Biện pháp dạy học tích cực vào giờ đọc – hiểu tác phẩm Tây tiến của Quang Dũng ở lớp 12 (ban cơ bản) - pdf 13

Download miễn phí Đề tài Vận dụng một số biện pháp dạy học tích cực vào giờ đọc – hiểu tác phẩm Tây tiến của Quang Dũng ở lớp 12 (ban cơ bản)



MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
PHẦN MỞ ĐẦU 2
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 2
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ: 5
3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 6
3.1. Phạm vi nghiên cứu: 6
3.2. Đối tượng nghiên cứu: 7
4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 7
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: 7
6. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI: 7
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 8
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: 8
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 8
7.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: 8
7.4. Phương pháp thống kê: 8
8. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN: 8
8.1. Về lí luận: 8
8.2. Về thực tiễn: 9
Chương 1. THƠ TRỮ TÌNH VÀ GIẢNG DẠY THƠ TRỮ TÌNH TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG 9
1.1. THƠ TRỮ TÌNH: 9
1.1.1. Thơ trữ tình: 9
1.1.2. Các thể loại thơ trữ tình: 11
1.1.3. Thơ trữ tình hiện đại trong nhà trường THPT: 11
1.2. VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY THƠ TRỮ TÌNH TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG: 12
Chương 2. VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG GIỜ ĐỌC – HIỂU BÀI THƠ “TÂY TIẾN” CỦA QUANG DŨNG 13
2.1. KHÁI NIỆM VỀ CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC: 13
2.1.1. Vấn đáp (đàm thoại): 14
2.1.2. Đặt và giải quyết vấn đề: 14
2.1.3. Hoạt động nhóm: 14
2.1.4. Đóng vai: 15
2.1.5. Động não: 15
2.2.6. Đọc sáng tạo: 15
2.2. NHỮNG LƯU Ý KHI DẠY THƠ TRỮ TÌNH TRONG TRƯỜNG THPT: 15
2.3. VẬN DỤNG CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG GIỜ ĐỌC – HIỂU BÀI THƠ “TÂY TIẾN” CỦA QUANG DŨNG: 16
2.3.1. Khái quát về bài thơ “Tây tiến” của Quang Dũng: 16
2.3.2. Vận dụng các biện pháp dạy học tích cực trong giờ đọc – hiểu “Tây tiến” – Quang Dũng: 16
Chương 3. THỰC NGHIỆM 17
KẾT LUẬN 17

