến đổi khí hậu sẽ gây ra tình trạng mất cân bằng về khí hậu, mưa nhiều ở các khu vực khí hậu ôn hòa nhưng lại gây ra hạn hán ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Hạn hán sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động nông nghiệp làm giảm sản lượng lương thực và đẩy giá lương thực tăng cao.
Ông Pachauri nhận định, châu Phi là châu lục dễ bị ảnh hưởng nhất khi lượng mưa giảm. Sản lượng nông nghiệp đang giảm sút, gây ra nạn đói kém. Trong khi đó, giá lương thực tăng cao đẩy những khu vực này lâm vào tình trạng không đủ khả năng tài chính để nhập khẩu số lượng lương thực cần thiết để nuôi sống người dân.
Theo TTXVN, Ủy ban Liên chính phủ về khí hậu thay đổi của LHQ dự kiến vào cuối thế kỷ này, mực nước biển sẽ dâng cao từ 18 đến 59 cm và các đảo quốc nhỏ thuộc vùng châu thổ Mega ở châu Á nằm trong số những nơi bị đe dọa nghiêm trọng nhất.
Khí hậu biến đổi kéo dài hạn hán, làm khô cạn sông hồ tại Trung Quốc.
Trên đây là nhận định của tuần báo The Economist trong một bài viết về thay đổi khí hậu và phát triển. Mọi người đều hiểu các họat động phát triển kinh tế ở những nước chậm phát triển cũng đang góp phần vào sự biến đổi khí hậu và quy mô của nó hiện giờ đang ngày càng lớn hơn.
Bài báo cho biết, các nước đang phát triển hiện phát thải ra gần một nửa lượng khí carbon trên tòan địa cầu. Lấy thí dụ như Brasil, lượng khí CO2 thải ra tính trên đầu người dân còn cao hơn cả nước Đức.
Về mức độ thiệt hại của hiện tượng khí hậu ấm lên đối với những nước nghèo, trong một bản báo cáo đưa ra năm 2006 thì nhiệt độ trái đất tăng thêm 2°C thì sẽ làm thiệt hại 1% tổng sản phẩm thu nhập của tòan thế giới. Ngân Hàng Thế Giới vừa đưa ra một báo cáo mới đánh giá biến đổi khí hậu có thể gây thiệt hại 4% tổng thu nhập quốc dân của châu Phi và riêng Ấn Độ, con số này lên tới 5%.
Theo tờ báo, tính được giá trị thiệt hại kinh tế từ hiện tượng biến đổi khí hậu là rất khó, vì người ta vẫn chưa nắm bắt được có bao nhiêu nhân tố góp phần vào hiện tượng này. Nhưng người ta có thể tính được qua số lượng nạn nhân của các trận thiên tai. Chẳng hạn, từ năm 1981 đến 1985, trên thế giới có khoảng 5 triệu người cần được cứu trợ thiên tai. Còn từ năm 2001 đến 2005, con số trên đã tăng đến 1,5 tỷ người.
Vẫn theo bài báo thì người cùng kiệt hiển nhiên là dễ bị thiệt hại hơn người  giàu. Lấy một ví dụ trong trận bão Mitch tàn phá Honduras vào năm 1998, các gia đình  cùng kiệt bị mất 20% tài sản, trong khi người giàu bị thiệt hại có 3%.
Khí hậu trái đất ấm lên càng làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh dịch nguy hiểm vốn đã và đang lan tràn ở các nước nghèo.
Theo đánh giá của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, từ nay đến năm 2070, 60% dân số thế giới sẽ rất dễ bị mắc bệnh dịch do hiện tượng trái đất nóng dần lên.
Khí hậu trái đất tăng dẫn đến tan băng và hậu quả là lụt lội. Theo các nhà nghiên cứu thì vẫn lại chủ yếu là các nước cùng kiệt bị ngập lụt nhiều nhất. Trong khi đó ngân sách quốc gia của các nước này thì hạn hẹp không cho phép tự bảo vệ được mình.
Thời tiết khí hậu còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các họat động sản xuất và đời sống của con người.
