Quyền hạn hội đồng xét xử phúc thẩm - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae
BLTTHS (sửa đổi) được thông qua ngày 18/11/2003 tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XI là một bước phát triển mới trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật nước ta nói chung và pháp luật TTHS nói riêng. Việc sửa đổi bổ sung BLTTHS lần này được tiến hành tương đối đồng bộ, toàn diện và về cơ bản đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp ở nước ta theo tinh thần Nghị quyết số 08/NQ-TƯ của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng. Tuy nhiên, về cơ bản các quy định về Hội đồng xét xử phúc thẩm trong BLTTHS sửa đổi vẫn như trước đây, do đó chưa khắc phục được những bất cập, tồn tại và vướng mắc trong thực tiễn. Vì vậy, việc nghiên cứu làm sáng tỏ về mặt lý luận và các quy định pháp luật TTHS về Hội đồng xét xử phúc thẩm; chỉ ra những bất cập, vướng mắc trong thực tiễn và nguyên nhân, trên cơ sở đó đưa ra được các căn cứ khoa học nhằm tiếp tục hoàn thiện các quy định về Hội đồng xét xử phúc thẩm vẫn là một yêu cầu cấp thiết của khoa học luật TTHS hiện nay.

B. NỘI DUNG
I. Khái niệm thẩm quyền của hội đồng xét xử phúc thẩm
1. Hội đồng xét xử phúc thẩm
Xét xử phúc thẩm là cấp xét xử thứ hai, trong đó Tòa án cấp trên thực tiếp xét xử lại những vản án hay xét lại các quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị. Và Hội đồng xét xử phúc thẩm là chủ thể có vai trò trực tiếp thực hiện việc xét xử tại Tòa án cấp phúc thẩm.
Hội đồng xét xử là “Hội đồng bao gồm các Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân do Tòa án có thẩm quyền lập ra để nhân danh nhà nước trực tiếp xét xử tại phiên tòa các vụ án và ra các bản án hay quyết định đối với các vụ án”.
Những vấn đề thành phần, chức năng, thẩm quyền của Hội đồng xét xử đều được quy định cụ thể trong pháp luật TTHS. Hội đồng xét xử không phải là Hội đồng có các thành viên cố định, chỉ những thẩm phán và hội thẩm nhân dân được phân công mới tập hợp lại thành Hội đồng xét xử trong mỗi vụ án, các thành viên của Hội đồng xét xử phải xét xử vụ án từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc (trừ những trường hợp phải thay đổi theo quy định tại Điều 46 BLTTHS).
Để đảm bảo công tác xét xử phúc thẩm với tính chất, mục đích đặc biệt của giai đoạn này là quá trình kiểm tra có căn cứ và kiểm tra tính hợp pháp của bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lưc, thành phần Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm cần có trình độ chuyên môn vững chắc hơn so với cấp xét xử thứ nhất thể hiện ở số lượng thẩm phán tham gia xét xử. Theo quy định tại Điều 224 BLTTHS thì thành phần của Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba thẩm phán (chứ không phải là một thẩm phán và hai hội thẩm như Hội đồng xét xử sơ thẩm), chỉ trong trường hợp cần thiết Hội đồng xét xử phúc thẩm có thêm hai hội thẩm để hợp thành một hội đồng có năm thành viên. Nhờ số lượng và chất lượng thành viên có chiều sâu kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm nên nhiệm vụ của cấp xét xử thứ hai được thực hiện với hiệu quả cao.
2. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm
Cần phả xác định Tòa án cấp phúc thẩm vừa là cấp xét xử thứ hai, vừa là một cấp giám đốc việc xét xử của Tòa án cấp sơ thẩm. Tại phiên tòa xét xử phúc thẩm, Hội đồng xét xử phúc thẩm đồng thời thực hiện cả hai chức năng: vừa xét xử lại vụ án về nội dung, vừa xét lại tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án sơ thẩm. Khái niệm: “thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm” gồm các yếu tố đặc trưng cơ bản như sau:
- Chủ thể thực hiện thẩm quyền phúc thẩm: là những người được phân công tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa phúc thẩm TANDTC - đây là những Tòa án có thẩm quyền phúc thẩm những vụ án hình sự theo quy định tại khoản 2 Điều 24 và khoản 2 Điều 28 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002. Với quyền hạn tổ chức công tác xét xử, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chánh án Tòa phúc thẩm TANDTC sẽ quyết định lựa chọn và phân công nhiệm vụ cho ba Thẩm phán trong trường hợp trông thường (và thêm 2 Hội thẩm nhân dân trong trường hợp đặc biệt) tập hợp thành Hội đồng xét xử phúc thẩm để xét xử vụ án hình sự (Điều 38 BLTTHS)


6UN8u98fS7Oo6mB
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status