Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giáo dục bậc tiểu học - pdf 13

Download Luận văn Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giáo dục bậc tiểu học miễn phí



Những yêu cầu của hệ thống chỉ tiêu thống kê giáo dục bậc tiểu học.
- Thứ nhất, một hệ thống chỉ tiêu phải có khả năng nêu được mối quan hệ giữa các bộ phận cũng như giữa các mặt của đối tượng nghiên cứu và giữa đối tượng nghiên cứu với hiện tượng liên quan, trong khuôn khổ của việc đáp ứng mục đích nghiên cứu. Như vậy khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu phải dựa trên cơ sở phân tích, lý luận để hiểu hết bản chất chúng của đối tượng nghiên cứu và mối liên hệ của nó. Hệ thống chỉ tiêu thống kê giáo dục bậc tiểu học phải đảm bảo nêu lên được mối quan hệ của học sinh. Giáo viên. trường lớp. Cơ sở vật chất. Các chỉ tiêu này có mối quan hệ mật thiết với nhau.
- Thứ hai, trong hệ thống chỉ tiêu phải có những chỉ tiêu mang tính chất chung, có các chỉ tiêu mang tính chất bộ phận của tổng thể và các chỉ tiêu phản ánh các nhân tố để phản ánh một cách đầy đủ tổng thể nghiên cứu. Hệ thống chỉ tiêu thống kê giáo dục bậc tiểu học yêu cầu phải có những chỉ tiêu tổng hợp, sau đó là các chỉ tiêu kết cấu để mô tả đầy đủ nền giáo dục bậc tiểu học ở Việt Nam.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36112/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

