Đề tài Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh thông qua giờ học Ngữ văn ở trường THCS Ninh Điền - pdf 13

Download Đề tài Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh thông qua giờ học Ngữ văn ở trường THCS Ninh Điền miễn phí



A.ĐẶT VẤN ĐỀ trang 1
I.Lí do chọn đề tài trang 1
II.Đối tượng nghiên cứu trang 2
III.Phạm vi ứng dụng trang 2
IV. Phương pháp nghiên cứu trang 2
B .NỘI DUNG
I.Cơ sở lí luận trang 2- 3
II.Cơ sở thực tiễn trang 3-4
III.Nội dung giải pháp trang 4- 6
1 .Một số phương pháp dạy học tích cực trang 6 -12
2.Một số kĩ thuật dạy học tích cực trang 13- 17
IV.Bài soạn minh họa trang 18 - 24
C.KẾT LUẬN trang 25
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36624/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

đặt vì nó huy động nhiều học sinh tham gia vào quá trình nhận thức.
+ Nếu được rèn luyện bởi phương pháp dạy học tích cực, học sinh dần dần có được năng lực thích ứng với thời đại; ý thức được mục đích của việc học tập, có được phương pháp tự học.
- Khó khăn:
+ Khi áp dụng phương pháp dạy học tích cực yêu cầu học sinh phải có sự chuẩn bị bài kĩ, học sinh phải năng động tích cực, thế nhưng khi giảng dạy không phải học sinh nào cũng năng động sẵn sàng tham gia vào hoạt động tích cực đặc biệt là khi giáo viên dạy ở các trường vùng sâu vùng xa một lớp có hai đối tượng học sinh là người Kinh và người dân tộc, các em rất nhút nhát rụt rè ngại tham gia vào hoạt động chung của lớp. Bên cạnh đó một số em lại có hoàn cảnh khó khăn không đủ điều kiện để trang bị thêm đồ dùng học tập cũng như tài liệu để các em tự tham khảo điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình tham gia vào hoạt động dạy học tích cực. Phương pháp dạy học tích cực chú trọng tính tự chủ trong việc thực hiện mục tiêu dạy học nhưng nếu chỉ thiên về kĩ năng và kiến thức cơ bản thì học sinh xuất sắc bị thiệt thòi. Ngược lại, nếu thiên về mục tiêu phát triển thì thiệt thòi cho học sinh chậm phát triển kém thông minh.
+ Thực trạng trên đòi hỏi giáo viên khi dạy học phải sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực, phù hơp với nội dung từng bài và từng đối tượng học sinh để phát huy được tính tích cực học tập của học sinh.
III. Nội dung giải pháp.
Dưới sự lãng đạo của Đảng, công cuộc đổi mới đất nước ta đã thu được những thàng tựu lớn, nền kinh tế nước ta đang chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước. Sự nghiệp giáo dục phải “ xác định lại mục tiêu, thiết kế lại chương trình, kế hoạch nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo”. Phải đào tạo được nhũng con người lao động tự chủ, năng động và sáng tạo. Phương pháp đào tạo này trong khoa học giáo dục gọi là phương pháp giáo dục tích cực, lấy hoạt động người học làm trung tâm, người học giữ vai trò tích cực, chủ động trong quá trình học tập.
Các nhà khoa học giáo dục đã tổng hợp những đăc trưng cơ bản của phương pháp dạy học tích cực như sau:
Trò tự tìm ra kiến thức dưới sự hướng dẫn của thầy.
Đối thoại trò- trò, trò- thầy, hợp tác với bạn học bạn.
Thầy dẫn dắt làm cho kiến thức của trò tìm ra thực sự trở thành khoa học.
Phát huy vốn học thuộc lòng cơ bản để học cách học, cách làm, cách giải quyết vấn đề, cách sống và để trưởng thành.
Tự đánh giá, tự sửa sai, điều chỉnh làm cơ sở để thầy cho điểm và đánh giá có tác dụng thật sự.
Những yếu tố khác biệt giữa dạy học thụ động với dạy và học tích cực.
- Dạy học thụ động tập trung vào sự truyền đạt kiến thức một chiều của giáo viên hình thức học tập này theo các nhà nghiên cứu giáo dục là “ Học tập ở mức độ nông cạn, hời hợt”.
Người dạy → Người học
- Dạy & Học tích cực là tập trung vào hoạt động của người học có sự tác động qua lại giữa người dạy, người học được gọi là “Học tập ở mức độ sâu”
