Khóa luận Bước đầu nghiên cứu mối quan hệ giữa sự gia tăng dân số và vấn đề bảo vệ môi trường (khảo sát thực địa trên địa bàn tỉnh Hà Nam) - pdf 13

Download Khóa luận Bước đầu nghiên cứu mối quan hệ giữa sự gia tăng dân số và vấn đề bảo vệ môi trường (khảo sát thực địa trên địa bàn tỉnh Hà Nam) miễn phí



LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
I. Khái niệm cơ bản về môi trường và kinh tế môi trường 4
1. Môi trường 4
1.1.Khái niệm môi trường 4
2. Kinh tế môi trường. 6
3. Vai trò của môi trường đối với con người 7
4.Tài nguyên 9
II. Những khái niệm cơ bản liên quan đến dân số 10
1.Khái niệm về dân số 10
2. Khái niệm liên quan 10
III. Khung lý thuyết nghiên cứu mối quan hệ dân số và môi trường 11
1.Khung lý thuyết nghiên cứu mối quan hệ dân số và môi trường 11
1.1.Tư tưởng của Maslthus 11
1.2. Luồng tư tưởng Maslthus mới. 11
1.4. Các học thuyết hiện đại. 13
2. Các thành tựu hiện tại: Mô hình và khung lý thuyết. 14
2.1.Mô hình của Bongarts 1992 14
2.2.Mô hình của Clark 1992 15
2.3.Mô hình của Harrison1992 16
2.4. Mô hình IIASA (internationail institut of system analyis) 1992. 17
3. Gia tăng dân số tác động đến các thành phần của môi trường. 17
3.1.Mối quan hệ giữa dân số và sản xuất nông nghiệp, đất đai. 22
3.2. Một vấn đề nổi cộm thứ hai đó là sự ô nhiễm nước do kết quả hoạt động của con người. 23
3.3.Dân số với vấn đề ô nhiễm không khí và một số vấn đề ô nhiễm khác 24
CHƯƠNG II HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỈNH 26
HÀ NAM 26
I.Đặc điểm tự nhiên xã hội 26
1. Điều kiện tự nhiên 26
2. Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội 28
II.HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG. 30
1 Thực trạng môi trường đô thị và khu công nghiệp 30
1.1.Hiện trạng môi trường vệ sinh đô thị 30
1.2. Hiện trạng môi trường nước đô thị 31
1.3. Hiện trạng môi trường nước khu công nghiệp 31
1.4. Hiện trạng môi trường không khí, bụi ở các khu công nghiệp 33
2. Hiện trạng môi trường nông thôn và nông nghiệp 35
2.1. Sản xuất công nghiệp-thủ công nghiệp tác động đến môi trường nông thôn 35
2.2 Sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng đến môi trường nông thôn 36
2.3. Hiện trạng vệ sinh môi trường nông thôn 36
2.4. Hiện trạng môi trường đất 37
2.5. Hiện trạng nước ngầm 37
2.6.Hiện trạng rừng 38
2.7. Đa dạng hoá sinh học 38
CHƯƠNG III: MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG 38
I.Nhận định về những diễn biến môi trường trước ảnh hưởng của sự gia tăng dân số 38
III. Mô hình dự báo mối quan hệ dân số và môi trường. 42
KẾT LUẬN 48
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 50
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36099/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

SO2 v,v…..Mỗi năm con người tạo thêm 550 tỷ tấn CO2 do đốt các nhiên liệu hoá thạch đang làm thay đổi cân bằng sinh thái tự nhiên của trái đất ,dẫn tới việc thay đổi chất lượng và quan hệ của các thành phần môi trường tự nhiên. Đồng thời, các hoạt động của con người trên trái đất ngăn cản chu trình tuần hoàn nước, ví dụ đắp đập, xây nhà máy thuỷ điện, phá rừng đầu nguồn….. Việc này có thể gây ra úng ngập hay khô hạn nhiều khu vực, thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật nước. v.v……
+ Tác động vào các điều kiện môi trường của hệ sinh thái:
Con người tác động vào các điều kiện của hệ sinh thái tự nhiên bằng cách thay đổi hay cải tạo chúng như:
Chuyển đất rừng thành đất nông nghiệp làm mất đi nhiều loại động thực vật quý hiếm, tăng xói mòn đất, thay đổi khả năng điều hoà nước và biến đổi khí hậu v..v…..
