Vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý trường phổ thông nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối


Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài; 2. Mục tiêu nghiên cứu; 3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
Phần nội dung
Chương I: Một số vấn đề lí luận của việc vận dụng nguyên tắc TTDC nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
1. Cơ sở khoa học của việc vận dụng nguyên tắc TTDC nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
2. Cơ sở pháp lý của việc vận dụng nguyên tắc TTDC nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
3. Cơ sở thực tiễn của việc vận dụng nguyên tắc TTDC nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
Chương II: Thực trạng của việc vận dụng nguyên tắc TTDC nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GV trường phổ thông .
1. Những thành tựu chung
2. Những yếu kém và bất cập
3. Nguyên nhân
4. Một số vấn đề đặt ra trong việc vận dụng nguyên tắc TTDC trong quản lý trường phổ thông nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GV
Chương III: Một số biện pháp của việc vận dụng nguyên tắc TDC nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường phổ thông .
Phần kết luận
1. Kết luận
2. Bài học kinh nghiệm
3
5

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhân dân ta rất hiếu học và rất coi trọng vai trò của thầy giáo. Câu ca dao “ Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.” đã nói lên điều đó. Trong lễ giáo trước đây, người ta sắp xếp thứ bậc: Quân - Sư – Phụ; xếp thầy trên cha. Thứ bậc ấy tuy là của đạo Nho nhưng được nhân dân ta chấp nhận, điều đó chứng tỏ nhân dân ta đánh giá cao vai trò của giáo dục, của học vấn trong sự phát triển của xã hội. Bác Hồ rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục và đội ngũ thầy giáo. Về sự nghiệp giáo dục, người đã từng nói: “ Vì sự nghiệp mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Về vai trò thầy giáo, Bác dạy “...nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục...”. Nhưng để thực hiện được vai trò vẻ vang của mình, trước hết: “ Thầy phải xứng đáng làm thầy, thầy phải được lựa chọn cẩn thận vì không phải ai cũng làm thầy được .”
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 2 khóa VIII về những giải pháp chủ yếu để thực hiện mục tiêu GD-ĐT từ nay đến năm 2010 đã nêu: “ Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh, giáo viên phải đủ đức, đủ tài...”. Điều đó có nghĩa là giáo viên không đủ đức, đủ tài không thể tạo ra những con người đi vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của trí tuệ, kỷ nguyên của KHKT hiện đại; và sẽ không hoàn thành sứ mệnh CNH - HĐH đất nước. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “ Nghề dạy học là nghề sáng tạo bậc nhất vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo”.
Chỉ thị số 40- CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về "Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 - 2010" đã ghi nhận rõ lí do vì sao phải xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục : “Trong lịch sử nước ta, "tôn sư trọng đạo" là truyền thống quý báu của dân tộc, nhà giáo bao giờ cũng được nhân dân yêu mến, kính trọng. Những năm qua, chúng ta đã xây dựng được đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ngày càng đông đảo, phần lớn có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng được nâng cao. Đội ngũ này đã đáp ứng quan trọng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của đất nước. Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có những hạn chế, bất cập. Số lượng giáo viên còn thiếu nhiều, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số...Cơ cấu giáo viên đang mất cân đối giữa các môn học, bậc học, các vùng, miền. Chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo có mặt chưa đáp ứng yêu cầu và truyền đạt lý thuyết, ít chú ý đến phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành của người học; một bộ phận nhà giáo thiếu gương mẫu trong đạo dức, lối sống, nhân cách, chưa làm gương tốt cho học sinh, sinh viên. Năng lực của sự nghiệp giáo dục. Chế độ, chính sách còn bất hợp lý, chưa tạo được động lực đủ mạnh để phát huy tiềm năng của đội ngũ này.
Tình hình trên đòi hỏi phải tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện. Đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài, nhằm thực hiện thành công Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 và chấn hưng đất nước”.
Từ nhận thức trên đây, tui thấy vị trí, vai trò của giáo viên trong sự nghiệp giáo dục, càng thấy hơn trách nhiệm xây dựng đội ngũ giáo viên “vừa hồng vừa chuyên” của các nhà quản lý giáo dục. Từ đó, tui thấy rõ hơn trách nhiệm xây dựng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn ở các trường phổ thông là việc làm cần thiết và phải làm ngay. Đó cũng là mục tiêu hàng đầu của quản lý nhà nước.
Xuất phát từ những lý do khách quan và lý do chủ quan như đã phân tích ở trên, tui lựa chọn đề tài: “ Một số biện pháp quản lý nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên trường phổ thông ”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên trường phổ thông ”.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
a. Xác định cơ sở khoa học của việc quản lý nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên trường phổ thông
b. Thực trạng của đội ngũ giáo viên trường phổ thông .
c. Những giải pháp nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ GV trường phổ thông .
4. Đối tượng nghiên cứu: “Một số biện pháp quản lý nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên trường phổ thông .
4. Phương pháp nghiên cứu
a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.
b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

DRaX2bw63sv8nP3

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status