Đề tài Một số ý kiến về vấn đề thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường - pdf 13

Download Đề tài Một số ý kiến về vấn đề thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường miễn phí



I.Phần mở đầu.
II. Cơ sở lý luận và cơ sở chính trị – pháp lý.
2.1. Cơ sở lý luận
2.2. Cơ sở chính trị – pháp lý
2.2.1. Cương lĩnh xây dựng đất nước(1991).
2.2.2. Hiến pháp 1992.
2.2.3. Luật khiếu nại, tố cáo (2005).
2.2.4. Luật giáo dục (2005).
2.2.5. Nghị định số 71/ 1998/ NĐ-CP của Chính phủ ngày 8/9/1998 về Qui chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan.
2.2.6. Nghị định số 99/2005/NĐ-CP ngày 28/7/2005 Qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân.
2.2.7. Điều lệ trường đại học (2003).
2.2.8. Quyết định số 04/2000/ QĐ - BGD&ĐT về ban hành Qui chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.
III. Vấn đề thực hiện dân chủ trong hoạt động của Học viện Quản lý giáo dục.
3.1. Những kết quả đã đạt được.
3.2. Những tồn tại và yếu kém.
IV. Một số kiến nghị.
V. Kết luận.
Tài liệu tham khảo.
 