Cải tạo đầm lầy thành đất canh tác làm mất đi các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng đối với môi trường sống của nhiều loài sinh vật và con người.
Chuyển đất rừng, đất nông nghiệp thành các khu công nghiệp, khu đô thị tạo nên sự mất cân bằng sinh thái khu vực và ô nhiễm cục bộ.
Gây ô nhiễm môi trường ở nhiều dạng hoạt động kinh tế xã hội khác nhau.
+ Tác động vào cân bằng sinh thái:
Săn bắn quá mức, đánh bắt quá mức gây ra sự suy giảm một số loài và làm gia tăng mất cân bằng sinh thái.
Săn bắt các loài động vật quý hiếm như: hổ, tê giác, voi…có thẻ dẫn đến sự tuyệt chủng nhiều loại động vật quý hiếm.
Chặt phá rừng tự nhiên lấy gỗ, làm mất nơi cư trú của động thực vật.
Lai tạo các loài sinh vật mới làm thay đổi cân bằng sinh thái tự nhiên. Các loài lai tạo thường kém tính chống bụi, dễ bị suy thoái. Mặt khác, các loài lai tạo có thể tạo ra nhu cầu thức ăn hay tác động khác có hại đến các loài đã có hay đối với con người.
Đưa vào các hệ sinh thái tự nhiên các hợp chất nhân tạo mà sinh vật không có khả năng phân huỷ như các loại hợp chất tổng hợp, dầu mỡ, thuốc trừ sâu, kim loại độc hại v..v……..
Như vậy, hoạt động của con người có thể làm giàu thêm các nguồn tài nguyên thiên nhiên từ đó phục vụ cho các nhu cầu của con người, đặc biệt là những tiến bộ khoa học công nghệ. Hoạt động của con người cũng có thể vô ý làm cùng kiệt đi các nguồn tài nguyên thiên nhiên, có thể tiêu diệt một số loài sinh vật, thậm chí làm đảo lộn các cảnh quan thiên nhiên từ đó gây tác hại dây chuyền đến khí quyển, thuỷ quyển, thạch quyển............dẫn tới nguy cơ gây nên cuộc khủng hoảng sinh thái.
Trước những tác động của con người thì phản ứng của các hệ sinh thái không phải nơi nào cũng giống nhau.
Tại các vùng có khí hậu ôn đới, tác động huỷ hoại của lớp phủ thực vật không gây hậu quả nhiều như vùng nhiệt đới. Vì rừng ôn đới có thể tái lập lại nhanh chóng với điều kiện đất được bỏ hoá.
Tại các vùng có khí hậu nhiệt đới, có thể là nhiệt đới ẩm hay nhiệt đới khô, sự phá huỷ lớp phủ thực vật, rừng bị khai thác quá mức sẽ kéo theo tình trạng sói mòn, quá trình Laterit hoá (quá trình đá hoá), hệ sinh thái trở nên cùng kiệt nàn, đất không còn khả năng canh tác, đe doạ sự đảm bảo lương thực thực phẩm do dân số ngày càng tăng lên.
Riêng ở Việt Nam, nếu đêm so sánh với tất cả các hệ sinh thái đã có trên hành tinh thì Việt Nam có đầy đủ các hệ sinh thái hết sức đa dạng, nhưng các hệ sinh thái đã bị phá huỷ ở các mức độ khác nhau. Mặc dù tác động xây dựng, kiến thiết của con ngưòi là rất lớn, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới tình trạng này là do áp lực của việc gia tăng dân số và các nhu cầu do áp lực đó tạo ra. Do đó dân số và các vấn đề môi trường có quan hệ mật thiết với nhau.
