Đề tài Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học khối 1-2-3 - pdf 13

Download Đề tài Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học khối 1-2-3 miễn phí



Đề mục Nội dung Trang
A Đặt vấn đề 4
1 Lí do chọn đề tài 4
2 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 5
3 Phạm vi nghiên cứu và áp dụng 6
B Giải quyết vấn đề 6
I Thực trạng đồ dùng dạy học và sử dụng đồ dùng dạy học hiện nay 6
II Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học khối 1-2-3 8
1 Tăng cường công tác quản lí, chỉ đạo của nhà trường 8
2 Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn về công tác sử dụng đồ dùng dạy học 13
3 Nâng cao năng lực công tác của cán bộ thiết bị đồ dùng và hiệu quả hoạt động mượn – trả thiết bị, đồ dùng dạy học 13
4 Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy học cho giáo viên 15
5 Tổ chức nghiên cứu sử dụng đồ dùng dạy học mới 17
6 Tổ chức cải tiến và tự làm đồ dùng 17
7 Hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng của mình 21
8 Đề ra nguyên tắc sử dụng đồ dùng dạy học 23
9 Tổ chức quản lí hoạt động làm và sử dụng dạy học trẻ khuyết tật hoà nhập 24
III Những kết quả thu được 25
IV Bài học kinh nghiệm 26
V Vấn đề còn bỏ ngỏ 27
C Kết luận và kiến nghị 28
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36693/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