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
1.1. Cơ sở khoa học:
Hiện nay, trong xu thế đổi mới và hội nhập với thế giới, nền giáo dục nước ta đang có những chuyển biến quan trọng. Nhiệm vụ đặt ra cho nhà trường là phải nhanh chóng đáp ứng mục tiêu đào tạo trước yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước, phải xoay chuyển, nâng cao chất lượng giáo dục để đảm bảo việc cung cấp nguồn lực lao động dồi dào với trình độ hoàn thiện cho nhu cầu xây dựng và phát triển của đất nước trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Vì thế, trong những năm đầu của thế kỉ mới, đánh dấu cho bước chuyển biến của giáo dục trước nhiệm vụ lớn lao nói trên là việc thay đổi chương trình sách giáo khoa (SGK) bậc Phổ thông cũng như đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo xu thế của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Những thành tựu về giáo dục học, tâm lí học và lí luận dạy học đã mang đến những nhận thức mới về quá trình đào tạo của nhà trường. Điểm nổi bật của nhận thức mới về giáo dục là quan điểm giáo dục tích cực lấy người học làm trung tâm, người học giữ vai trò chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập.
Do đó, cần nhìn nhận rõ “yếu tố tất yếu chi phối quan hệ giáo dục, trung tâm của hệ thống giáo dục, chính là người học”. (N. Kì tr. 25), “nói tới quá trình giáo dục là nói tới việc tổ chức và hệ thống hóa các thể thức do học sinh sử dụng dưới sự định hướng và kích thích của thầy giáo”.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
Việc đổi mới nhận thức về quá trình giáo dục theo tinh thần nói trên đòi hỏi người giáo viên phải có một sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức cho tới thái độ và niềm tin vào vấn đề cơ bản: vai trò chủ thể tích cực học sinh trong học tập.
- Thực tiễn của hoạt động dạy học trong nhà trường thời gian qua cho thấy tác động lớn lao của việc thay đổi quan điểm giáo dục: Đó là bước chuyển biến từ lối dạy học cổ truyền lấy “thầy” làm trung tâm chi phối toàn bộ và tuyệt đối quá trình giáo dục, áp đặt, nhồi nhét những giá trị đạo đức và kiến thức, kĩ năng lên người học, sang việc lấy “trò” là trung tâm, là chủ thể. Bằng vai trò tich cực chủ động, người học tự nỗ lực tìm tòi khám phá tri thức, nắm kĩ năng với sự hướng dẫn của thầy. Đây chính là tinh thần cơ bản của giáo dục hiện đại, quan điểm giáo dục tích cực. Xu thế dạy học nêu trên dần dần được khẳng định qua Nghị quyết số 40/2000/QH10, Chỉ thị số 40/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Luật Giáo dục (1998) và chương trình giáo dục Phổ thông (cấp THPT) ban hành theo QĐ số 16/2006/ QĐ- BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
- Với quá trình triển khai thay đổi chương trình và SGK Ngữ văn THPT, việc vận dụng quan điểm dạy học tích cực lấy học sinh là trung tâm nhằm phát huy chức năng động sáng tạo của chủ thể người học trong giờ học Văn đã mang tới những triển vọng khả quan. Bước chuyển của tình hình dạy học văn theo quan điểm giáo dục tích cực đã tạo những thay đổi quan trọng về nhận thức và hành động tại các trường THPT. Thế hệ học sinh ngồi trên ghế nhà trường hôm nay có điều kiện tiếp nhận cách thức dạy học tiến tiến, từ đó các em có khả năng tích lũy hiểu biết và trau dồi thái độ, cảm xúc để hoàn thiện nhân cách theo mục tiêu đào tạo đã đề ra.
Tuy nhiên, có một thực tế dễ thấy là những vướng mắc, lúng túng trong quá trình đổi mới cách dạy học do sự níu kéo của thói quen cũ đã làm hạn chế một phần vai trò chủ thể tích cực của học sinh để biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo. Từ đó, dẫn tới hiện tượng học sinh kém hào hứng học văn, chất lượng dạy học văn có phần giảm sút. Tình hình trên đang thu hút sự chú ý của dư luận xã hội.
Ở tỉnh Sóc Trăng, do hoàn cảnh và điều kiện thực tế ở một địa phương thuộc vùng xa, vùng sâu của Đồng bằng sông Cửu Long, việc đổi mới quan điểm dạy học văn nói riêng theo tinh thần phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của người học còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Bản thân tui cũng muốn tìm hiểu và góp phần vào việc cải thiện tình hình dạy học văn tại trường học ở địa bàn của mình.
1.3. Vì lí do nêu trên, tui xác định đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học văn của mình là: Một số biện pháp dạy học nhằm “tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh” trong giờ đọc - hiểu tác phẩm “Chiếu cầu hiền” (Ngô Thì Nhậm) và Tây tiến (Quang Dũng) ở trường THPT.
2. Lịch sử vấn đề:
2.1. Vấn đề “tính tích cực học tập” và “tích cực hóa hoạt động học tập” của học sinh vốn được đề cập từ lâu trong trong nhà trường các nước tiên tiến. Ở Việt Nam, quan điểm này được vận dụng trong vài thập niên trở lại đây. Có thể nói đây là luận điểm then chốt, là nền tảng của quan điểm giáo dục hiện đại được hình thành và phát triển trên cơ sở của Triết học, Giáo dục học, Tâm lí học từ cuối thế kỉ XIX, đầu XX, được vận dụng trong quá trình dạy học ở nhà trường.
Thực ra, từ thời cố đại, các nhà sư phạm nổi tiếng như Khổng Tử, Aristot đã từng bàn tới việc phát huy tính tích cực chủ động của người học.
Tiếp đến vào thời Phục hưng, các nhà sư phạm như Komenxki, J. J Russo. J. D. Usinxki cũng nêu nhiều kiến giải sâu xa về vấn đề này.
Rồi với trào lưu giáo dục hiện đại, những công trình đóng góp của các nhà tâm lí học, giáo dục học làm cho quan điểm phát huy tính tích cực trở nên sâu sắc hệ thống, tạo nền tảng cho quan điểm giáo dục mới.


iEgI2A4D884mY39
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status