Khóa luận Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trên cơ sở số liệu tại địa bàn tỉnh Nghệ An - pdf 13

Download Khóa luận Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trên cơ sở số liệu tại địa bàn tỉnh Nghệ An miễn phí



Trong một vụ đồng phạm những người tham gia tuy phạm cùng một tội nhưng tính chất và mức độ tham gia của mỗi người là khác nhau. Cho nên khi xác định TNHS của những người đồng phạm, xem xét mức độ và tính chất tham gia của mỗi người. Tính chất tham gia của những người đồng phạm thể hiện vai trò của họ trong đồng phạm và việc thực hiện tội phạm. Mức độ tham gia càng nhiều thì hậu quả nguy hại cho xã hội càng cao. Do đó, TNHS phải tương xứng với mức độ tham gia của mỗi người đồng phạm


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38482/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

tội vì hoàn cảnh khó khăn mà không phải do mình tự gây ra.
Hành vi của người tổ chức, xúi giục hay giúp sức dù chưa đưa đến việc thực hiện tội phạm nhưng vẫn phải chịu TNHS. Sự tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của người đồng phạm này không loại trừ TNHS của những người đồng phạm khác. Trở lại ví dụ trên ta thấy: Hải và Dũng đã tham gia thực hiện hành vi đâm anh Chỉnh nhưng không thành. Khi bọn chúng thực hiện lại lần thứ hai, Hải và Dũng đã chủ động không tham gia nữa. Hải và Dũng được miễn TNHS về tội định phạm, còn Công, Hợp, Xuân vẫn phải chịu TNHS về hành vi của mình.
2.1.3 Nguyên tắc cá thể hoá TNHS của những người đồng phạm.
Trong một vụ đồng phạm những người tham gia tuy phạm cùng một tội nhưng tính chất và mức độ tham gia của mỗi người là khác nhau. Cho nên khi xác định TNHS của những người đồng phạm, xem xét mức độ và tính chất tham gia của mỗi người. Tính chất tham gia của những người đồng phạm thể hiện vai trò của họ trong đồng phạm và việc thực hiện tội phạm. Mức độ tham gia càng nhiều thì hậu quả nguy hại cho xã hội càng cao. Do đó, TNHS phải tương xứng với mức độ tham gia của mỗi người đồng phạm.
Ví dụ: Nội dung vụ án theo bản cáo trạng của Viện Kiểm Sát nhân dân tỉnh Nghệ An: Khoảng 16 giờ ngày 04/5/2008 có hai thanh niên không rõ tên, địa chỉ, đi xe mô tô đến nhà Hà Văn Đại hỏi mua hêrôin, sau khi biết cần mua khoảng 01 cây hêrôin (01 chỉ herôin tương đương với 3,5 gam, 01 cây hêrôin tương đương với 35 gam) , Đại nói “để tìm hàng đã” và hẹn hai người đó khoảng 18 giờ quay lại. Sau đó Đại đến nhà Hà Văn Tuân, nói với Tuân là có khách cần mua 01 cây hêrôin, giá từ 16 đến 17 triệu đồng nhưng Đại mới chỉ có 02 chỉ. Tuân bảo Đại cứ về lúc nào lấy được hàng Tuân sẽ mang đến. Đại về thì Tuân gọi điên thoại cho Quang Văn Sơn lên nhà để gặp Tuân. Đến khoảng 18 giờ cùng ngày thì Sơn đến gặp Tuân, Tuân hỏi có hôrôin bán không, Sơn bảo hiện có 08 chỉ. Tuân bảo Sơn quay về nhà lấy để kịp giao cho khách. Sau đó cả hai đi xe máy về nhà Sơn lấy gói hêrôin rồi cùng nhau đến nhà Hà Văn Đại. Sơn đợi ở cổng nhà Đại, Tuân đưa gói hêrôin vào nhà Đại thấy hai người khách đang chờ, Tuân giao gói hêrôin cho Đại và nói: “gói này đúng 8 chỉ”, Đại mở gói hêrôin của Tuân để chung vào gói của mình rồi gọi khách vào buồng cân thử thấy đúng một cây. Sau đó Đại gói lại bỏ vào túi ni lông có gạo để dấu. Người mua yêu cầu Đại đưa hêrôin ra khu vực Đập tràn xã Mường nọc, Đại đồng ý nên Đại đi cùng hai người khách, còn Tuân ở nhà Đại để lấy tiền. Khi Đại và người mua trao đổi với nhau thì bị tổ công tác Phòng cảnh sát Điều tra tội phạm ma tuý công an tỉnh Nghệ An và Hải quan Nghệ An bắt quả tang.
