Hiệu lực của hợp đồng theo qui định của pháp luật Việt Nam - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀLÝ LUẬN VỀHIỆU LỰC HỢP ĐỒNG. 8
1.1. Khái niệm, bản chất của hợp đồng . 8
1.2. Khái niệm hiệu lực hợp đồng, hiệu lực tương đối của hợp đồng . 16
1.3. Cơchếpháp lý điều chỉnh hiệu lực hợp đồng . 29
Chương 2. ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG. 39
2.1. Các điều kiện bắt buộc đểhợp đồng có hiệu lực . 39
2.2. Hình thức hợp đồng – điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong trường hợp pháp luật
có qui định . 49
2.3. Một sốbất cập trong các qui định pháp luật hiện hành vềhình thức hợp đồng và định
hướng hoàn thiện . 66
Chương 3. THỜI ĐIỂM CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG. 85
3.1. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng: khái niệm và qui định chung . 85
3.2. Một sốbất cập trong pháp luật và thực tiễn áp dụng các qui định vềthời điểm có hiệu
lực của hợp đồng . 95
3.3. Kiến nghịhoàn thiện các qui định pháp luật vềthời điểm có hiệu lực của hợp đồng. 116
Chương 4. HIỆU LỰC RÀNG BUỘC CỦA HỢP ĐỒNG. 125
4.1. Hiệu lực ràng buộc của hợp đồng: khái niệm và các qui định . 125
4.2. Một sốbất cập trong pháp luật và thực tiễn áp dụng các qui định vềhiệu lực ràng
buộc của hợp đồng. 134
4.3. Kiến nghịhoàn thiện pháp luật vềhiệu lực ràng buộc của hợp đồng . 142
Chương 5. HIỆU LỰC HỢP ĐỒNG KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI. 154
5.1. Điều khoản sửa đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi: khái niệm và nội dung cơbản . 155
5.2. Điều khoản sửa đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi (hardship clause) trong pháp
luật các nước và trong tập quán thương mại quốc tế. 161
5.3. Thực trạng pháp luật và thực tiễn pháp lý Việt Nam về điều khoản sửa đổi hợp đồng
khi hoàn cảnh thay đổi. 171
5.4. Kiến nghịxây dựng và hoàn thiện các qui định của pháp luật hiện hành vềsửa đổi
hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi. 186
KẾT LUẬN. 198
NHỮNG CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤLỤC
thức vẫn còn nhiều ý kiến tranh luận và chưa thống nhất. Bởi vậy, nội dung chương
hai chỉ trình bày nội dung của các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng ở mức độ căn
bản, và dành trọng tâm nghiên cứu đối với vấn đề hình thức hợp đồng.
Kết quả nghiên cứu các qui định về hình thức hợp đồng cho thấy thực trạng
pháp luật và thực tiễn xét xử liên quan tới vấn đề hợp đồng bị vi phạm hình thức và
hậu quả pháp lý khi hợp đồng bị vi phạm về hình thức vẫn còn nhiều điểm bất cập,
chưa nhất quán. Trên cơ sở đó, đưa ra một số kiến nghị cụ thể, như kiến nghị sửa đổi,
bổ sung khoản 1 Điều 134 BLDS 2005; bổ sung khoản 2, 3 Điều 134 (mới); sửa đổi,
bổ sung khoản 1 Điều 401; sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 401; bãi bỏ đoạn 2, khoản
2, Điều 401;bổ sung khoản 3 Điều 401. Các nội dung cụ thể: xem Phụ lục số 12.
5. Nội dung chương 3 nghiên cứu về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Pháp luật
Việt Nam hiện hành xem thời điểm giao kết và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là
hai loại thời điểm khác nhau, có ý nghĩa pháp lý khác nhau. Thời điểm có hiệu lực của
hợp đồng là thời điểm giao kết hợp đồng trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác
hay pháp luật có qui định khác. Thực trạng pháp luật về thời điểm có hiệu lực của
hợp đồng cũng bộc lộ nhiếu bất cập, như nội dung Điều 404 là chưa lô gích và chưa
chặt chẽ, khoản 2 Điều 404 chưa dự liệu trường hợp sự im lặng là đồng ý giao kết hợp
đồng khi pháp luật có qui định; Điều 405 có tiêu đề chưa phù hợp, nội dung của Điều
405 chưa đầy đủ và còn gây nhiều tranh cãi. Từ đó, kiến nghị: sửa đổi cơ bản và bổ
sung một số qui định mới vào Điều 404 về thời điểm giao kết hợp đồng; bổ sung qui
định về việc thỏa thuận thời điểm có hiệu lực hợp đồng và thiết kế thành khoản 2
(mới) của Điều 405 BLDS 2005. Cụ thể: Xem Phụ lục 13.