 
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36691/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Tên đề tài:
MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ VẤN ĐỀ THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG.
I.Phần mở đầu.
II. Cơ sở lý luận và cơ sở chính trị – pháp lý.
2.1. Cơ sở lý luận
2.2. Cơ sở chính trị – pháp lý
2.2.1. Cương lĩnh xây dựng đất nước(1991).
2.2.2. Hiến pháp 1992.
2.2.3. Luật khiếu nại, tố cáo (2005).
2.2.4. Luật giáo dục (2005).
2.2.5. Nghị định số 71/ 1998/ NĐ-CP của Chính phủ ngày 8/9/1998 về Qui chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan.
2.2.6. Nghị định số 99/2005/NĐ-CP ngày 28/7/2005 Qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân.
2.2.7. Điều lệ trường đại học (2003).
2.2.8. Quyết định số 04/2000/ QĐ - BGD&ĐT về ban hành Qui chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.
III. Vấn đề thực hiện dân chủ trong hoạt động của Học viện Quản lý giáo dục.
3.1. Những kết quả đã đạt được.
3.2. Những tồn tại và yếu kém.
IV. Một số kiến nghị.
V. Kết luận.
Tài liệu tham khảo.
MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ VẤN ĐỀ THỰC HIỆN DÂN CHỦ
TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG
-Tạ Quốc Tịch-
I . Phần mở đầu:
Dân chủ là bản chất của Nhà nước ta. Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa nói chung, của công cuộc đổi mới hiện nay nói riêng .
Quyền làm chủ của người dân được thực hiện qua hai hình thức cơ bản là dân chủ thay mặt và dân chủ trực tiếp. Thông qua đó, người dân tham gia vào việc xây dựng và quản lí nhà nước, nhất làviệc kiểm tra của người dân đối với hoạt động của cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước.
Dân chủ XHCN là dân chủ với nhân dân, là bảo đảm phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực, bảo đảm phát huy những quyền tự do, quyền con người, quyền công dân. Dân chủ phải đi đôi với kỉ cương, nề nếp xã hội
Thực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm thực hiện tốt nhất, có hiệu quả nhất những quy định của luật giáo dục theo phương châm: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.Các hoạt động của nhà trường thông qua các hình thức dân chủ đại diện, dân chủ trực tiếp. Công tác đó bảo đảm cho cán bộ, giáo viên, học sinh được quyền giám sát, kiểm tra, đóng góp ý kiến tham gia xây dựng, quản lí các hoạt động chung của đơn vị.
II.Cơ sở lí luận và cơ sở chính trị pháp lí .
2.1.Cơ sở lí luận:
Chế độ dân chủ đầu tiên trong lịch sử nhân loại đã tồn tại ở Athenes từ thế kỉ thứ V Tr. CN. Đây là một chính thể hoàn toàn dân chủ. Mỗi công dân nô nức dự việc lớn, và khi đất nước lâm nguy ai nấy đều hăng hái chống quân thù để giữ gìn tự do của mình. Theo tiếng Hy Lạp : “demos”là dân; “kratos”nghĩa là uy quyền, cai trị. Hợp nghĩa của hai từ là “demokrat” nghĩa là “dân chủ’’được hiểu là một chính thể hoàn chỉnh, trong đó mọi quyền lực thuộc về nhân dân .
Ở phương Đông, khái niệm “dân chủ’’ xuất hiện muộn hơn ở phương Tây. Nó cũng là một từ ghép: dân là người trong một nước, chủ: là làm chủ, “dân chủ’’là chế độ chính trị trong đó quyền quản lí nhà nước do nhân dân nắm giữ . (GS.Nguyễn Lân - Từ điển Hán Việt . Trang 168). Thuật ngữ “dân chủ’’ ở phương Đông được dùng phổ biến ở Trung Quốc từ cuộc cách mạng Tân Hợi do Tôn Trung Sơn lãnh đạo. Tuy nhiên, trước đó đã có các nhà tư tưởng chính trị –pháp lí ở Trung Quốc cổ đại cũng đã đề cập tới khái niệm “dân chủ’’ khá sớm, ngay từ thế kỷ VI Tr. CN.
Ở nước ta, người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá Nguyễn Trãi (1380-1442) đã coi quyền lực của dân là gốc cho mọi sự bền vững của thể chế chính trị. Ông cho rằng người nâng thuyền hay lật cho thuyền đắm là bởi lòng dân giống như nước vậy. Hiện nay ở nước ta, “dân chủ’’ được hiểu là mọi người được biết, được bàn, được quyết định những công việc chung của cộng đồng (dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra).
Trong mấy chục năm qua, chúng ta thường nói nhiều tới khái niệm
“tập trung dân chủ”. Hiện nay, thực tiễn cách mạng đang đặt ra vấn đề “dân chủ và kỉ cương”. Thực ra phạm trù “dân chủ và kỉ cương” không phải là mới có. Nó đã xuất hiện trong tất cả các thể chế dân chủ từng tồn tại trong lịch sử. “Dân chủ’’mà không có “kỉ cương” thì xã hội sẽ loạn. “Kỉ cương”mà không theo một thể chế dân chủ thì “kỉ cương”sẽ không trở thành hiện thực.
2.2.Cơ sở chính trị pháp lý .
Vấn đề dân chủ được ghi nhận ở rất nhiều các văn bản của Đảng và Nhà nước ta.
2.2.1. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (1991) xác định xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, giữ vững kỉ cương xã hội là một trong năm nguyên tắc cơ bản trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước.
2.2.2. Luật Hiến pháp 1992 quy định:
“Nhà nước Cộng hoà XHCH Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.”
Cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân (Điều 2). “Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan thay mặt cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân.(Điều 6).
“Các cơ quan nhà nước, cán bộ, viên chức nhà nước phải tôn trọng nhân dân , tận tuỵ phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng”. (Điều 8).
“Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân”. (Điều53).
2.2.3. Luật khiếu nại, tố cáo(2005).
“Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi trái pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hay đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức’’. (Điều1).
“Cơ quan nhà nước phải bố trí nơi tiếp công dân thuận tiện, bảo đảm các điều kiện để công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáođược dễ dàng, thuận lợi .
Tại nơi tiếp công dân phải niêm yết lịch tiếp công dân, nội quy tiếp công dân”. (Điều75)
“Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan khác của Nhà nước có trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân theo quy định sau đây:

d, Thủ trưởng các cơ quan khác của Nhà nước, mỗi tháng ít nhất một ngày” (Điều 76).
2.2.4. Luật giáo dục (2005).
“Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân.

Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn”. (Điều12).
“Đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường hoạt động theo quy định của pháp luật và có trách nhiệm góp p...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status