Toà án nhân dân tỉnh Nghệ An nhận định: “Các bị cáo Hà Văn Đại, Hà Văn Tuân đã bán hêrôin cho hai người thanh niên không quen biết vào khoảng 19giờ 30 phút ngày 04/05/2008, việc giao dịch với người khách ở Đập Tràn, Xã Mường Nọc do Hà Văn Đại trực tiếp thực hiện. Trọng lượng hêrôin của Tuân và Sơn là 28,648 gam, của Đại là 7,162 gam. Tổng trọng lượng là 35,810 gam. Hành vi của Hà Văn Đại, Hà Văn Tuân, Quang Văn Sơn đã cấu thành tội “Mua bán trái phép chất ma tuý”. Bị cáo Đại vi phạm điểm b (phạm tội nhiều lần) khoản 3 Điều 194, bị cáo Tuân, Sơn vi phạm điểm h (có trọng lượng lớn từ 5 gam đến 30 gam ) khoản 2 Điều 194 BLHS 1999.
Xét vị trí vai trò của từng bị cáo, mức độ đóng góp hành vi của mỗi người vào vụ đồng phạm thấy Hà Văn Đại là người đứng đầu trong vụ án vì vừa là người khởi xướng thu gom hêrôin và là người tích cực thực hiện tội phạm. Tuân là người không có hêrôin nhưng khi Đại đặt vấn đề là tích cực tìm hàng, Sơn là người có hàng (với khối lượng lớn) cung cấp để cùng Tuân đem bán cho người mua hàng.
Toà án nhân dân tỉnh Nghệ An đã quyết định: Tuyên bố các bị cáo Hà Văn Đại, Hà Văn Tuân, Quang Văn Sơn phạm tội: “Mua bán trái phép chất ma tuý”
Áp dụng điểm b khoản 3 Điều 194, Điểm p khoản 1 Điều 46, điểm g khoản 1 Điều 48 BLHS, xử phạt: Bị cáo Hà Văn Đại 16 (mười sáu) năm tù.
Áp dụng điểm h khoản 2 Điều 194, điểm p, q khoản 1 Điều 46 BLHS, xử phạt: Bị cáo Hà Văn Tuân 9 (chín) năm tù.
Áp dụng điểm h khoản 2 Điều 194, điểm p điều 46 BLHS, xử phạt bị cáo Quang Văn Sơn mười một năm tù.
Nguyên tắc này còn thể hiện ở khoản 2 Điều 3 BLHS 1999:“Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội, người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng…”.
Nó được thể hiện đặc biệt rõ nét trong đường lối xét xử vụ đồng phạm các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia. Bởi vì trong các vụ án này bên cạnh những tên cầm đầu, chủ mưu, những tên hoạt động đắc lực, có ý thức phạm tội sâu sắc còn một số khá đông đã phạm tội do bị lừa phỉnh, bị ép buộc. Chính sách nghiêm trị, kết hợp với khoan hồng cũng được thể hiện rõ nét trong vụ đồng phạm các tội khác, nếu trong vụ đồng phạm có sự phân hoá rõ rệt hai loại người: Một bên là những tên cầm đầu thuộc phần tử xấu và một bên là những tên nhất thời phạm pháp.
Như vậy nguyên tắc xác định TNHS thể hiện rõ đường lối xử lý của Đảng và Nhà nước ta đối với tội phạm nói chung và từng người đồng phạm nói riêng. Đây sẽ là cơ sở đảm bảo tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật, giúp cơ quan Tòa án đưa ra quyết định xử phạt phù hợp với hành vi phạm tội đã được thực hiện trên thực tế.
2.2 Một số vấn đề khác liên quan đến TNHS của những người đồng phạm.
2.2.1 Vấn đề chủ thể đặc biệt trong đồng phạm .
CTTP của tất cả các tội phạm đều đòi hỏi chủ thể phải có hai dấu hiệu là có NLTNHS và độ tuổi chịu TNHS. Có một số trường hợp CTTP đòi hỏi chủ thể phải có thêm dấu hiệu đặc biệt khác, vì chỉ có dấu hiệu này mới có thể thực hiện được hành vi phạm tội mà CTTP đó phản ánh. Chủ thể đòi hỏi phải có thêm dấu hiệu đặc biệt như vậy được gọi là chủ thể đặc biệt.
Các đặc điểm (dấu hiệu) của chủ thể đặc biệt có liên quan đến độ tuổi, giới tính, quan hệ gia đình hay nhân khẩu học. Ví dụ: Giao cấu với trẻ em (Điều 115 BLHS 1999); Tội loạn luân (Điều 158 BLHS 1999); các đặc điểm (dấu hiệu) có liên quan đến nghề nghiệp, vị trí công tác của một người. Ví dụ: Tội làm nhục, hành hung đồng đội (Điều 321 BLHS 1999); các đặc điểm (dấu hiệu) có liên quan đến nghĩa vụ, trách nhiệm mà Nhà nước xác định với một số người nhất định.Ví dụ: Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự (Điều 259 BLHS 1999); Tội không chấp hành bản án (Điều 223 BLHS 1999); các đặc điểm có liên quan đến chức vụ, quyền hạn. Ví dụ: Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 280 BLHS 1999)
Đối với chủ thể đặc biệt trong đồng phạm, theo Giáo trình Luật hình sự của Trường Đại Học Luật Hà Nội...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status