Chuyên đề Thực tiễn tổ chức việc thi hành án tại thành phố Hải Dương - pdf 13

Download Chuyên đề Thực tiễn tổ chức việc thi hành án tại thành phố Hải Dương miễn phí



Mục lục
Trang
A- Lời nói đầu 1
B – Nội dung 3
Phần I: Quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin 3
1. Khái quát chung về công tác thi hành án tại địa phương 3
2. Các giai đoạn trong tổ chức thi hành án 6
3. Những vướng mắc và sai sót trong công tác thi hành án tại địa phương 7
4. Thực trạng án tồn đọng tại cơ quan thi hành án dân sự Thành phố Hải Dương 10
Phần II: Kết quả xử lý thông tin thu thập được 14
1. Nguyên nhân lượng án thụ lý mỗi năm ngày càng gia tăng 14
2. Nguyên nhân lượng án tồn đọng tăng 15
Phần III: Nhận xét và kiến nghị 18
1. Những nhận xét về công tác thi hành án tại địa phương 18
2. ý kiến và kiến nghị 19
C – Kết luận 21
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38024/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ụ.
Rồi một số ít vụ việc, người phải thi hành tại một thời điểm không có đủ tài sản, tiền để thi hành án, dẫn đến việc thi hành chưa được dứt điểm. Như vụ Nguyễn Ngọc Anh (Phường Phạm Ngũ Lão- TPHD) phải thi hành khoản tiền khá lớn là 131.500.000đ, mỗi tháng Nguyễn Ngọc Anh thi hành 350.000. hay có nhiều bị án đang thụ hình trong trại giam không có điều kiện thi hành án như vụ Phạm Văn Hưng (Khu 8- Phường Bình Hàn, TPHD) phải thi hành khoản án phí là 150.000đ mà hiện Hưng đang ngồi tù nên cũng không thi hành được. Thiết nghĩ, đến khi nào cơ quan thi hành án mới giải quyết xong được những vụ việc như trên?
Việc thi hành án cũng bị trì trệ vì người phải thi hành án thường xuyên lẩn tránh. Có khi các cán bộ thi hành án phát giấy báo nhiều lần mà đương sự không lên gặp. Xuống tận nhà đương sự để đôn đốc thi hành án thì họ trốn. Chấp hành viên phải ra quyết định chuyển giao những án dưới 500.000đ cho phường nhưng cũng khó thi hành được vì nhiều đương sự thường xuyên thay đổi nơi cư trú, hay không có tài sản cố định.
Bên cạnh những vụ việc mà cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thi hành án theo Bản án, Quyết định có hiệu lực của Toà án thì cũng có một số trường hợp cơ quan THA chỉ ra quyết định THA khi có đơn yêu cầu. Do quá trình tác nghiệp thi hành án chưa thực sự có hiệu quả, rất nhiều người dân không hiểu được quyền và lợi ích của họ trong giai đoạn thi hành án. Những người được thi hành án thì cứ nghĩ sau khi Toà án Tuyên họ chỉ việc đến cơ quan THA nhận lại phần tiền, tài sản mình được nhận. Họ không được hướng dẫn cẩn thận về thủ tục. Trong những trường hợp này, họ phải làm đơn gửi kèm cùng bản sao bản án cho THADS thì Trưởng THADS mới ra quyết định thi hành án theo đơn đối với phần tài sản của họ; điều này cũng ít nhiều ảnh hưởng đến tiến trình thi hành án.
Như vậy, nhìn một cách khái quát, công tác thi hành án tương đối phức tạp và khó khăn. Để có thể đưa Bản án, Quyết định của Toà án vào thực tế một cách có hiệu quả đòi hỏi phải có một quá trình tổ chức thi hành án hợp lí, khoa học. Tại THADS Thành Phố Hải Dương việc tổ chức thi hành án như sau:
2. Các giai đoạn trong tổ chức thi hành án:
Giai đoạn 1: Sau khi nhận được Bản án, Quyết định có hiệu lực của Toà án, Trưởng THADS Thành phố Hải Dương sẽ chủ động ra quyết định thi hành án đối với các khoản sau:
- án phí, lệ phí;
- Hình phạt tiền;
- Tài sản tịch thu, truy thu thuế, tài sản thu lợi bất chính;
- Thu hồi lại đất theo quy định của Toà án;
- Xử lí phần vật chứng, tài sản đã thu giữ;
- Quyết định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án.
Còn đối với các khoản còn lại trong Bản án, Quyết định của Toà án cơ quan thi hành án chỉ ra quyết định thi hành khi có đơn yêu cầu của người được thi hành án hay người phải thi hành án.
Giai đoạn 2: Sau khi ra quyết định thi hành án, trưởng THADS sẽ giao cho các chấp hành viên theo khu vực phường của mỗi người phụ trách. Khi nhận được quyết định THA, chấp hành viên có nhiệm vụ nghiên cứu án, ra giấp báo tự nguyện cho đương sự trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án. Nếu quá 30 ngày mà đương sự không lên gặp, các chấp hành viên chủ động tiến hành xác minh, đôn đốc thi hành án.
