Đề tài Một số giải pháp nâng cao chất lượng hai mặt giáo dục học sinh ở lớp chủ nhiệm - pdf 13

Download Đề tài Một số giải pháp nâng cao chất lượng hai mặt giáo dục học sinh ở lớp chủ nhiệm miễn phí



Hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm nâng cao hiểu biết về các lĩnh vực của các đời sống xã hội , tích luỹ thêm kinh nghiệm giao tiếp và hoạt động tập thể , tạo tính chủ động tham gia các hoạt động tập thể coi đó là quyền lợi, vừa là trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần xây dựng tập thể lớp. Nhưng để phát huy được tính sáng tạo của học sinh khi thực hiện các hoạt động giáo viên chủ nhiệm cần chú ý một số vấn đề :
- Giáo viên cần nghiên cứu để hiểu đúng và đầy đủ các yêu cầu giáo dục đặc biệt là tính giáo dục đạo đức cho học sinh .
- Giáo viên chủ nhiệm chuẩn bị trước về phương tiện cũng như phân công tổ chức các công việc và chuẩn bị về mặt tâm lí cho học sinh , cần phát huy ý thức trách nhiệm cao , sự tự giác tạo tâm thế phấn khởi cho tất cả các em . Để làm được điều đó công tác chuẩn bị của người giáo viên chủ nhiệm là hết sức quan trọng chẳng hạn trong tiết “ Hội vui học tập” muốn tổ chức được tốt tiết này giáo viên chủ nhiệm cần kết hợp với các giáo viên bộ môn để tìm một số câu hỏi ở tất cả các bộ môn học đồng thời cho đáp án, các câu hỏi này nhằm thâu tóm lại các kiến thức các em đã học .
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36817/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HAI MẶT GIÁO DỤC HỌC SINH Ở LỚP CHỦ NHIỆM
PHẦN I- ĐẶT VẤN ĐỀ
Sở dĩ bản thân tui chọn đề tài “Công tác chủ nhiệm” vì đây là một vấn đề bức xúc và nóng bỏng nhất hiện nay. Thông qua nhiều năm chủ nhiệm bản thân tự rút ra được một số biện pháp giáo dục học sinh rất có hiệu quả. Muốn làm tốt được điều nêu trên phải thông qua công tác chủ nhiệm.
Công tác chủ nhiệm lớp đóng vai trò rất quan trọng trong công tác giáo dục, nó góp phần hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh. Trong điều kiện kinh tế, xã hội hội nhập hiện nay, việc quản lý con em còn nhiều thiếu sót và lỏng lẻo, chưa chú trọng đúng mức, về học tập, lối sống đạo đức, giao tiếp trong cuộc sống,...ừ đó đã và đang nảy sinh rất nhiều hiện tượng tiêu cực trong học đường ( Nói năng cộc cằn, gây mất đoàn kết, thậm chí đánh nhau, nghiêm trọng hơn nữa là cư xử thiếu lễ độ với thầy cô giáo, học tập giảm sút,...), gây nhiều khó khăn trong công tác chủ nhiệm, ảnh hưởng rất lớn đến việc giáo dục và uy tín của nhà trường.
Từ những hiện trạng xảy ra như thế đòi hỏi người giáo viên phải có một số biện pháp phù hợp để nhằm khắc phục những khó khăn bức xúc trong quá trình chủ nhiệm. Từ thực tiễn và không ngừng học hỏi ở đồng nghiệp, tui xin nêu ra vài biện pháp giải quyết được những khó khăn đã nêu mà bản thân rút ra trong công tác chủ nhiệm lớp .
PHẦN II –- NỘI DUNG
I- CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Công tác chủ nhiệm là việc làm cực kỳ khó khăn, trước hết bản thân giáo viên là tấm gương sáng cho học sinh noi theo với những cử chỉ, thái độ đúng mực của người giáo viên, phải có sự công bằng trong việc xử lý học sinh. Công tác chủ nhiệm cần thiết lập được ba mối liên hệ gia đình – nhà trường – xã hội. Ngoài ra, còn liên kết chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn và các lực lượng khác trong nhà trường. Đây là sự cộng tác toàn diện nhằm hoàn thiện một con người đáp ứng được yêu cầu hiện nay. Thêm vào đó, hưởng ứng cuộc vận động lớn của ngành 2 không với 4 nội dung “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục; Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc cho học sinh không đủ chuẩn lên lớp” của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục – Đào Tạo thì trách nhiệm đặt lên vai người giáo viên thêm nặng nề hơn .
Từ đó đòi hỏi người giáo viên phải tiến hành bằng một số biện pháp cụ thể sau:
* Tham mưu trực tiếp với BGH về công tác chủ nhiệm lớp.
* Lập kế hoạch chủ nhiệm toàn năm học, học kỳ, tháng, tuần.
* Lập kế hoạch cho từng thời điểm thi đua.
* Cần lưu giữ cẩn thận hồ sơ chủ nhiệm.
* Thường xuyên ghi chép nhật ký chủ nhiệm để theo dõi những chuyển biến của lớp.
Trên cơ sở đó người giáo viên chủ nhiệm cần phát huy những kinh nghiệm; bổ sung hoàn thiện phương pháp tổ chức lớp để hoàn thiện nhiệm vụ góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục ở địa phương nói riêng và sự nghiệp giáo dục nước nhà nói chung.