t ngô xay, hạt vừng vàng, hạt đỗ xanh đập nhỏ, hạt chi chi dập nhỏ.
Một miếng bìa gai có bề mặt sần có chiều dài rộng bằng bức tranh hay nhỏ hơn tuỳ bạn để khi ta xếp dính hạt sẽ không bị bong ra khỏi mặt tranh, nhíp hay tăm để điều chỉnh hạt cho đúng vị trí, keo dán để gán kết hạt vào nền.
b, Bước làm.
Trước hết ta phải vẽ hình lên nền bìa gai hay còn gọi là( sao chép tranh). Sau khi vẽ xong ta tô đậm lại lần nữa các đường nét để sau ta xếp cho rõ, xong ta đổ hồ vào nền trong của hình vẽ và ta chỉ còn xếp hạt theo màu mình lựa chọn. Tiếp đó xếp toàn bộ thân trâu bằng hạt cải đen, sừng trâu bằng hạt kê vàng, tai trâu bằng hạt ngô xay, xếp lá sen bằng hạt đỗ xanh dập nhỏ, chú bé mục đồng bằng hạt vừng vàng, quần em bé bằng hạt chi chi dập nhỏ. Sau khi đã hoàn tất hình em bé thổi sáo ta tiếp tục đổ hồ ra nền và dàn hạt kê vàng cho kín nền tranh.
Vậy là ta đã hoàn thiện xong bức tranh ta trang trí chỉnh sửa sao cho đẹp là được.
*Làm vòng quay kì diệu trong dạy học Tiếng Việt ở:
Đây là một đồ dùng tự làm mang tính phổ biến, giá thành rẻ, vật liệu dễ kiếm , dễ làm và dễ vận chuyển.
a, Nguyên liệu
Hai miếng gỗ mỏng có đường kính là 60 cm và 80 cm nếu không có gỗ có thể thay bằng bìa cứng, ốc vít một chiếc dài 4 cm, một thanh gỗ dài 1m dày 5x5 cm làm chân, 2 thanh nhỏ làm đế dài 50 cm, công cụ trang trí, giấy màu, bút vẽ, bìa, băng dính gai..
b, Cách làm vòng quay kì diệu
Đầu tiên xác định tâm của 2 tấm gỗ mỏng rồi khoan lỗ thủng của 2 tâm , khoan lỗ ở một đầu của thanh dài rồi lắp ốc vít xuyên từ từ sau thanh gỗ cùng với tâm của 2 tấm gỗ , tấm gỗ đường kính 80 cm đính vào sát chân rồi vít ốc xoáy chặt làm vòng cố định.
Tấm gỗ nhỏ có đường kính 60 cm lắp sau làm vòng quay sao cho tấm này được tháo ra một cách dễ dàng.
Phần thô đã được lắp xong ta quay sang phần trang trí để tạo cho đồ dùng của chúng ta thêm sinh động và hấp dẫn.
Ta tháo vòng quay ra ngoài , cắt tờ giấy màu vàng trhành hình tròn có đường kính 90 cm dán phủ lên mặt vòng tròn cố định, cắt mũi tên chỉ vào trong. Tạo cho đồ dùng mang tính đa năng vòng quay được dùng cả hai mặt, mỗi mặt phủ bằng tờ bìa lịch mặt trắng dùng bút vẽ tao ra các ô có mầu sắc khác nhau cho cả 2 mặt rồi cắt những mẩu băng dính dán vào các ô.
Như vậy ta đã hoàn thành xong mô hình thiết bị này còn sử dụng sao cho hiệu quả thì còn phụ thuộc vào sự sáng tạo của giáo viên. Với mô hình này được áp dụng cho tất cả các lớp.
Ví dụ: Với phân môn học vần lớp 1, mô hình này có thể sử dụng được trong tất cả các tiết học vần, đặc biệt có hiệu quả trong các tiết ôn luyện. ví dụ để ôn tập những vần có âm a đứng đầu. Ta lấy âm chính a được đính ở vòng cố định bên ngoài phía trái mũi tên vòng quay được ghi các âm cuối như n,m,ng,c, i, t…khi quay ta được các vần an, am, ang, at, ac, ai…. Và để tạo tiếng cũng vây. GV chỉ bớt chút thời gian nghiên cứu và gài các chữ cái có sẵn trong bộ đồ dùng sao cho hợp lý là được.
Ví dụ hay với các môn học ở khối lớp 4,5 mô hình này không chỉ sử dụng được trong giờ học chính khoá mà còn dùng làm trò chơi ngoại khoá VD để ôn tập những thành ngữ, tục ngữ trong chương trình TV
Ta chuẩn bị những thẻ từ được ghi chữ cái
A - Â, B – C, D - Đ, G – H, K – L, M - N
Mỗi thẻ từ được đính vào ô vòng quay. Tiến hành chơi trò chơi giống hình thức của chiếc nón kì diệu giả sử mũi tên chỉ vào ô chữ A - Â thì em đó sẽ phải đọc một câu thành ngữ hay tục ngữ có vần A - Â như “ anh em như thể tay chân”, hay ô G–H có thể đọc “gần mực thì đen gần đèn thì sáng”… Bằng cáh tổ chức như thế này mô hình sẽ có tác dụng rất tốt trong việc dạy và học.
* Một số ví dụ tự làm đồ dùng.
Thiết bị đồ dùng dạy học tự làm là một trong các khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá trình dạy học. Nó phù hợp với trình độ sử dụng của giáo viên và điều kiện kinh tế.
Thiết bị đồ dùng dạy học tự làm rất đa dạng và phong phú, bao gồm các loại hình như tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, lược đồ, dụng cụ, sa bàn, mô hình, mẫu vật...
Từ những nguyên liệu rẻ tiền, phế liệu cũ dễ kiếm cùng với các ý tưởng khoa học đã tạo ra được rất nhiều đồ dùng tự làm phong phú và hiệu quả.. chẳng hạn như tranh, ảnh, tranh tạo hình bằng hột, hạt bằng những hạt thóc, hạt đỗ, hạt vừng... kết hợp với hồ dính, hình vẽ và các tấm bìa hay gỗ mỏng tạo ra dáng con người, nhân vật lịch sử, phong cảnh đất nước, vật nuôi, hoa lá chim muông....Với những Thiết bị đồ dùng dạy học này ta có thể áp dụng cho nhiều bài học của nhiều phân môn khác nhau như mỹ thuật, tập đọc hay các nhân vật lịch sử.
Bộ kể chuyện theo tranh; tranh động bằng bìa cứng cắt gấp theo từng lớp, có màu sắc đẹp, hấp dẫn, dùng dây sợi để kéo, dùng dây thép để gạt phối hợp với những động tác cơ học để thể hiện nội dung các bài học về sự tích dân gian, anh hùng dân tộc...Hay hình vẽ bằng bìa cứng các nhân vật trong truyền thuyết lịch sử của dân tộc treo móc mắc trên khung gỗ. Tranh các hoạ tiết trang trí cơ bản..
Hay với bộ môn tự nhiên xã hội 3 bài về côn trùng, tôm cua, cá, hoa lá, quả... thay vì những bức tranh ta có thể mô phỏng bằng những mẫu vật thật sẽ giúp các em dễ dàng nhận biết và quan sát chúng. Ví dụ về côn trùng ta có thể dễ dàng kiếm được những con dán, bướm, châu chấu... ta lấy đem ép hay phơi khô chúng. Với bài về tôm cua, cá ta cũng dễ dàng kiếm được đem mổ và phơi khô làm vật mẫu. Với bài hoa ta sẽ sưu tầm hoa rồi đem ép khô. Còn những con vật khó tìm ta sẽ sưu tầm tranh ảnh như động vật, chim, thú.. dán vào một bìa cứng hay khung gỗ theo thể loại treo lên để các em quan sát. Những thiết bị này không chỉ dành cho TNXH 3 mà TNXH 2, 1 hay một số phân môn Tiếng Việt 1 cũng sử dụng được với một số bài dạy.
hay với chương trình học an toàn giao thông rất ít đồ dùng dạy học ta cũng có thể tự làm để phục vụ bài giảng. Như ta tự làm các biển báo trên đường bằng các hình vẽ dán trên những tấm bìa cứng hay tự thiết kế một sa bàn an toàn giao thông với những vật liệu đơn giản như bìa cứng vẽ sẵn một đoạn đường sau đó trang trí sa bàn bằng các vật liệu thủ công làm bằng giấy như ôtô, xe đạp, ngôi nhà, các biển báo, con người được gắn dưới chân bởi những miến nam châm nhỏ.. và sắp xếp cho đẹp là ta đã có thể có một sa bàn ATGT rất đơn giản.”
2, Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn về công tác sử dụng đồ dùng dạy học.
Đối với tổ chuyên môn, nhà trường chỉ đạo công tác sử dụng đồ dùng dạy học như một nội dung cơ bản trong công tác giảng dạy. Nội dung này được tiến hành đồng bộ bắt đầu từ khâu xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn đến các hoạt động thực hiện thường xuyên. Các buổi sinh hoạt chuyên môn đều đề cập đến vấn đề đồ dùng dạy học. Mỗi năm học phải tổ chức ít nhất một chuyên đề về đồ dùng dạy học hay tích hợp với các chuyên đề khác. Các chuyên đề mang tính thi
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status