Cải cách thủ tục hành chính trong cấp giấy phép đăng ký kinh doanh hiện nay - pdf 13

Download Cải cách thủ tục hành chính trong cấp giấy phép đăng ký kinh doanh hiện nay miễn phí



Trong quá trình xin phép thành lập doanh nghiệp, vẫn có trường hợp cơ quan có thẩm quyền đưa ra những yêu cầu vô lý hay trái quy định, như đòi xác nhận của UBND cấp phường /xã về lý lịch tư pháp của người chủ doanh nghiệp, xác nhận địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh và văn phòng đại diện; xác nhận hay bản sao chứng minh tài sản góp vốn; hợp đồng thuê trụ sở, thuê địa điểm kinh doanh; đòi hỏi giấy chứng nhận điều kiện kinh doanh trước khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Những yêu cầu và những đòi hỏi này khiến cho việc cấp giấy phép kinh doanh gặp nhiều cản trở và làm ảnh hưởng tới cơ hội tạo dựng doanh nghiệp.
Chính quan niệm và lợi ích của các bộ, ngành chủ quản khác nhau đã cản trở việc hủy bỏ những giấy phép không cần thiết. Ví dụ, có bộ, ngành khi được yêu cầu bỏ một số loại giấy phép đã tỏ ra rất bất bình. "Một số cơ quan phàn nàn, Nhà nước tước giấy phép thì họ lấy gì mà quản lý. Nếu phát hiện ra có một vụ vi phạm nào thì lập tức họ đổ lỗi là do đã bị mất giấy phép nên không thể quản lý được. Và sau đó, họ sẽ bằng cách này hay cách khác để khôi phục lại các giấy phép đã bị bỏ đi đó
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37798/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Cải cách thủ tục hành chính trong cấp giấy phép đăng ký kinh doanh hiện nay
Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đóng góp một phần rất lớn vào sự phát triển của nền kinh tế, góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế của đất nước. Trong những năm qua, khu vực doanh nghiệp đã có sự phát triển, mở rộng vượt bậc cả về quy mô, chất lượng và số lượng.
1. Thực trạng thủ tục cấp giấy phép đăng ký kinh doanh                  
  Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đóng góp một phần rất lớn vào sự phát triển của nền kinh tế, góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế của đất nước. Trong những năm qua, khu vực doanh nghiệp đã có sự phát triển, mở rộng vượt bậc cả về quy mô, chất lượng và số lượng. Số lượng thành viên tham gia và các loại hình doanh nghiệp được bổ sung thêm hàng chục nghìn thành viên mới; xu hướng và chất lượng kinh doanh của các doanh nghiệp được cải thiện đáng kể.  
Trong thời gian qua, công tác cải cách hành chính đã tập trung giải quyết được nhiều vấn đề, song để tạo điều kiện cho những cá nhân, tổ chức đăng ký kinh doanh góp phần mở rộng thêm số lượng doanh nghiệp thì vẫn còn nhiều hạn chế. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là do thủ tục cấp giấy phép kinh doanh còn phức tạp, rườm rà. Trong khi ở một số nước trên thế giới, để được cấp giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp chỉ cần mất từ hai đến ba ngày, như    tại Canada là ba ngày, ở Úc là hai ngày, nhưng ở Việt Nam thì phải mất một tháng rưỡi (lâu hơn 25 lần so với thế giới)[1]. Trong đó, các thủ tục mất thời gian nhất là làm Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế, khắc con dấu, mua hóa đơn. 
  Có lẽ cũng vì thế mà cho đến nay, số doanh nghiệp tính trên đầu người ở Việt Nam vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực. Chỉ tiêu của Việt Nam là đến năm 2010 sẽ có 500.000 doanh nghiệp mới được thành lập. Tuy nhiên, mục tiêu này sẽ khó trở thành hiện thực nếu hệ thống giấy phép còn cồng kềnh như hiện nay[2].
Phải khẳng định rằng, các giấy phép rườm rà đó là do các cơ quan hành chính đặt ra và nhiều khi, không tôn trọng tinh thần tự do kinh doanh được Hiến pháp và Luật Doanh nghiệp bảo đảm. Tức là, các giấy phép đó có dấu hiệu bất hợp hiến và bất hợp pháp.