6. Chương 4 nghiên cứu cơ bản về hiệu lực ràng buộc của hợp đồng. Đây là nội dung
phức tạp, có liên quan tới nhiều qui định khác của pháp luật về nghĩa vụ dân sự, về
thực hiện hợp đồng và trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng hợp đồng. Nghiên
cứu lý luận và thực tiễn cho thấy có một số bất cập cần được sửa đổi, bổ sung. Cụ
thể: bổ sung Điều luật (Điều 405a) qui định trực tiếp về hiệu lực ràng buộc của hợp
đồng; sửa đổi, bổ sung qui định tại khoản 1 Điều 303 BLDS 2005 về trách nhiệm đối
với có nghĩa vụ giao vật đặc định bị hư hỏng; Sửa đổi, bổ sung qui định tại khoản 1
Điều 303 BLDS 2005 về trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ giao vật cùng loại.
Các nội dung cụ thể: Xem Phụ lục 14. 7. Tuy thừa nhận nguyên tắc công bằng và nguyên tắc trung thực, thiện chí và hợp tác,
nhưng pháp luật Việt Nam hiện hành vẫn chưa dự liệu khả năng hạn chế sự cực đoan
của nguyên tắc ‘hiệu lực bất biến’ của hợp đồng, nên điều khoản ‘hardship’ chưa được
biết đến một cách rộng rãi trong thực tiễn pháp lý ở Việt Nam hiện nay, mặc dù điều
khoản này đã được chấp nhận trong luật thực định và thực tiễn tư pháp ở nhiều quốc
gia trên thế giới, và đã được đưa vào các bộ nguyên tắc quốc tế về hợp đồng (như
PICC, PECL). Chương 5 tập trung nghiên cứu về điều khoản sửa đổi hợp đồng khi
hoàn cảnh thay đổi (hardship clause), thông qua việc khảo sát thực tiễn pháp lý về vấn
đề này ở một số nước trên thế giới để tìm hiểu về những kinh nghiệm thích hợp phục
vụ cho việc xây dựng, bổ sung các qui định tương ứng vào BLDS 2005. Trên cơ sở đó
đề xuất một số kiến nghị cụ thể: Việt hóa khái niệm hardship để đưa vào qui định
trong luật Việt Nam, với tên gọi là điều khoản “sửa đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thay
đổi” và thiết kế thành Điều 423a BLDS 2005; đồng thời bổ sung các căn cứ, các tiêu
chí cụ thể để cho phép các bên được yêu cầu tòa án, trọng tài can thiệp buộc các bên
phải thương lượng lại hợp đồng trong một thời hạn và theo thủ tục xác định; nếu các
bên không chịu thương lượng lại, hay thương lượng không thành công, hay nếu hợp
đồng không thể thương lượng lại được, thì tùy trường hợp mà tòa có thể can thiệp để
sửa hợp đồng hay tuyên bố chấm dứt hợp đồng. Nội dung cụ thể: Xem Phụ lục số 15.
8. Trong bối cảnh ngày càng gia tăng xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa của các nền
kinh tế, sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế thương mại giữa các quốc gia
đã tác động và làm thay đổi sâu rộng trong nhận thức đối với các học thuyết pháp lý về
hiệu lực hợp đồng, sự khẳng định ngày càng rõ rệt của xu hướng nhất thể hóa, hài hòa
hóa giữa các hệ thống pháp luật, đặc biệt là trong lĩnh vực pháp luật hợp đồng, thì việc
cần sớm tìm một cơ chế pháp lý điều chỉnh hiệu lực hợp đồng linh hoạt, phù hợp với
hoàn cảnh của Việt Nam và đáp ứng các yêu cầu của tình hình mới, là một yêu cầu cấp
bách của khoa học pháp lý, và cơ chế hardship là một sự bổ sung hợp lý và quan trọng
cho cơ chế pháp lý điều chỉnh hiệu lực hợp đồng.
9. Như đã khẳng định, hiệu lực của hợp đồng là một đề tài có nội dung phức tạp và
phạm vi nghiên cứu rất rộng liên quan tới nhiều nội dung phức tạp khác, nên trong quá
trình nghiên cứu, tác giả chưa có điều kiện để giải quyết hết được, tác giả coi đó như
hướng nghiên cứu tiếp khi có điều kiện, như vấn đề hiệu lực tương đối của hợp đồng,
hiệu lực của hợp đồng đối với người thứ ba, giải thích hợp đồng…



Jw0Z68dVm07W842
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status