Mối quan hệ giữa dân số và môi trường có thể biểu diễn cụ thể theo sơ đồ sau:
Dân số
Tiêu dùng
Sản xuất
+Vốn
+Công nghệ
+Đất
+Tổ chức sản xuất
Chất thải
Tài nguyên, Môi trường ( Đất, nước, không khí)
Trong các vấn đề về môi trường thì dân số chỉ là một nhân tố tác động. Tuy nhiên, dân số là nhân tố quan trọng nhất. Dân số vừa tác động trực tiếp đến môi trường vừa tác động gián tiếp thông qua các nhân tố khác như : trình độ kĩ thuật, pháp luật và chính sách.
Dân số và môi trường là hai phạm trù có quan hệ mật thiết, tác động tương hỗ lẫn nhau và là vấn đề xuyên suốt mọi lĩnh vực, mọi thời đại, mọi trình độ phát triển. Sự gia tăng dân số làm tăng thêm sự căng thẳng về tài nguyên môi trường, một trong những nhân tố và điều kiện cơ bản cho sự phát triển. Ba biến số cơ bản của dân số là sinh , chết và di dân đã quyết định đến các thành phần của dân số là quy mô, cấu trúc tuổi và phân bố dân số. Nhu cầu cho đời sống của con người có thể được thoả mãn trực tiếp từ môi trường tự nhiên và gián tiếp qua thị trường hàng hoá hay sự phát triển của nền kinh tế. Như vậy, cả hai cách đều tác động đến chất lượng và số lượng môi trường tự nhiên. Nhưng, khi sự gia tăng dân số vượt qua ngưỡng của sự bền vững của hệ sinh thái sẽ gây sức ép đến tài nguyên, không khí, đất, nước và các thành phần môi trường khác. Quy mô dân số sẽ bị ảnh hưởng khi các nguồn tài nguyên trở nên suy thoái cạn kiệt dưới tác động của hoạt động kinh tế xã hội. Ngược lại, sức ép dân số sẽ góp phần làm kiệt quệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là ở các nước có trình độ phát triển thấp. Ngoài ra, chất lượng môi trường tự nhiên cũng trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống vể mọi mặt như sức khoẻ, việc làm, nhà ở, giáo dục......
Mối quan hệ giữa dân số và môi trường rất phức tạp, nó vừa là mối quan hệ trực tiếp vừa là mối quan hệ gián tiếp thông qua các nhân tố trung gian khác. Mối quan hệ này được thể hiện qua một số vấn đề cơ bản như sau
3.1.Mối quan hệ giữa dân số và sản xuất nông nghiệp, đất đai.
Trong một không gian chặn về diện tích đất đai thí sự gia tăngdân số dẫn tới diện tích đất bình quân trên đầu người giảm xuống, kể cả diện tích nhà ở và diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp. Dân số tăng nhanh, nhu cầu lương thực phẩm tăng theo nên con người đã phải áp dụng mọi biện pháp để nâng cao năng suất, đảm bảo cung cấp đủ nguồn lương thực thực phẩm như: tăng cường sử dụng các hoá chất hoá học, phân bón, thuốc ttrừ sâu....Tình trạng này đã dẫn đến đất đai ngày một cùng kiệt nàn, ô nhiễm, thoái hoá, giảm độ phì nhiêu. Hậu quả của việc thoái hoá đất dẫn đến cuộc sống của người dân đó là sự thoái hoá đất đã làm suy thoái các quần thể động thực vật và xuất hiện chiều hướng giảm nhanh diện tích đất nông nghiệp/ người. Do diện tích đất canh tác bị thu hẹp dẫn đến thiếu việc làm ở nông thôn và sự tranh chấp đất đai xảy ra. Số hộ cùng kiệt không có đất để sản xuất đã phải di chuyển đi nơi khác để kiếm sống. Để rồi lại phát sinh một vấn đề là nạn chặt phá rừng, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng, giảm đa dạng sinh học mà điều này sẽ ảnh...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status