Tiểu luận Vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân - pdf 13

Download Tiểu luận Vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân miễn phí



Khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng sau khi đã chia không chỉ là thỏa thuận của vợ chồng xem xét những tài sản nào là tài sản chung của vợ chồng ( vì theo luật, vợ chồng có thể thỏa thuận chia một phần hay toàn bộ tài sản chung thì khi khôi phục một phần hay toàn bộ tài sản của họ, coi như không có việc chia tài sản chung đó trong thời kì hôn nhân); mà ở đây cần hiểu khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng là “khôi phục căn cứ pháp lí xác lập tài sản chung vợ chồng”. Bởi lẽ, theo nguyên tắc chung, những tài sản mà vợ chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời kì hôn nhân ( trừ nguồn gốc là tài sản riêng) thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. Căn cứ này đã tạm chấm dứt khi vợ chồng thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân (Điều 30 Luật HN và GĐ năm 2000; Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP): Sau khi đã chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân thì những tài sản mà vợ, chồng được chia từ khối tài sản chung; các hoa lợi, lợi tức từ tài sản được chia; thu nhập do hoạt động sản xuất kinh doanh và các thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ chồng. Nay khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng, căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng theo Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 phải được áp dụng.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37618/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

g.
 - Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng theo luật HN-GĐ:
+) Chia tài sản chung của vợ chồng khi li hôn
Ly hôn- một hiện tượng xã hội. Theo nguyên tắc chung khi phán quyết ly hôn của toà án có hiệu lực, quan hệ vợ chồng được chấm dứt. Các quan hệ quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng phát sinh và gắn liền tương ứng trong quan hệ vợ chồng từ khi kết hôn cũng hoàn toàn chấm dứt  khi vợ chồng li hôn. Tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia theo yêu cầu của vợ chồng. Trên nguyên tắc bảo đảm quyền tự định đoạt của vợ chồng, khoản 1 điều 95 luật HN-GĐ năm 2000 quy định: Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì được yêu cầu Toà án giải quyết, tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên ấy.
+) Chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên vợ, chồng chết trước hay bị toà án tuyên bố là đã chết.
 Về nguyên tắc, quan hệ hôn nhân chấm dứt khi vợ hay chồng chết hay quy định của toà án về việc tuyên bố vợ, chồng chết có hiệu lực pháp luật. Quan hệ hôn nhân chấm dứt, tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia theo yêu cầu của người chồng hay vợ còn sống hay của những người thừa kế của người vợ, chồng đã chết . Theo nguyên tắc vợ chồng bình đẳng trong đó quan hệ về thừa kế tài sản của nhau giữa vợ và chồng, điều 31 luật HN-GĐ năm 2000 đã quy định : “Vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định về pháp luật thừa kế”
+) Chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kì hôn nhân
Về nguyên tắc, khi hôn nhân còn tồn tại thì tài sản chung cũng vẫn còn tồn tại, chế độ tài sản này chỉ chấm dứt về mặt pháp lí (li hôn, 1 bên vợ chồng chết hay tuyên bố là đã chết). Tuy nhiên trên thực tế nhiều cặp vợ chồng muốn được chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân, xuất phát từ thực tế này luật HN-GĐ trên cơ sở kế thừa luật HN-GĐ năm 1986 (điều 18) tiếp tục quy định vánn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân(điều 29, 30). Như vậy việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được coi là trường hợp ngoại lệ và cần được quan tâm.
2. Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
2.1. Điều kiện chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Theo điều 29 luật HN-GĐ năm 2000 quy định:
“.Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng,thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hay có lí do chính đáng khác thì  có thể thoả thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thoả thuận được thì có quyền yêu cầu toà án giải quyết.
     Việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về  tài sản không được pháp luật công  nhân.”
