Đề tài Xuất khẩu lao động Việt Nam, giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế - pdf 13

Download Đề tài Xuất khẩu lao động Việt Nam, giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế miễn phí



Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, người sử dụng lao động ngày càng có điều kiện để đưa ra những đòi hỏi khắt khe hơn. Công nhân không những phải có sức khoẻ tốt, có ý thức phục tùng kỷ luật cao, mà còn sử dụng được ngôn ngữ của nước tiếp nhận. Đây chính là điểm yếu của người lao động Việt Nam. Lao động Việt Nam nhiều khi chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu mà thị trường đặt ra như ngoại ngữ, tay nghề, sức khoẻ và đặc biệt là kỷ luật lao động. Đa số người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài là nông dân, tiếp thu ngoại ngữ chậm, có sức khoẻ nhưng không có trình độ chuyên môn và chưa quen với tác phong công nghiệp
Bên cạnh những nhược điểm đó thì lao động có rất nhiều ưu điểm : chất lượng lao động của Việt Nam được đánh giá là tương đối tốt, phần lớn được đào tạo trong trường phổ thông. Rất nhiều người sau một thời gian lao động ở nước ngoài đã có kỹ năng tay nghề cao, đảm nhận những khâu quan trọng của dây chuyền sản xuất.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37204/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

