Đề tài Biển đông - Sinh vật và sinh thái biển - pdf 13

Download Đề tài Biển đông - Sinh vật và sinh thái biển miễn phí



MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU i
MỞ ĐẦU iii
Phần I: KHU HỆ SINH VẬT VÙNG BIỂN VIỆT NAM 1
Mở đầu 1
I. Hoạt động điều tra nghiên cứu sinh vật vùng biển Việt Nam 1
Đặng Ngọc Thanh
II. Đặc trưng môi trường sống vùng biển Việt Nam liên quan tới đời sống sinh vật 3
Đặng Ngọc Thanh
Chương I. Sinh vật phù du 6
Nguyễn Tiến Cảnh, Nguyễn Hữu Phụng,
Chương II. Sinh vật đáy 37
Nguyễn Văn Chung, Đào Tấn Hổ
Chương III. Cá biển 51
Nguyễn Nhật Thi
Chương IV. Các động vật biển khác 60
I. Tôm biển 60
Nguyễn Văn Chung, Đặng Ngọc Thanh
II. Động vật thân mềm 68
Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Xuân Dục
III. Chim biển 76
Nguyễn Quang Phách
IV. Bò sát và thú biển 81
Nguyễn Khắc Hường, Đặng Ngọc Thanh
Chương V. Rong biển 86
Nguyễn Văn Tiến
Phần II: NGUỒN LỢI SINH VẬT VÙNG BIỂN VIỆT NAM 96
Chương VI. Nguồn lợi cá biển 96
Bùi Đình Chung
Chương VII. Nguồn lợi đặc sản ngoài cá 113
I. Nguồn lợi tôm biển 113
Phạm Ngọc Đẳng
II. Nguồn lợi động vật thân mềm 124
Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Xuân Dục
III. Nguồn lợi động vật đặc sản khác 133
Đặng Ngọc Thanh
Chương VIII. Nguồn lợi rong biển 140
Nguyễn Văn Tiến
Nhận định chung về khu hệ sinh vật và nguồn lợi sinh vật
vùng biển Việt Nam 158
Đặng Ngọc Thanh
Phần III: SINH THÁI VÙNG BIỂN VIỆT NAM 164
Chương IX. Đặc trưng sinh thái vùng triều 164
Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Xuân Dục
Chương X. Đặc trưng sinh thái rừng ngập mặn 201
Phan Nguyên Hồng
Chương XI. Đặc trưng sinh thái rạn san hô 231
Nguyễn Huy Yết, Võ Sĩ Tuấn
Chương XII. Đặc trưng sinh thái các bãi cỏ biển 254
Nguyễn Văn Tiến, Đặng Ngọc Thanh
Chương XIII. Đặc trưng sinh thái đầm phá ven biển 267
Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Trọng Nho
Chương XIV Đặc trưng sinh thái đảo 315
I. Đặc trưng sinh thái đảo ven bờ 315
Đặng Ngọc Thanh
II. Đặc trưng sinh thái đảo xa bờ: Quần đảo Trường Sa 348
Đặng Ngọc Thanh
Chương XV. Năng suất sinh học vùng biển Việt Nam 367
Nguyễn Tác An
Một số nhận định chung về các hệ sinh thái vùng biển Việt Nam 376
Đặng Ngọc Thanh
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 380
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36039/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ưỡng và phát triển nguồn giống tôm, cua, cá nhỏ cho vùng biển Việt Nam.
Xây dựng các cơ sở nuôi trồng hải sản có diện tích thích hợp, đầu tư hoàn toàn con giống và thức ăn công nghiệp. Đặc biệt các hình thức nuôi thả lồng trên các lòng sông, hệ lạch triều có sự trao đổi nước tốt nhằm tăng cao giá trị khai thác của hệ sinh thái.
Trồng mới và phục hồi RNM tạo ra các vùng đất bồi mới lấn nhanh ra biển, tạo thành vành đai bảo vệ đê và hệ sinh thái đồng ruộng và bảo vệ môi trường.
Xây dựng các khu vực quan trọng bảo tồn nguồn gen, bảo vệ chim nước, bãi đẻ, môi trường cho sinh vật vùng triều.
