Đề tài Tổng phụ trách với các biện pháp ngăn ngừa và giải quyết hiện tượng học sinh hư nghịch bậc THCS - pdf 13

Download Đề tài Tổng phụ trách với các biện pháp ngăn ngừa và giải quyết hiện tượng học sinh hư nghịch bậc THCS miễn phí



MỤC LỤC
Trang
 
A- Sơ yếu lý lịch
B- Nội dung đề tài
I. Tên đề tài
II. Lý do viết đề tài
III. Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài
C- Quá trình thực hiện đề tài
I. Mục tiêu
II. Phương pháp
III. Khảo sát thực tế
IV. Những biện pháp thực hiện
a. Xác định nguyên nhân dẫn đến hiện tượng HS có biểu hiện hư nghịch
b. Các biện pháp ngăn ngừa và giải quyết hiện tượng học sinh hư nghịch
V. Kết quả thực hiện đề tài có so sánh đối chứng
VI. Kết luận sư phạm
VII. Bài học kinh nghiệm
VIII. Những kiến nghị và đề nghị qua quá trình thực hiện đề tài 1
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37150/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

à trường nhất là Giáo viên chủ nhiệm, kết hợp với ban thay mặt Hội phụ huynh, với các tổ chức, ban ngành đoàn thể trong xã, tổ chức Đoàn đội; Điều tra thực trạng học sinh trong trường có chiều hướng hư nghịch để xác định nguyên nhân. Từ đó có giải pháp cho việc ngăn ngừa, giải quyết các hiện tượng này.
1. Điều tra qua số liệu giáo viên chủ nhiệm từ tháng 9/2006
Khối lớp
6
7
8
9
Số Học sinh có
chiều hướng hư nghịch
3
8
0
4
- Có danh sách học sinh, phụ huynh, nơi ở và hoàn cảnh gia đình, các biểu hiện hư nghịch kèm theo (trình bày ở phần biện pháp).
- Lập sổ theo dõi chiều hướng hư nghịch của học sinh.
2. Điều tra về xếp loại hạnh kiểm trung bình và yếu qua báo cáo Tổng kết năm học của Nhà trường trong 2 năm học trước :
Năm học
2004 - 2005
2005 - 2006
Số HS xếp loại hạnh kiểm TB
9,1%
7,1%
Số HS xếp loại hạnh kiểm Yếu
1,27%
0,85%
Trong đó :
- Năm học 2004-2005 học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu là em :
+ Nguyễn Cao Biên – Lớp 8B ở Khê tang
+ Nguyễn Cao Thăng – Lớp 8A ở Khê tang
+ Lưu Văn Cương – Lớp 9A ở Khê tang
+ Hoàng Ngọc Cường – Lớp 9A ở Khê tang
- Năm học 2005-2006 có 2 học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu là em :
+ Đặng Ngọc Chuẩn lớp 7A
+ Lưu Văn Thắng lớp 7A
3. Quan sát, thu thập thông tin các hiện tượng có biểu hiện hư nghịch :
- Ăn cắp xe đạp trong tháng 9, 10 năm học 2006 – 2007 có 1 vụ, người mất xe là em Nguyễn Việt Linh lớp 9A.
- Đánh lộn, rủ rê thành nhóm : Trong tháng 9, 10/2006 : Đã xảy ra, có em :
+ Lưu Quốc Quân : lớp 9B tham gia 2 vụ
+ Nguyễn Văn Vũ : lớp 9B tham gia 1 vụ
+ Lê Hữu Xuân : lớp 7B tham gia 1 vụ
- Trốn học bỏ tiết : Tháng 9, 10/2006 : Thường xảy ra. Đó là các em :
+ Trịnh Văn Phong – Lớp 6A
+ Trịnh Văn Khoa – Lớp 6A
+ Đào Tuấn Anh – Lớp 7A
+ Trịnh Văn Đông – Lớp 7A
+ Lê Quốc Thiện – Lớp 7A
+ Vũ Văn Hưởng – Lớp 9B
- Phá phách tài sản, bàn ghế : Đầu năm học thường xảy ra.
+ Nổi bật nhất là em Nguyễn Thành ý – Lớp 7B phá bàn giáo viên trong lớp.
+ Bàn ghế học sinh và cá cánh cửa lớp, cửa sổ, các em đẩy ra đẩy vào mạnh, đu vít, nhiều lớp bị đổ rơi, hỏng bản lề như lớp 6B, 7B, 9A.
4. Phỏng vấn giáo viên về trách nhiệm, cách giải quyết vấn đề học sinh hư nghịch (Điều tra 10 GV).
Các phương án trả lời
Số lượng
- Trách nhiệm của BGH, GV phụ trách Đội và GV chủ nhiệm.
4/10
- Trách nhiệm chung của cả Hội đồng Giáo viên
6/10
- Nếu phạt HS thì sợ HS trả thù
5/10
- Giáo dục là chính, phối hợp nhiều người để giáo dục
6/10
- Hiệu trưởng cần trực tiếp phạt HS, những trường hợp vi phạm nặng.
4/10
- Cần phối hợp với Công an và chính quyền, đoàn thể địa phương
7/10
5. Điều tra bằng phiếu phỏng vấn học sinh là Cán bộ lớp :
8 lớp x 3 HS = 24 HS
Chọn các phương án trả lời sau đây :
Số lượng
- các bạn HS hư nghịch là do :
1) Thanh thiếu niên bên ngoài rủ rê
10/24
2) Học kém chán học
13/24
- Ban cán sự lớp có thể khuyên nhủ các bạn HS có chiều hướng hư nghịch.
9/24
- Sợ HS hư nghịch trả đũa nếu BCS lớp phản ánh với Nhà trường
17/24
6. Điều tra về hoàn cảnh, các điểm đặc biệt của số học sinh có chiều hướng hư nghịch
