Giải quyết một tình huống cụ thể về tranh chấp đất đai - pdf 13

Download Tiểu luận Giải quyết một tình huống cụ thể về tranh chấp đất đai miễn phí



Nếu anh X thực hiện việc chấm dứt hợp đồng với ông Y thì hợp đồng ký kết đặt cọc giữa anh X và anh C sẽ trở thành hợp pháp và có hiệu lực pháp lý, khi đó anh X sẽ hợp pháp thực hiện các giao dịch với anh C. Để chấm dứt được hợp đồng thì anh X sẽ phải là bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất cho ông Y. Theo Điều 426 Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự thì:
“1. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu các bên có thỏa thuận hay pháp luật có quy định.
2. Bên đơn phương chấm dứt hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
3. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán.
4. Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị đơn phương chấm dứt phải bồi thường thiệt hại.”
Trong vụ việc này thì anh X là người có lỗi, như vậy để chấm dứt hợp đồng với ông Y thì anh X phải hoàn trả lại số tiền 1.5 tỉ đồng mà ông Y đã đưa trước đó và phải bồi thường cho ông Y theo thỏa thuận của hai bên.


Đất là tài nguyên vô giá của Quốc Gia, không nhưng thế đất còn ý nghĩa rất quan trọng đối với con người, giá đất ngày một đắt đỏ nhất là những khu đất đẹp. Thị trường bất động sản ngày một nóng hơn, tranh chấp đất đai cũng vì thế mà diễn ra ngày một nhiều và gay gắt hơn. Muôn hình muôn vẻ các loại tranh chấp từ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đến mua bán hay đơn giản chỉ là tranh chấp về “biên giới” của mảnh đất. Vậy nên rất cần có sự can thiệp của pháp luật để thị trường bất động sản “nóng bỏng” nhưng không làm tổn hại bất kể ai tham gia vào đó.
Sau đây là một ví dụ cụ thể về tranh chấp đất đai, phân tích và nghiên cứu tình huống sau đây chúng ta sẽ thấy rõ hơn vai trò của pháp luật trong việc quy định và giải quyết các tranh chấp về đất đai trên thực tế.
Tình huống: Anh X đứng tên chủ sử dụng hợp pháp đối với mảnh đất có diện tích 2500m2 ở thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh). Năm 2010 anh X chuyển nhượng khu đất này cho ông Y với giá 3 tỷ đồng. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất đã được 2 bên ký kết và được Phòng công chứng số 1 thành phố Hạ Long chứng thực. Tuy nhiên, trên thực tế ông Y mới chỉ giao cho anh X 1.5 tỷ đồng và nói với anh X là mình chưa chắc chắn mua khu đất này. Vì vậy, anh X đã tìm anh C để thảo luận việc bán khu đất này. Hai bên đã ký giấy tờ đặt cọc; theo đó, anh C chuyển giao 200 triệu cho anh X. Tháng 1/2011, ông Y tìm gặp anh X để bàn về việc tiếp tục thực hiện việc nhận chuyển nhượng khu đất này với điều kiện anh X phải làm xong thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì ông Y mới giao nốt số tiền còn lại. Khi đến UBND thành phố Hạ Long làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, anh X bị từ chối với lý do anh C làm đơn đề nghị UBND thành phố Hạ Long không cấp giấy chứng nhận vì anh C đã đặt cọc tiền mua khu đất này.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Anh (Chị), hãy bình luận về việc làm của anh X?
Qua vụ việc ta có thể khẳng định ngay việc làm của anh X là hành vi trái pháp luật điều đó thể hiện ở chỗ:
Trong giao dịch giữa anh X và ông Y, anh X chuyển nhượng khu đất có diện tích 2500m2 ở thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) cho ông Y với giá 3 tỷ đồng. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất đã được 2 bên ký kết và được Phòng công chứng số 1 thành phố Hạ Long chứng thực. Theo quy định tại Điều 450 BLDS năm 2005 về hình thức hợp đồng mua bán nhà ở: “Hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản, có công chứng hay chứng thực, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” thì có thể thấy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa anh X và ông Y là hoàn toàn đúng pháp luật. Như vậy hợp đồng đó đã có giá trị pháp lý (có hiệu lực pháp luật), khu đất có diện tích 2500m2 đã được chuyển nhượng quyền sử dụng cho ông Y.