g suất máy trong thời gian hợp đồng lao động có hiệu quả và để lại máy móc rệu rã cho bên A sau khi kết thúc hợp đồng. Tất cả việc điều hành sản xuất, chia lương, chia thưởng, quản lí nội bộ thì giống như xí nghiệp ở trong nước. Vì thế, cần có vài ba cán bộ giỏi tiếng, giỏi kĩ thuật để giao dịch với bên A.
4.Hình thức xen ghép cảI tiến :
Các xí nghiệp của các ngành, các địa phương trực tiếp kí kết với các xí nghiệp của các nước tiếp nhận lao động. Nhưng điều kiện hợp đồng hết sức chặt chẽ, nhất là các điều kiện : việc làm, tiền lương đi lại, nhà ở. Các tổ đội lao động của ta có thể được bố trí làm xen ghép với các tổ, đội lao động của các nước sở tại trong từng xí nghiệp, phân xưởng. Sự cải tiến ở đây chính là: chỉ nên kí hợp đồng nhận những công việc mà có thể phân biệt được kết quả lao động của từng người và sản phẩm của từng đơn vị lao động Việt Nam. Như thế để không lẫn lộn thành quả lao động của hai bên.
Nhược điểm : Vì xen ghép nên từ người lao động đến cán bộ quản lí đều phải biết tiếng sở tại để xử lí các sự việc phát sinh.
5. Xuất khẩu lao động tại chỗ
Xuất khẩu lao động tại chỗ có rất nhiều điểm mạnh : người lao động vẫn ở trong nước, nhưng làm thuê cho các công ty nước ngoài, tức là cũng được tiếp cận với công nghệ tiên tiến, được đào tạo tay nghề, được rèn luyện tác phong công nghiệp và có nguồn thu nhập cao từ bên ngoài.
Các loại hình xuất khẩu lao động phổ biến tại Việt Nam :
Nhận làm gia công sản phẩm cho nước ngoài : ngành dệt may, da dày
Hình thành các khu chế xuất và có sử dụng lao động của mình
Hợp tác sản xuất kinh doanh mà vốn chủ yếu của nước ngoài, còn lao động chủ yếu là của Việt Nam
Từ việc hợp tác lao động với các nước xã hội chủ nghĩa, chúng ta nay đã mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều nước trên thế giới, từ chỗ chỉ xuất khẩu sức lao động, nay chúng ta đã bắt đầu xuất khẩu chất xám, tri thức, cùng với việc gửi người lao động ở nước ngoài, chúng ta đã tổ chức việc xuất khẩu tại chỗ, mà điển hình là việc gia công phần mềm máy tính cho các công ty nước ngoài. Mặt khác, lao động làm việc cho một công ty khác thông qua mạng Internet.
IV / Sự cần thiết khách quan của việc đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài
1. Sự phát triển của công nghệ thông tin, khoa học kĩ thuật tạo động lực cho người Việt Nam sang nước bạn làm việc học hỏi kinh nghiệm quản lí, công nghệ, học tập.
Đổi mới công nghệ chú ý đến vấn đề lao động không đào tạo như là một yếu tố sản xuất ngày càng mất đi ý nghĩa của nó, trong khi ý nghĩa nguồn dự trữ vốn và tri thức tiến bộ tăng lên. Trong nguồn dự trữ vốn, việc thành lập vốn nhân lực và cùng với nó là trình độ đào tạo của lực lượng lao động đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Sự ngăn cách thu nhập tương ứng giữa lực lượng lao động được đào tạo và đội ngũ không được đào tạo ngày càng cao. Do đó, Việt Nam luôn muốn xây dựng hành lang pháp lí thông thoáng để thu hút ngày càng nhiều FDI. Với mục đích để người lao động Việt Nam tiếp thu được công nghệ tiên tiến, cách quản lí khoa học cùng với tác phong làm việc công nghiệp của nước ngoài. Hình thành các khu chế xuất có sử dụng lao động của Việt Nam chính là hình thức xuất khẩu lao động tại chỗ. Chính vì vậy chúng ta phải luôn đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trẻ có tri thức để thực hiện nhiệm vụ của mình trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước.
2. Khoa học kĩ thuật phát triển, lực lượng sản xuất phát triển đạt tới tốc độ cao vượt qua phạm vi của mỗi quốc gia.
Sản xuất lớn chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi mở rộng quan hệ phân công và hợp tác lao động không chỉ trong phạm vi một nước mà phải mở rộng ra giữa nhiều quốc gia. Do đó cần có sự hợp tác và phân công lao động. Việt Nam muốn hội nhập kinh tế quốc tế thì cũng không thể không tham gia vào hợp tác và phân công lao động quốc tế. Từ đó mới nâng cao được vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Khi các công ty nước ngoài với cách sản xuất hiện đại, giàu vốn thâm nhập vào thị trường nước ta. Các doanh nghiệp nội địa phải chấp nhận sự thụt lùi sản xuất mạnh mẽ do công nghệ của họ không có khả năng cạnh tranh, cần nhiều lao động hay là phải rút lui hoàn toàn khỏi thị trường lao động. Quá trình này cần thải hồi nhân công lao động nhiều hơn số lượng các nhà đầu tư nước ngoài nhận vào do họ thực hiện cách sản xuất nhiều vốn. Số lượng nhân công dư thừa gây ra sự tăng cao số lượng người thất nghiệp ở nước ta. Mặt khác, ở các nước phát triển người lao động của họ có trình độ cao nên họ không muốn làm các công việc như : giúp việc, thuyền viên đánh cá, hay là các công việc ở các vùng sâu vùng xa… Trong khi đó tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam lớn, việc di chuyển sang những nơI có việc làm là điều tất yếu vì thu nhập ở đó cao gấp khoảng 10 lần so vơí thu nhập ở Việt Nam.
3. Quốc tế hoá đời sống kinh tế đã trở thành một đặc điểm nổi bật trong thời đại ngày nay.
Trong điều kiện đó, quan hệ cung cầu không giới hạn trong một nước, biên giới quốc gia chỉ còn ý nghĩa hành chính. Quan hệ này diễn ra trong phạm vi quốc tế mà trong đó bên cung sẽ xuất khẩu, bên cầu nhập khẩu lao động. Việt Nam là nước đông dân số, cấu trúc dân số trẻ nên cung lao động rất lớn.
Việt Nam có lợi thế trong vấn đề xuất khẩu lao động.Việt Nam hiện nay có trên 80 triệu dân,số người trong tuổi lao động chiếm trên 51%, số lao động chưa có việc làm trên 1,5 triệu, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị trên 6%, tỷ lệ sử dụng lao động ở nông thôn khoảng 75%.(10) Tạp chí kinh tế phát triển số 84/tháng 6/ 2004 trang
4. Thế giới đang đẩy mạnh khai thác tài nguyên thiên nhiên với tốc độ nhanh đáp ứng với nhịp độ tăng trưởng kinh tế.
Nhiều nước phát triển là khách hàng quan trọng các nguồn tàI nguyên của các nước đang phát triển ( dầu mỏ, than đá, gỗ …). Trong khi đó các nước đạng phát triển lại cần kĩ thuật và vốn đầu tư từ nước phát triển. Do đó, nhu cầu về lao động để phục vụ các dự án khai thác tàI nguyên là rất lớn. Việt Nam có thể phát triển hình thức xuất khẩu lao động tại chỗ rất có tiềm năng.
5. Xã hội càng phát triển thì giao lưu văn hoá càng mạnh.
Do đó, xuất khẩu lao động để người Việt Nam hiểu nền văn hoá của nước bạn, tiếp thu có chọn lọc nền văn hoá của nước bạn để cùng hợp tác kinh tế. Qua đó, người Việt Nam sẽ quảng bá về nền văn hoá Việt Nam, quảng bá các danh lam thắng cảnh cũng như con người nước ta nhằm thu hút khách du lịch.
6. Dân số Việt Nam đông, diện tích đất có hạn, xuất khẩu lao động là một biện pháp mở rộng không gian sinh tồn cho người Việt Nam.
Hiện nay, cả nước có gần 38 triệu lao động với hơn 70% tập trung ở lao động nông thôn. Năm 2000, tổng lực lượng lao động nước ta sẽ đạt trên 40 triệu người và tốc độ tăng lao động bình quân hàng năm là 2,95%. Nên để g...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status