 Theo quy định trên thì chia tài sản vợ chồng khi hôn nhân tồn tại được tiến hành theo các trường hợp sau:
 Trường hợp1: Vợ, chồng đầu tư kinh doanh riêng:
Xuất phát từ việc tôn trọng quyền tự do kinh doanh của các cá nhân, nếu một trong hai vợ chồng muốn đầu tư kinh doanh riêng thì có thể chia tài sản chung của vợ chồng, tạo điều kiện cho vợ chồng có tài sản riêng làm vốn đầu tư kinh doanh. Mặt khác qui định này còn nhằm bảo vệ lợi ích của gia đình, đảm bảo cuộc sống ổn định của các thành viên trong gia đình tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động đầu tư kinh doanh gây ra
 Trường hợp2: Vợ chồng phải thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng:
Như trước khi kết hôn hay trong thời kỳ hôn nhân, người vợ hay người chồng đó đã vay nợ(một khoản tiền hay tài sản) sử dụng vào nhu cầu riêng. Nếu tài sản riêng không có hay không đủ mà vợ chồng không thoả thuận được về việc lấy tài sản chung để trả nợ riêng cho một bên thì vợ chồng có quyền yêu cầu chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân để người hay chồng lấy phần tài sản của mình trong số tài sản chung của vợ chồng nhằm thanh toán món nợ mà mình đã vay.
  Trường hợp 3: Có lí do chính đáng khác:
Việc có lí do chính đáng để chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân tồn tại là xuất phát từ lợi ích gia đình, lợi ích của vợ chồng hay người thứ ba. Vì vậy lí do chính đáng khác để chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân tồn tại tuỳ từng trường hợp cụ thể.
cách chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Luật HN-GĐ năm 2000 không quy định cụ thể cách chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân mà chỉ quy định “vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung”. Nếu vợ chồng thỏa thuận được việc chia tài sản thì sự thoả thuận đó phải được lập thành văn bản và việc phân chia tài sản được pháp luật công nhận. Vợ chồng có thể thỏa thuận chia toàn bộ tài sản hay chia một phần tài sản. Trong trường hợp vợ chồng “không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết”. Như vậy theo luật HN-GĐ 2000 đã tôn trọng quyền tự thỏa thuận của vợ chồng bằng cách quy định không nhất thiết mọi trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đều do toà án quyết định mà trước hết sẽ do vợ chồng tự thoả thuận chia bằng văn bản.
2.3. Ý nghĩa của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân:
Quy định về chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân là rất cần thiết, đáp ứng nhu cầu của thực tiễn đời sống xã hội và phù hợp với ý chí của người dân
Thứ nhất: Trong cuộc sống gia đình nhiều khi không tránh khỏi bất hoà dẫn đến tình trạng không muốn chung sống với nhau nhưng nhiều lí do khiến họ không muốn li hôn, quy định này là một giải pháp nhằm hạn chế tối ưu những xung đột mâu thuẫn của vợ chồng trước hết trong quan hệ tài sản sau đó là những quan hệ nhân thân khác, đồng thời giữ hoà khí cũng như tạo ra sự ổn định giữa các thành viên trong gia đình.
Thứ hai: Trên cơ sở kế thừa và phát huy những quy định tiến bộ của luật HN-GĐ năm 1986 cũng như xuất phát từ thực tiễn khách quan là thay đổi để phù hợp với Hiến Pháp 1992, Bộ luật dân sự 1995 và luật doanh nghiệp năm 1999 về việc mở rộng quyền tự do kinh doanh của cá nhân, quy định tại điều 29 HN-GĐ năm 2000 còn nhằm đảm bảo quyền tự chủ của vợ chồng khi tham gia vào các quan hệ kinh tế, xã hội nhất định với tư cách là công dân, vợ hay chồng đều có quyền thực hiện các chức năng hợp pháp của mình để tránh hậu quả không tốt xảy ra ảnh hưởng đến kinh tế gia đình, tạo điều kiện cho vợ chồng tự do thực hiện các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình thì pháp luật quy định vợ chồng có quyền yêu cầu toà án cho chia tài sản chung của vợ chồng ngay trong thời kì hôn nhân còn tồn tại.
Thứ ba: Quy định này đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người thứ ba khi tham gia giao dịch có liên quan đến tài sản của vợ chồng. Hiện nay, việc duy trì và phát triển đời sống gia đình thúc đẩy vợ chồng tham gia rộng rãi vào giao dịch dân sự, hoạt động này mang  lại lợi ích hợp pháp của cho vợ chồng cũng như phát sinh nghĩa vụ của vợ, chồng với người thứ bat ham gia giao dịch đẻe bảo vệ quyền l...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status