Mặc dù trên thực tế, ông Y đã giao 1.5 tỷ đồng cho anh X và có nói với anh X là mình chưa chắc chắn mua khu đất này. Nhưng điều này không được quy định trong hợp đồng giữa X và ông Y. Nên anh X vẫn phải có nghĩa vụ chuyển quyền sử dụng khu đất này cho ông Y theo đúng quy định của bản hợp đồng.
Trong hình thức giao dịch giữa anh X và anh C, anh X tìm anh C để thảo luận việc bán khu đất này sau trong khi đã ký hợp đồng đã có hiệu lực pháp luật với ông Y, đây là việc làm trái pháp luật. Hai bên đã ký giấy tờ đặt cọc; theo đó, anh C chuyển giao 200 triệu cho anh X. Việc làm này của anh X là sai bởi hợp đồng giữa anh X và C được ký kết trong thời gian hợp đồng giữa anh X và ông Y vẫn đang phát sinh hiệu lực.
Tranh chấp trong vụ việc này diễn ra gần như hoàn toàn do lỗi của anh X, do không hiểu, không nắm vững pháp luật, tham tiền đã thực hiện chuyển quyền sử dụng một mảnh đất cho hai người. Xong cũng một phần cũng do lỗi của ông Y vì không dứt khoát khi mua, còn anh C thì không tìm hiểu kỹ về mảnh đất mình sẽ mua.
2. Vụ việc này cần được phải giải quyết như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết? Vì sao?
a/ Cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên:
Ta xác định được hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của ông Y và anh X cũng như giao kết giữa anh X và C đều là hợp đồng dân sự. Vì vậy, theo quy định của pháp luật, cụ thể theo quy đinh tại khoản 3 Điều 25 Bộ luật tố tụng dân sự sửa dổi bổ sung năm 2011 thì những tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án có tranh chấp về hợp đồng dân sự. Theo đó, trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp trong vụ việc nêu trên là Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
b/ Vụ việc tranh chấp trên sẽ được giải quyết như sau:
Mâu thuẫn phát sinh trong tình huống của đề bài đưa ra bắt đầu từ việc là vào tháng 1/2011, ông Y tìm gặp anh X để bàn về việc tiếp tục thực hiện việc nhận chuyển nhượng khu đất này với điều kiện anh X phải làm xong thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì ông Y mới giao nốt số tiền còn lại. Nhưng khi đến UBND thành phố Hạ Long làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, anh X bị từ chối với lý do anh C làm đơn đề nghị UBND thành phố Hạ Long không cấp giấy chứng nhận vì anh C đã đặt cọc tiền mua khu đất này, từ đó phát sinh mâu thuẫn. Vậy để anh X được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng khu đất này thì anh X phải giải quyết các tranh chấp phát sinh khi thực hiện việc chuyển nhượng khu đât này . Có hai hướng giải quyết vấn đề này, một là anh X chấm dứt hợp đồng với ông Y và chuyển nhượng khu đất này cho anh C theo đúng thỏa thuận trong giấy đặt cọc, hai là anh X hủy việc đặt cọc với anh C và tiếp tục thực hiện việc chuyển nhượng khu đất này cho ông Y.
Nếu anh X chấm dứt hợp đồng với ông Y:
Nếu anh X thực hiện việc chấm dứt hợp đồng với ông Y thì hợp đồng ký kết đặt cọc giữa anh X và anh C sẽ trở thành hợp pháp và có hiệu lực pháp lý, khi đó anh X sẽ hợp pháp thực hiện các giao dịch với anh C. Để chấm dứt được hợp đồng thì anh X sẽ phải là bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất cho ông Y. Theo Điều 426 Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự thì:
“1. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu các bên có thỏa thuận hay pháp luật có quy định.
2. Bên đơn phương chấm dứt hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
3. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán.
4. Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị đơn phương chấm dứt phải bồi thường thiệt hại.”
Trong vụ việc này thì anh X là người có lỗi, như vậy để chấm dứt hợp đồng với ông Y thì anh X phải hoàn trả lại số tiền 1.5 tỉ đồng mà ông Y đã đưa trước đó và phải b...



z448KAY4M3W7qT4
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status