Trong quá trình xác minh, nếu thấy đương sự có tài sản, có khả năng thi hành án mà không thi hành thì chấp hành viên xin ý kiến của Trưởng THA để ra các biện pháp cưỡng chế như:
- Khấu trừ tài sản, khấu trừ vào tiền, thu hồi giấy tờ có giá;
- Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án;
- Tiến hành kê biên, xử lí tài sản của người phải thi hành án kể cả khi tài sản đó đang do người khác nắm giữ;
- Buộc phải giao nhà, chuyển quyền sử dụng đất hay giao vật hay tài sản.
Nếu trường hợp qua xác minh, thấy đương sự không có đủ điều kiện thi hành án thì:
- Nếu quyết định thi hành án do có đơn yêu cầu thì trưởng THADS có thể ra quyết định trả lại đơn.
-Nếu do cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thì có thể tiếp tục theo dõi thêm.
Giai đoạn 3: Với nhiều trường hợp để tiện việc đôn đốc thi hành án, Trưởng cơ quan THADS sẽ ra quyết định chuyển giao những án dưới 500.000đ xuống phường, xã nơi đương sự đang cư trú để tổ chức thi hành án.
Khi phát hiện người phải thi hành án chuyển nơi cư trú hay đi làm ăn sinh sống tại địa phương khác thì Trưởng THADS sẽ ra quyết định uỷ thác thi hành án.
Giai đoạn 4: Trong quá trình thi hành án, Trưởng THADS sẽ ra quyết định hoãn thi hành án đối với những trường hợp sau đây:
- Người phải thi hành án ốm nặng, hay không rõ địa chỉ;
- Qua xác minh, điều tra cho thấy người phải thi hành án không có đủ điều kiện để thi hành án;
- Có yêu cầu hoãn của Toà án, Viện kiểm sát;
- Có tranh chấp về tài sản kê biên mà đang được Toà án giải quyết.
Tất cả các giai đoạn nói trên đều được các cán bộ thi hành án tại cơ quan THADS Thành phố Hải Dương tiến hành theo đúng trình tự thủ tục ghi nhận trong pháp lệnh. Nhưng, trong qúa trình đưa vào áp dụng trong thực tế vẫn gặp phải những vướng mắc và những sai sót ít nhiều làm ảnh hưởng đến công tác thi hành án.
3. Những vướng mắc và sai sót trong công tác thi hành án tại địa phương.
a. Những vướng mắc:
Trong quá trình tổ chức THA các cán bộ thi hành án cũng đã gặp phải nhiều khó khăn vướng mắc như sau:
- Bản án của Toà án tuyên không có tính khả thi, đương sự không có khả năng thi hành. Điển hình là những trường hợp các bị án vừa bị tuyên phạt tù, vừa phải thi hành một khoản tiền phạt lớn như Quyết định THA số 113 ngày 15/9/2004 của THADS Thành phố Hải Dương. Theo bản án, Nguyễn Quang Trung (Phường Ngọc Châu- TPHD) bị Toà tuyên phạt 15 năm tù và phải chịu mức tiền phạt là 35 triệu đồng. Cho đến năm 2007 này vẫn chưa thi hành xong.
- Người phải thi hành lẩn trốn, chuyển nơi cư trú, đi làm ăn sinh sống ở nơi khác mà không rõ địa chỉ. Như vụ việc của bà Lương Thị Hiền (Phường Thanh Bình- TPHD) theo Quyết định THA số 25 ngày 01/10/2005 của THADS Thành phố Hải Dương. Bà Hiền phải bồi thường cho chị Phan Thu Nga (Phường Bình Hàn- TPHD) và anh Đinh Bá Lợi (Phường Thanh Bình- TPHD) khoản tiền tổng cộng là 75 triệu đồng. Nhưng qua xác minh được biết bà Hiền đã cùng gia đình chuyển vào Nam sinh sống và không rõ địa chỉ.
- Vướng mắc khi người có quyền nuôi con theo bản án, quyết định có hiệu lực của Toà án yêu cầu cơ quan THADS Thành phố Hải Dương buộc người đang trực tiếp nuôi con phải giao con. Những vụ việc thế này tuy không nhiều những cũng gây không ít khó khăn cho cơ quan THADS. Vì đây không đơn thuần là giao vật mà là giao con người. Nó ảnh hưởng nhất định đến tâm lý, tình cảm của trẻ em cung như cha mẹ, người thân của trẻ em đó. Thông thường ở các trường hợp này người phải thi hành án có nhiều hành động chống đối việc cưỡng chế thi hành án. Như vụ li hôn của anh Ngô Văn Huy và chị Đào Thị Thơm (Phường Quang Trung- TPHD). Toà án tuyên chị Thơm được quyền nuôi con. Con anh ...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status