II/ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Công tác tổ chức:
a.Bầu ban cán sự lớp:
Năm học 2006 – 2007 tui được phân công chủ nhiệm lớp 9 tổng số 33 học sinh. Trước khi ổn định tổ chức lớp bản thân tui tìm hiểu kỷ hồ sơ, liên hệ trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm, liên hệ trực tiếp gia đình, để bước đầu phân loại học sinh của lớp.
Cụ thể:02 học sinh giỏi ( 01 giỏi toàn diện, 01 giỏi bộ môn), 04 học sinh cá biệt, 01 học sinh có hoàn cảnh khó khăn, 04 học sinh yếu kém,...
Bước tiếp theo, sau một tuần học tìm hiểu trên thực tế biểu hiện của học sinh giống như kết quả tìm hiểu ban đầu. Tiến hành bầu ban cán sự lớp và sắp xếp chỗ ngồi.
Hình thức thực hiện:
Bầu ban cán sự lớp trên tinh thần dân chủ, công bằng, khách quan, có năng lực, nhạy bén, hoạt động có hiệu quả ( đầu tuần thứ hai cho lớp đề cử nhân sự, cuối tuần thứ hai cho tiến hành bầu bằng cách phát phiếu cho lớp ghi tên nhân sự mà mình tín nhiệm, giáo viên cùng 01 học sinh thu phiếu, kiểm phiếu, rồi công bố trước lớp từng chức danh trừ tổ trưởng). Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng chức danh.
- Lớp trưởng: chịu trách nhiệm chung về nhiệm vụ của lớp. Lãnh chỉ đạo toàn bộ các hoạt động của lớp dưới sự quan sát của giáo viên chủ nhiệm,có nhiệm vụ báo cáo về việc thực hiện kế hoạch của lớp về giáo viên chủ nhiệm kịp thời.
- Các lớp phó: mỗi người một nhiệm vụ ( giỏi văn chịu trách nhiệm giải quyết những thắc ở bộ môn Văn, giỏi Lý cũng có trách nhiệm tương tự).
- Các tổ trưởng, tổ phó ( giáo viên chủ nhiệm cơ cấu ) có nhiệm vụ theo dõi hoạt động họat động của tổ, báo cáo kết quả về giáo viên chủ nhiệm qua các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ, để giáo viên chủ nhiệm có giải pháp chấn chỉnh kịp thời.
- ...
b.Xếp chỗ ngồi: Sau khi hình thành được đội ngũ cán sự lớp, phân công nhiệm vụ giáo viên tiến hành sắp xếp chỗ ngồi. Thông thường tui xếp học sinh giỏi cặp với em có học lực yếu,kém xây dựng phong trào “Đôi bạn cùng tiến” thực hiện được dễ dàng hơn, chia học sinh các biệt ra đều các tổ trong lớp cho các em ít có cơ hội thể hiện mình.
2/Phân loại đối tượng và biện pháp giáo dục:
Sau một thời gian tìm hiểu qua hồ sơ, chủ nhiệm cũ, hoàn cảnh gia đình,... tui tiến hành giáo dục học sinh: giỏi, cá biệt, có hoàn cảnh khó khăn và học sinh yếu, kém vì đây là lực lượng quyết định sự thành bại trong quá trình giáo dục học sinh.
a.Học sinh giỏi :Tìm hiểu kỹ xem em giỏi ở môn nào, hay giỏi toàn diện để có cách chỉ dẫn phù hợp.
Ví dụ: Học sinh giỏi văn thường giao cho bài tập khó, ngoài ra còn cung cấp cho kỹ năng viết một bài văn tốt, văn hay và kiến thức nâng cao.
Học sinh giỏi toàn diện tui thường xuyên liên hệ với các giáo viên bộ môn tiếp thu phương pháp học tốt bộ môn để truyền đạt lại cho học sinh nắm bắt, nhờ giáo viên bộ môn cung cấp kiến thức nâng cao cho các em về nhà làm có giao thời gian để kiểm tra và điều chỉnh.
b.Học sinh cá biệt của lớp 04 em. Đối tượng này thường xuyên vi phạm nội quy nhà trường và có kết qủa học tập rất thấp. Qua tìm hiểu tui mới biết trong số đó có 01 em cha mẹ ly hôn, cha có vợ khác, mẹ bước thêm bước nữa nên phải sống với bác; 01 em cha mẹ không quan tâm đến việc học của con mà chỉ cho tiền xin bao nhiêu cho bấy nhiêu, còn 02 em thích thể hiện bản lĩnh của mình muốn cho các bạn trong lớp xem mình như đại ca.
Bước đầu tui áp dụng nhiều biện pháp mạnh( cảnh cáo trước lớp, viết tờ tự kiểm, cảnh cáo dưới cờ,...) để giáo dục nhưng không có hiệu quả. Từ cơ sở đó tui mới nghĩ mình chuyển sang cách giáo dục khác vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn thì đem lại hiệu quả rất cao.
Cụ thể:
+ Đối với trường hợp sống với bác tui thường xuyên quan tâm gặp gỡ, động viên, tâm sự (Bản thân em hiện tại sống với bác, bên cạnh còn có bác dâu và anh chị. Nếu như em không ngoan kết qủa học tập không tốt khi gia đình hay em bị thôi học vậy tương lai của em sau này gặp khó khăn,...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status