Số lượng 15 (Thống kê tháng 9/2006)
Hoàn cảnh hay các đặc điểm cá nhân
Số lượng
- Cha mẹ thuần túy làm ăn mà không dạy bảo được con cái
4/15
- Cha mẹ thiếu quản lý con cái do bận rộn việc làm ăn
13/15
- Cha mẹ thiếu hợp tác với Nhà trường, bênh con
3/15
- Sống gần thanh thiếu niên hư hỏng
7/15
IV.Những Biện pháp thực hiện
a. Xác định nguyên nhân dẫn đến hiện tượng Học sinh có biểu hiện hư nghịch :
Là một nhà giáo dục, trực tiếp giảng dạy truyền thụ những kiến thức khoa học cho các em học sinh; Bên cạnh đó tui còn là một giáo viên Tổng phụ trách đội luôn hướng dẫn rèn luyện ý thức đạo đức, nhân cách, tác phong, thực hiện nề nếp, nội quy, ý thức tập thể học sinh trong Nhà trường. tui thường xuyên tổ chức và theo dõi thu thập đánh giá sát thực với mọi hoạt động của các cá nhân và các tập thể học sinh trong Nhà trường. Nghiên cứu thực tế giáo dục ở Nhà trường, tui thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học sinh có biểu hiện hư nghịch; Song theo tui có 7 nguyên nhân cơ bản sau :
1- Nhà trường chưa có biện pháp thường xuyên, chưa xã hội hóa việc giáo dục học sinh thiếu niên hư nghịch.
2- Gia đình thiếu quan tâm đến con em mình, cá biệt có phụ huynh học sinh còn bênh vực con em trong những trường hợp con em họ vi phạm nội quy Nhà trường.
3- Giáo viên chưa đều tay trong việc giáo dục học sinh, chưa thấy hết trách nhiệm dạy chữ kết hợp dạy người; còn ngại học sinh trả thù khi giáo dục học sinh.
4- Vấn đề thiếu niên hư hỏng tác động xấu và trực tiếp vào Nhà trường chưa được chính quyền địa phương, công an, đoàn thể …. Trực tiếp tham gia giải quyết một cách tích cực.
5- Vai trò của tổ chức Đoàn, Đội, Ban cán sự các lớp chưa được phát huy đúng mức.
6- Vai trò của Giáo viên chủ nhiệm chưa làm hết khả năng hay chưa đều trong giáo dục hạnh kiểm học sinh giữa các lớp. Công tác giáo dục cảm hóa học sinh còn hạn chế, chưa kết hợp chặt chẽ các môi trường giáo dục để giáo dục hạnh kiểm học sinh.
7- Tình trạng vết dầu loang về hiện tượng học sinh vi phạm kỷ luật chưa khắc phục kịp thời.
b. Các biện pháp ngăn ngừa và giải quyết hiện tượng học sinh hư nghịch :
Là một giáo viên địa phương – giáo viên Tổng phụ trách đội được Ban giám hiệu Nhà trường phân công theo dõi thi đua, xếp loại các lớp trong toàn trường. tui thường xuyên quan sát, nhắc nhở, giáo dục học sinh hư nghịch; Để có được những biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa và giải quyết hiện tượng học sinh hư nghịch, trước và trong khi thực hiện đề tài tui có tham khảo một số tài liệu :
- Luật giáo dục
- Điều lệ trường phổ thông
- Các hồ sơ lưu trữ của Nhà trường
- Tài liệu tâm sinh lý thời thiếu niên
- Tài liệu chương trình quốc gia phòng chống tội phạm
Đồng thời tui thường xuyên tham mưu với BGH, ban Chi Uỷ trong Nhà trường tìm ra các biện pháp ngăn ngừa và giải quyết học sinh hư nghịch trong Nhà trường như sau :
1. tui cùng với giáo viên chủ nhiệm điều tra xác định số học sinh có chiều hướng hư nghịch ngay từ đầu năm học, lập hồ sơ theo dõi các đối tượng. Cụ thể như sau :
Khối lớp
6
7
8
9
Toàn trường
Số lớp
2
2
2
2
8
Số học sinh toàn Khối
47
65
69
53
234
Số học sinh có chiều hướng hư nghịch
3
8
0
4
15
Tỷ lệ
6,38%
12,31%
0%
7,54%
6,41%
Trong đó cụ thể là :
* Khối 6 có :
- Em : Trịnh Văn Phong, lớp 6A ở thôn Cự Đà
+ Bố : Trịnh Văn Công – Tính gia trưởng và có nhiều vợ
+ Hoàn cảnh gia đình khó khăn
+ Mẹ : Bỏ nhà đi
+ Nhà đông anh chị em (cùng cha khác mẹ)
+ Sống gần Thanh thiếu niên hư hỏng.
+Thiếu đồ dùng học tập, hay bắt học sinh khác thu nộp đồ dùng
+ Hay hứa hẹn sửa chữa khuyết điểm suông.
- Em : Trịnh Văn Khoa , lớp 6A ở thôn Cự Đà.
+ Bố : Trịnh Văn Khá
+ Mẹ Lưu Thị Loan
+ Hay nghỉ học, trốn tiết, thường xuyên đi học muộn, thường xuyên thiếu đồ dùng học tập. Trong lớp thường hay nói chuyện, không ghi chép bài, hay gây mất đoàn kết, tham gia đánh nha...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status