Báo cáo phân tích 37 giấy phép kinh doanh do Ban Pháp chế - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện đã cho thấy thực trạng về tính chất bất hợp pháp của các văn bản pháp quy liên quan đến đăng ký kinh doanh. Báo cáo này nhận định: khi rà soát 37 loại giấy phép lựa chọn, đã cho thấy tất cả các giấy phép này đều được quy định ở các văn bản pháp luật có các mức độ giá trị pháp lý khác nhau, nhưng không phải giấy phép nào cũng có căn cứ pháp lý theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp, ví dụ:
- Một số loại giấy phép được quy định trong các văn bản pháp luật mà theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005 không được phép quy định về điều kiện kinh doanh (trong đó có giấy phép kinh doanh). Rà soát cho thấy có tới 19/37 giấy phép có vấn đề về căn cứ pháp lý. Một số loại giấy phép (5/37 giấy phép) hoàn toàn không có căn cứ pháp lý (ví dụ: văn bản đồng ý nội dung kịch bản trò chơi trực tuyến và các điều kiện kinh doanh trò chơi trực tuyến khác quy định tại Thông tư liên tịch số 60/2006/TTLT-BVHTT-BBCVT-BCA). Một số loại khác (16/37 giấy phép) có căn cứ pháp lý nhưng không đầy đủ (ví dụ: các điều kiện kinh doanh quảng cáo chỉ được quy định một phần trong Pháp lệnh Quảng cáo và Nghị định số 24/2003/NĐ-CP, đa số các điều kiện khác được quy định tại Thông tư số 43/2003/TT-BVHTT và Thông tư số 79/2005/TT-BVHTT).
- Một số loại giấy phép được quy định trong các văn bản không còn hiệu lực pháp lý. Hiện tượng này thường xảy ra đối với các giấy phép mà văn bản làm căn cứ pháp lý cho nó đã bị sửa đổi hay hết hiệu lực mà chưa có văn bản thay thế. Ví dụ, các điều kiện để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu (áp dụng cho đại lý bán lẻ xăng dầu) được quy định trong Thông tư số 14/1999/TT-BTM hướng dẫn Nghị định số 11/1999/NĐ-CP, tuy nhiên vì Nghị định số 11/1999/NĐ-CP đã được thay thế bằng Nghị định số 59/2006/NĐ-CP nên về nguyên tắc, Thông tư số 14/1999/TT-BTM không còn hiệu lực pháp lý.
- Một số loại giấy phép có căn cứ pháp lý rất mơ hồ, theo nghĩa tất cả các điều kiện cấp phép và điều kiện kinh doanh liên quan đều được quy định trong văn bản cấp Bộ (cơ quan không được phép quy định về điều kiện kinh doanh) được Chính phủ hay Quốc hội uỷ quyền chung chung. Ví dụ, Nghị định số 92/2001/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô không quy định loại giấy phép nào đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định (trừ việc phải đăng ký giá cước cho cơ quan quản lý giá địa phương) nhưng lại quy định trong Điều khoản thi hành là: Bộ trưởng Bộ Giao thông - vận tải hướng dẫn thi hành Nghị định này. Căn cứ vào sự uỷ quyền chung này, Bộ Giao thông - vận tải đã ban hành Quyết định số 09/2005/QĐ-BGTVT quy định bốn loại giấy phép đối với hoạt động kinh doanh này. Tương tự, các điều kiện kinh doanh đại lý Internet quy định tại Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-BBCVT-BVHTT-BCA-BKHĐT dựa trên một căn cứ duy nhất là quy định “đại lý Internet có trách nhiệm thực hiện các quy định về quản lý dịch vụ Internet do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành” trong Nghị định số 55/2001/NĐ-CP.
Thủ tục rườm rà khiến cho các doanh nghiệp khó hoạt động hiệu quả. Những thủ tục, yêu cầu trái với quy định của pháp luật đã gây khó dễ và hạn chế rất lớn đến hoạt động của người dân. Theo Luật Doanh nghiệp năm 2000, Chính phủ đã bãi bỏ 145 loại giấy phép con trong lĩnh vực cấp giấy phép kinh doanh, song trên thực tế vẫn còn rất nhiều các loại giấy phép con nữa. Có tới 246 loại giấy phép vẫn còn được áp dụng mà các loại giấy tờ này được quy định ở thông tư, quyết định của các Bộ, Uỷ ban nhân dân (UBND) các cấp với những điều kiện, thủ tục và thời hạn cấp không rõ ràng[3]. Trong khi đó theo quy định, doanh nghiệp tư nhân đầu tư trong nước muốn thành lập chỉ cần xin hai loại giấy tờ là: Giấy phép thành lập doanh nghiệp do UBND tỉnh hay đơn vị hành chính cấp tương đương nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở cấp; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp.
Trong quá trình xin phép thành lập doanh nghiệp, vẫn có trường hợp cơ quan có thẩm quyền đưa ra những yêu cầu vô lý hay trái quy định, như đòi xác nhận của UBND cấp phường /xã về lý lịch tư pháp của người chủ doanh nghiệp, xác nhận địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh và văn phòng đại diện; xác nhận hay bản sao chứng minh tài sản góp vốn; hợp đồng thuê trụ sở, thuê địa điểm kinh doanh; đòi hỏi giấy chứng nhận điều kiện kinh doanh trước khi đăng ký thành lập doanh nghiệp... Những yêu cầu và những đòi hỏi này khiến cho việc cấp giấy phép kinh doanh gặp nhiều cản trở và làm ảnh hưởng tới cơ hội tạo dựng doanh nghiệp.
Chính quan ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status