2. Mô hình khai thác sử dụng hợp lý hệ sinh thái vùng triều cửa sông hình phễu
Đây là loại hình cửa sông đang bị ngập chìm hiện đại. Diễn thế sinh thái của hệ ngày càng lấn vào lục địa, diện tích vùng triều ngày càng bị xói lở mạnh ở phía biển. Môi trường nước thường có độ mặn cao, động lực thủy triều của biển thống trị. Đặc biệt hơn cả là vùng triều cửa sông có hệ lạch triều dày đặc, có sự xâm thực sâu lớn đạt 5 - 18m rất thuận lợi cho giao thông thủy. Vì vậy, mô hình khai thác sử dụng hợp lý là bảo tồn toàn bộ vùng triều để khai thác tổng hợp giá trị hệ sinh thái.
Trước hết phải phục hồi lại toàn bộ diện tích RNM đã bị suy thoái do chiến tranh, do chặt phá khai thác gỗ, củi, do đắp đầm nuôi hải sản.
Mở rộng lại không gian hệ sinh thái vùng triều cửa sông, các khu khai hoang nông nghiệp có hiệu quả kém, các đập ngăn sông, ngăn lạch phải tháo bỏ trả lại diện tích cho hệ sinh thái. Các khu đầm nuôi rộng lớn như hiện nay phải chuyển trả lại hệ sinh thái vùng triều tự nhiên.
Xây dựng các khu rừng cấm khai thác để bảo vệ bờ biển, bảo vệ đê, chống lại sóng bão. Khai thác nguồn lợi hải sản tự nhiên có hạn định, kích cỡ con khai thác và mùa vụ khai thác cần được quy hoạch nhằm bảo vệ lâu bền hệ sinh thái.
Xây dựng các khu vực nuôi đặc sản tự nhiên trên các bãi đặc sản hiện có và tạo các bãi mới. Có chính sách đấu thầu giao khoán cho người khai thác và kiểm soát quá trình khai thác của hệ.
Phải lấy mô hình khai thác cảng, giao thông thủy là mô hình kinh tế quan trọng nhất của hệ sinh thái vùng triều cửa sông hình phễu. ở đây đã hình thành hệ thống cảng biển trong các vùng cửa sông Bạch Đằng (cảng Hải Phòng), Đồng Nai (cảng Sài Gòn). Đây là hai cảng lớn nhất nước ta hiện nay và là cửa ngõ ra vào của hàng hoá xuất nhập khẩu của cả nước.
Khai thác giá trị du lịch và môi trường của hệ sinh thái, phục hồi RNM tạo cảnh quan đẹp, xây dựng các điểm du lịch trong hệ sinh thái.
3. Mô hình khai thác sử dụng các vùng triều cửa sông trong đầm phá
Năng suất sinh học của hệ sinh thái các đầm phá miền Trung phụ thuộc rất lớn vào hệ sinh thái vùng triều cửa sông trong đầm phá. Đây là nơi sản xuất ra chất hữu cơ cung cấp trực tiếp (cá biển) gián tiếp cho sinh vật (RNM) có trong hệ. Hệ sinh thái vùng triều trong các đầm phá còn là nơi cư trú, phát triển nguồn giống sinh vật đáy. Nếu để mất đi diện tích này sẽ làm suy giảm năng suất sinh học, nguồn lợi hải sản trong các đầm phá. Vì vậy, mô hình sử dụng hợp lý nhất hiện nay là bảo tồn tự nhiên, phục hồi và phát triển hệ sinh thái RNM, cỏ biển để khai thác tự nhiên các nguồn lợi hải sản.
Phục hồi RNM và hệ sinh thái cỏ biển trong các đầm phá ven bờ miền Trung Việt Nam hiện nay là hết sức cấp bách và cần thiết. RNM và cỏ biển đang bị đe doạ phá hủy hoàn toàn bởi các cách khai thác sử dụng như hiện nay như đắp đầm nuôi hải sản, xây dựng các khu vực sản xuất muối, đào bới bãi triều đánh bắt đặc sản. RNM được phục hồi, hệ sinh thái cỏ biển được bảo tồn và phát triển sẽ tạo ra môi sinh cho sinh vật trong đầm phá cư trú và phát triển.