Người dạy ↔Người học ↔ Người dạy
Dạy học truyền thống
Dạy học tích cực
Quan niệm
Học là qúa trình tiếp thu và lĩnh hội, qua đó hình thành kiến thức, kĩ năng, tư tưởng, tình cảm.
Học là qúa trình kiến tạo; học sinh tìm tòi,
khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác
và xử lý thông tin,… tự hình thành hiểu
biết, năng lực và phẩm chất.
Bản chất
Truyền thụ tri thức, truyền thụ và chứng minh chân lí của giáo viên.
Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh. Dạy học sinh cách tìm ra chân lí.
Mục tiêu
Chú trọng cung cấp tri thức, kĩ năng, kĩ xảo. Học để đối phó với thi cử. Sau khi thi xong những điều đã học thường bị bỏ quên hay ít dùng đến.
Chú trọng hình thành các năng lực (sáng tạo, hợp tác,…) dạy phương pháp và kĩ thuật lao động khoa học, dạy cách học. Học để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai. Những điều đã học cần thiết, bổ ích cho bản thân học sinh và cho sự phát triển xã hội.
Nội dung
Từ sách giáo khoa + giáo viên
Từ nhiều nguồn khác nhau: SGK, GV, các tài liệu khoa học phù hợp, thí nghiệm, bảo tàng, thực tế…: gắn với:
- Vốn hiểu biết, kinh nghiệm và nhu cầu của HS.
- Tình huống thực tế, bối cảnh và môi trường địa phương
- Những vấn đề học sinh quan tâm.
Phương pháp
Các phương pháp diễn giảng, truyền thụ kiến thức một chiều.
Các phương pháp tìm tòi, điều tra, giải quyết vấn đề; dạy học tương tác.
Hình thức tổ chức
Cố định: Giới hạn trong 4 bức tường của lớp học, giáo viên đối diện với cả lớp.
Cơ động, linh hoạt: Học ở lớp, ở phòng thí nghiệm, ở hiện trường, trong thực tế…, học cá nhân, học đôi bạn, học theo cả nhóm, cả lớp đối diện với giáo viên
Qua bảng so sánh trên ta cũng không thể phủ nhận những ưu điểm của PPDH truyền thống. Nhưng trong gia đoạn hiện nay với xu thế phát triển của xã hội thì phương pháp dạy học truyền thống này không còn phù hợp với sự phát triển năng động của người mà nhường chỗ lại cho phương pháp dạy học khác tích cực hơn.
Với những đặc trưng trên, để phát huy tính tích cực học tập của học sinh giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học khác nhau. Riệng ở đề tài này tui chỉ nói đến một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có thể vận dụng trong giờ học Ngữ văn.
1. Một số phương pháp dạy học tích cực.
1.1 Dạy học đặt và giải quyết vấn đề.
Trước đây người ta gọi là dạy học nêu vấn đề, có người cho rằng thuật ngữ này có thể gây hiểu lầm nên hiện nay, người ta có xu hướng gọi là dạy học đặt- giải quyết vấn đề.
Cấu trúc của một bài học( hay một phần bài học) theo kiểu dạy học này thường như sau
Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức.
Tạo tình huống có vấn đề.
Phát hiện và nhận dạng vấn đề nảy sinh.
Phát triển vấn đề cần giải quyết.
Giải quyết vấn đề đặt ra;
Đề xuất các giả thuyết.
Lập kế hoạch giải quyết vấn đề.
Kết luận.
Thảo luận kết quả và đánh giá.
Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu.
Phát biểu kết luận.
Đề xuất vấn đề mới.
Các mức độ vận dụng
Giáo viên đặt vấn đề, nêu giả thuyết, lập kế hoạch, học sinh giải quyết vấn đề, giáo viên kết luận.
Giáo viên nêu vấn đề giả thuyết, học sinh lập kế hoạch, giải quyết vấn đề, học sinh và giáo viên kết luận.
Giáo viên và học sinh giải quyết vấn đề, học sinh nêu giả thuyết, lập kế hoạch, giải quyết vấn đề, học sinh và giáo viên kết luận.
Học sinh đặt vấn đề, nêu giả thuyết, lập kế hoạch, giải quyết vấn đề, học sinh và giáo viên kết luận.
Tác dụng
Học sinh vừa nắm kiến thức vừa nắm được phương pháp đi tới kiến thức đó phát triển tư duy.
Chuẩn bị năng lực thích ứng với xã hội;phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lí các vấn đề nảy sinh.
Ví dụ: khi dạy bài “ Trong lòng mẹ” SGK N gữ ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status