sở cho việc ra quyết định, kế hoạch, cải tiến chương trình giảng dạy…
- Các nước cũng như cộng đồng quốc tế đang tâm huyết với các mục tiêu phát triển quan trọng. Bao gồm các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, Mục tiêu Giáo dục cho mọi người… Để đánh giá đúng tiến độ và đo lường kết quả đạt được của các sáng mục tiêu đó, Thống kê yêu cầu phải có một số chỉ số giáo dục được thiết lập, đảm bảo so sánh quốc tế.
Tuy nhiên, để đảm bảo thực hiện tốt vai trò của hệ thống chỉ tiêu thống kê, cần có sự quan tâm đúng mức của mỗi cá nhân, gia đình và đặc biệt là của các cơ quan pháp luật và tuyên truyền của Nhà nước.
II.Những vấn đề chung của hệ thống chỉ tiêu thống kê giáo dục và đào tạo
1.Khái niệm về hệ thống chỉ tiêu thống kê.
1.1.Khái niệm về chỉ tiêu thống kê.
Chỉ tiêu thống kê biểu hiện một cách tổng hợp đặc điểm về mặt lượng trong sự thống nhất với mặt chất của tổng thể trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể.
Ví dụ: Sản lượng lúa Việt Nam, tổng diện tích gieo trồng, tổng chi phí sản xuất…
Trong bản thân mỗi chỉ tiêu thống kê có bao hàm mặt chất và mặt lượng của tổng thể. Mặt chất của chi tiêu chính là nội dung kinh tế, chính trị thể hiện một số đặc trưng cụ thể nào đó của hiện tượng nghiên cứu và không phụ thuộc vào một số lượng cụ thể hay đơn vị tính toán nào. Mặt lượng của chỉ tiêu thống kê là trị số cụ thể của chỉ tiêu thuộc về thời gian và không gian nhất định. Mỗi chỉ tiêu thống kê thường được biểu hiện bằng các chỉ số khác nhau, các trị số thay đổi tuỳ theo điều kiện thời gian và không gian cả theo phương pháp tính và đơn vị tính.
Chỉ tiêu thống kê thường mang tính chất tổng hợp biểu hiện đặc điểm của cả tổng thể nghiên cứu bao gồm nhiều đơn vị, nhiều hiện tượng. Đây cũng là căn cứ để phân biệt giữa chỉ tiêu thống kê và tiêu thức thống kê tuy nhiên do đối tượng nghiên cứu của thống kê thay đổi rất khác nhau, cho nên trong trường hợp này một đặc điểm nào đó được coi là chỉ tiêu và còn trường hợp khác cũng đặc điểm đó lại được coi là tiêu thức. Ví dụ: Số công nhân trong một xí nghiệp công nghiệp là một chỉ tiêu của xí nghiệp đó còn được nghiên cứu phân tích cùng với các chỉ tiêu khác như tổng sản lượng tổng chi phí nhưng số công nhân đó lại là tiêu thức của đơn vị tổng thể là các xí nghiệp công nghiệp được điều tra cùng với các tiêu thức khác cho một mục đích nào đó.
Việc xác định đúng đắn chỉ tiêu thống kê, nội dung và phương pháp tính mỗi chỉ tiêu là vấn đề có ý nghĩa quan trọng. Muốn giải quyết vấn đề này phải căn cứ vào lí luận kinh tế, chính trị và đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong từng thời kì cụ thể.
Các chỉ tiêu thống kê được phân loại theo nhiều cách khác nhau tuỳ theo mục đích nghiên cứu. Người ta thường phân chia một cách quy ước các chỉ tiêu thống kê thành 2 nhóm: Nhóm chỉ tiêu khối lượng và nhóm chỉ tiêu chất lượng.
Chỉ tiêu khối lượng là chỉ tiêu nêu lên các đặc điểm chung về quy mô, khối lượng của tổng thể nghiên cứu. Chỉ tiêu chất lượng là chỉ tiêu nêu lên trình độ phổ biến, trình độ phát triển của hiện tượng. Việc phân thành 2 loại trên có tác dụng đối với một số phương pháp phân tích thống kê, nhưng chỉ có một tính chất quy ước và chỉ bao gồm một số chỉ tiêu kinh tế thường dùng nhất.
1.2.Khái niệm về hệ thống chỉ tiêu thống kê
Hệ thống chỉ tiêu thống kê là tập hợp những chỉ tiêu có liên quan với nhau và bổ sung cho nhau; phản ánh các mặt, các tính chất quan trọng, các mối liên hệ cơ bản giữa các mặt ở tổng thể và mối liên hệ giữa tổng thể với các hiện tượng có liên quan.
Hệ thống chỉ tiêu thống kê phải được xây đựng đảm bảo các yêu cầu sau đây: Thứ nhất, là hệ thống chỉ tiêu thống kê phải phù hợp với hệ thống chỉ tiêu kế hoạch tương ứng về các mặt: Số lượng chỉ tiêu cơ bản, tên gọi mỗi chỉ tiêu, nội dung và phương pháp tính toán. Hệ thống chỉ tiêu được xác định xây dựng phải có nhóm chỉ tiêu cơ bản đóng vai trò quan trọng trong hệ thống và có các nhóm chỉ tiêu phản ánh xu hướng biến động của hiện tượng. Có nhóm chỉ tiêu nhân tố phản ánh các nhân tố tác động đến hệ thống chỉ tiêu.
Hệ thống chỉ tiêu thống kê được xây dựng phải đơn giản, hợp lí không nên bao gồm quá nhiều chỉ tiêu làm cho nội dung tổng hợp và phân tích trở nên phức tạp, tốn kém cho việc xây dựng thu thập số liệu và tính toán các chỉ tiêu đó. Hệ thống chỉ tiêu thống kê cũng không thể coi là cố định mà cần được luôn luôn cải tiến cho thích hợp với yêu cầu nghiên cứu mới và những vấn đề mới đang được đặt ra.
2. Những vấn đề có tính nguyên tắc trong việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê giáo dục bậc tiểu học.
2.1.Những căn cứ trong việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê giáo dục bậc tiểu học.
Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê không có nghĩa đơn thuần là nêu ra những chỉ tiêu nào đó mà còn phải đảm bảo được là những chỉ tiêu đó có thể thu thập được thông tin để tính toán trị số của chúng. Như vậy phải có những căn cứ nhất định.
- Thứ nhất là căn cứ vào mục đích nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu nghiên cứu quyết định nhu cầu thông tin về những mặt nào đó của đối tượng nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu của thống kê giáo dục bậc tiểu học là mô tả lại thực trạng của giáo dục bậc tiểu học Việt Nam. Phản ánh được cơ cấu, dự báo cho những kì sau.
- Thứ hai là căn cứ vào tính chất, đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. Hiện tượng thuộc dạng ý thức thường phải dùng nhiều chỉ tiêu để biểu hiện hơn là hiện tượng thuộc dạng vật chất. Hiện tượng càng phức tạp thì số lượng chỉ tiêu càng nhiều và ngược lại. Đối với giáo dục bậc tiểu học do đặc điểm riêng biệt về chương trình, về học sinh, về giáo viên, về cơ sở vật chất như đã nêu ở trên nên cần hệ thống chỉ tiêu tổng hợp. Để mô tả một cách toàn diện nền giáo dục bậc tiểu học.
- Thứ ba là căn cứ vào khả năng nhân tài vật lực cho phép để có thể tiến hành thu thập tổng hợp được các chỉ tiêu trong sự tiết kiệm nghiêm ngặt. Các chỉ tiêu thống kê giáo dục bậc tiểu học phải đảm bảo tính khả thi. Đảm bảo thu thập được một cách khoa học, tổng hợp và hiệu quả nhất.
Từ những căn cứ này đòi hỏi người xây dựng hệ thống chỉ tiêu phải cân nhắc kỹ lưỡng, xác định những chỉ tiêu cơ bản nhất, quan trọng nhất làm cho số lượng chỉ tiêu không nhiều mà vẫn đáp ứng được mục đích nghiên cứu.
2.2.Những yêu cầu của hệ thống chỉ tiêu thống kê giáo dục bậc tiểu học.
- Thứ nhất, một hệ thống chỉ tiêu phải có khả năng nêu được mối quan hệ giữa các bộ phận cũng như giữa các mặt của đối tượng nghiên cứu và giữa đối tượng nghiên cứu với hiện tượng liên quan, trong khuôn khổ của việc đáp ứng mục đích nghiên cứu. Như vậy khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu phải dựa trên cơ sở phân tích, lý luận để hiể...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status