Hệ sinh thái vùng triều trong các đầm phá là một phần của hệ sinh thái đầm phá. Vì vậy toàn bộ hệ sinh thái đầm phá là môi trường nuôi hải sản rất có giá trị cần bảo vệ. Môi trường hệ sinh thái vùng triều như là nơi ương lớn, cư trú của nguồn giống, cung cấp dinh dưỡng vào hệ sinh thái đầm phá.
Bảo tồn cảnh quan, xây dựng các điểm du lịch sinh thái một hệ sinh thái vùng triều nhiệt đới rất đặc trưng trong các đầm phá miền Trung Việt Nam. Những đặc trưng đó bao gồm: cảnh quan RNM, cỏ biển, sinh vật vùng triều nhiệt đới.
Khai thác tiềm năng giao thông thủy trong các cửa sông của đầm phá đem lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là các cảng biển trong đầm phá. Ngoài ra, xây dựng các đập ngăn mặn ngầm để hạn chế sự xâm nhập vào sâu trong các cửa sông gây nhiễm mặn đến hệ sinh thái đồng ruộng.
4. Mô hình khai thác hợp lý vùng triều cửa sông miền Trung
Vùng triều cửa sông miền Trung rất hẹp, RNM và cỏ biển phát triển phong phú. Các sông miền Trung khá dốc, vào mùa mưa thường có lũ lớn gây ngập lụt và mùa khô bị thu hẹp cửa sông hay bị đóng kín bởi các cồn cát ở phía biển. Vì vậy, hệ sinh thái vùng triều rất có giá trị đối với vùng ven bờ. Đây là đới triều thoát lũ, cư trú của nguồn giống tôm, cua, cá từ biển vào ven bờ. Mô hình khai thác sử dụng hợp lý là bảo tồn, bảo vệ tự nhiên khu khai thác giá trị tổng hợp của hệ sinh thái.
Hạn chế quai đắp đầm nuôi hải sản trên diện tích bãi triều.
Tiến hành nuôi cá lồng trên các lạch triều ngang cửa sông hay trên các lạch triều cửa sông.
Xây dựng hệ thống đập ngầm hạn chế lũ tiểu mãn khi có mưa lớn và ngăn cản xâm nhập mặn vào đồng ruộng. Hệ thống đập ngầm theo từng bậc địa hình còn có tác dụng đưa nước tưới vào đồng ruộng, điều hoà sự trao đổi giữa khối nước sông và nước biển tạo ra vùng nước lợ trên toàn hệ sinh thái vùng triều.
Chương X Đặc trưng sinh thái rừng ngập mặn
I. Tình hình nghiên cứu
Theo danh mục các công trình nghiên cứu rừng ngập mặn (RNM) 1900-1975 của B. Rollet (1981), có 97 công trình lớn nhỏ và bài báo có liên quan đến rừng ngập mặn Việt Nam, chủ yếu là của các tác giả nước ngoài, trong đó có 3 tài liệu vào cuối thế kỷ 19, 47 tài liệu từ nửa thế kỷ trước và 46 tài liệu từ 1951 đến 1975 (nhưng không có tác giả miền Bắc Việt Nam). Phần lớn các tài liệu trên đây chỉ đề cập đến một vấn đề nhỏ trong khai thác tài nguyên, hệ thực vật, thảm thực vật một vùng, tập trung nhất là tài liệu viết về chất diệt cỏ dùng trong chiến tranh.
ở miền Bắc Việt Nam trước đây cũng có ít tài liệu lẻ tẻ đề cập ít nhiều đến rừng ngập mặn (Vũ Đức Minh, 1962-1965), Thái Văn Trừng (1970, 1978), Trần Ngũ Phương (1970). Công trình có hệ thống đầu tiên về thảm thực vật rừng ngập mặn ở Việt Nam là luận án tiến sĩ của Vũ Văn Cương (1964): “Hệ thực vật và thảm thực vật khu vực Sài Gòn - mũi Vũng Tầu miền Nam Việt Nam”. Năm 1970, luận án PTS Sinh học “Đặc điểm sinh thái, phân bố hệ thực vật và thảm thực vật ven biển Bắc Việt Nam” của Phan Nguyên Hồng đã trình bày khá đầy đủ về đặc điểm sinh học, hệ thực vật, các quần xã thực vật ngập mặn miền Bắc. Cuốn sách “Rừng ngập nước Việt Nam” của Nguyễn Văn Thôn và Lâm Bình Lợi (...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status