2. Sự suy giảm tầng Ôzôn
2.1 Tầng Ôzôn là gì?
Khí Ôzôn gồm 3 nguyên tử oxy (O3). Tầng bình lưu nằm trên tầng đối lưu với ranh giới trên dao động trong khoảng độ cao 50 km. Ở độ cao khoảng 25 km trong tầng bình lưu tồn tại một lớp không khí giàu khí Ôzôn thường được gọi là tầng Ôzôn. Hàm lượng khí Ôzôn trong không khí rất thấp, chiếm một phần triệu, chỉ ở độ cao 25 - 30 km, khí Ôzôn mới đậm đặc hơn (chiếm tỉ lệ 1/100.000 trong khí quyển). Người ta gọi tầng khí quyển ở độ cao này là tầng Ôzôn.
Ở giữa tầng bình lưu trong khoảng cây số 35 và cây số 19 có tầng ozon, tầng này chứa chất ozon và oxy. Tầng này không có gió và không khí nóng. Chính khí ozon đã làm cho không khí nóng lên. Ở giữa tầng bình lưu trong khoảng cây số 35 và cây số 19 có tầng ozon, tầng này chứa chất ozon và oxy. Tầng này không có gió và không khí nóng. Chính khí ozon đã làm cho không khí nóng lên.
Vấn đề gìn giữ tầng Ôzôn có vai trò sống còn đối với nhân loại. Tầng Ôzôn có vai trò bảo vệ, chặn đứng các tia cực tím có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của con người và các loài sinh vật trên Trái Đất. Bức xạ tia cực tím có nhiều tác động, hầu hết mang tính chất phá hủy đối với con người, động vật và thực vật cũng như nhiều loại vật liệu khác. Khi tầng Ôzôn tiếp tục bị suy thoái, các tác động này càng trở nên tồi tệ. Ví dụ mức cạn kiệt tầng Ôzôn là 10% thì mức bức xạ tia cực tím ở các bước sóng gây phá hủy tăng 20%.
Khí Ozon hút hầu hết tia cực tím do Mặt trời tỏa ra, tạo nên một dải không khí nóng. Nhưng quan trọng hơn là cả tầng ozon ngăn cản mọi tia cực tím đến mặt đất. Tia này, ít thì tốt, nhưng nếu nhiều quá, nó sẽ thiêu đốt chunt1 ta, khó mà sống được. Vì vậy, chúng ta nhận ra sự quan trọng tại sao đừng thải một chất nào vào không khí khiến cho tầng ozon bị hủy hoại.
Tại Việt nam, các nhà máy sản sinh ra hằng năm nhiều triệu tấn CO2 ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường sống.
Để chống suy giảm tầng ôzôn, các nước đã ký nghị định thư Montreal. Mỹ là một trong các quốc gia sản xuất chất CFC nhiều nhất lại không tham gia ký nghị định thư này.
Theo Cục thủy lợi Việt Nam thì từ năm 1960 - 2004, hạn hán nặng làm ảnh hưởng đến vụ đông xuân và vụ mùa. Năm bị hạn nặng nhất là 1998 bị thiệt hại trên 5.000 tỉ đồng. Nguyên nhân hạn là do mùa mưa kết thúc sớm hơn từ 1-2 tháng làm lượng mưa chỉ đạt 50-70% so với trung bình nhiều năm. Nhiệt độ của tháng đầu năm cao hơn trung bình nhiều năm từ 1-3oC.
Một trong các biện pháp hạn chế những nguy cơ trên là thay đổi tập quán sử dụng, không để xảy ra cháy rừng, không đổ rác thải bừa bãi, không sản xuất chất CFC.
Bức xạ tia cực tim có thể gây hủy hoại mắt, làm đục thủy tinh thể và phá hoại võng mạc, gây ung thư da, làm tăng các bệnh về đường hô hấp. Đồng thời, bức xạ tia cực tím tăng lên được coi là nguyên nhân làm suy yếu các hệ miễn dịch của con người của con người và động vật, đe dọa tới đời sống của động và thực vật nổi trong môi trường nước sống nhờ quá trình chuyển hóa năng lượng qua quang hợp để tạo ra thức ăn trong môi trường thủy sinh.
Ôzôn là loại khí hiếm trong không khí nằm trong tầng bình lưu khí quyển gần bề mặt Trái Đất và tập trung thành một lớp dày ở độ cao từ 16-40 km phụ thuộc v

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status